Van tiết lưu lỏng môi chất lạnh trong hệ thống lạnh ô tô


A. Van tiết lưu có bầu cảm biến nhiệt

Cấu tạo:

Trong hệ thống lạnh ô tô, van tiết lưu được bố trí tại cửa vào của dàn bay hơi, nó phân chia hệ thống thành hai phía thấp áp và cao áp.
Van tiết lưu có công dụng định lượng môi chất lạnh nạp vào dàn bay hơi đúng theo yêu cầu làm lạnh. Môi chất lạnh thoát ra khỏi van tiết lưu là thể lỏng 100% để nạp vào dàn bay hơi và sau đó biến thành 100% thể hơi khi đến cửa ra của dàn bay hơi. Tại điểm mà môi chất lạnh bay hơi hoàn toàn được gọi là hơi môi chất bão hoà. Hơi môi chất bão hoà tiếp tục nhận nhiệt bên trong dàn bay hơi và trong ống hút cho đến khi quay về máy nén. Sau khi đã nhận nhiệt được gọi là môi chất lạnh quá nhiệt.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Hình 1:  Cấu tạo van tiết lưu có bầu cảm biến nhiệt

   
1. Bầu cảm biến nhiệt độ,               7. Thân van.
2. Ống mao dẫn 8. Môi chất lạnh ở thể lỏng từ bầu lọc đi vào.
3. Màng tác động.                           9. Cửa ra của môi chất lạnh thể lỏng phun vào              
4. Lò xo.                                          giàn  lạnh.
5. Chốt van                                    10. Đĩa chặn lò xo.  
6. Lỗ tiết lưu thay đổi                                                                      
                 
Hình 1 giới thiệu kết cấu của một van tiết lưu có bầu cảm biến nhiệt (1) và ống mao dẫn (2).

Nguyên lý hoạt động:

Áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động vào màng (3) thắng lực căng của lò xo (4) mở lớn lỗ định lượng (6) cho nhiều môi chất lạnh thể lỏng nạp vào dàn bay hơi. Kích thước của lỗ định lượng thay đổi tuỳ theo áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động lên màng (3).
Khi van (5) mở lớn tối đa đường kính lỗ định lượng khoảng 0,2 mm. Do lỗ thoát của van giãn nở bé lên chỉ có một lượng rất ít môi chất lạnh thể lỏng phun vào dàn bay hơi, tạo giảm áp giúp cho môi chất lạnh thể lỏng sôi và bay hơi. Trong quá trình bay hơi môi chất lạnh hấp thu một lượng lớn nhiệt của khối không khí xuyên qua giàn lạnh và làm cho dàn bay hơi cũng như không khí trong cabin ôtô trở lên lạnh hơn.


Chức năng của van tiết lưu:

- Định lượng môi chất lạnh phun vào dàn bay hơi, từ đó làm hạ áp suất của môi chất tạo điều kiện sôi và bay hơi.
- Cung cấp cho dàn bay hơi lượng môi chất cần thiết, chính xác thích ứng với mọi chế độ hoạt động của môi chất lạnh.
- Ngăn ngừa môi chất lạnh tràn ngập trong bộ bốc hơi, gây ra hiện tượng hóa hơi không hoàn toàn.

B. Van tiết lưu có ống cân bằng bên ngoài

Cấu tạo:

Hình 2 giới thiệu kết cấu và nguyên lý hoạt động của kiểu van tiết lưu có ống cân bằng bố trí ngoài van. Màng tác động (4) tác động lên cây đẩy (5) để mở van (2). Mặt trên của màng được đặt dưới áp suất của bầu cảm biến nhiệt độ (7) qua ống mao dẫn (8). Mặt dưới của màng chịu lực hút của máy nén thông qua ống cân bằng (3).  Cửa vào của van có lưới lọc tinh (6). Lò xo (1) đẩy van (2). Cửa ra chính đưa môi chất lạnh nạp vào dàn bay hơi.
Bên trong bầu cảm biến nhiệt chứa môi chất dễ bay hơi (môi chất lạnh). Trong quá trình lắp ráp bầu cảm biến nhiệt phải được lắp chặt vào ống của giàn lạnh nhằm giúp cho van giãn nở hoạt động chính xác.

Nguyên lý tiết lưu môi chất lạnh phun vào dàn bay hơi:

- Lò xo (1) đội van lên đóng đường dẫn môi chất lạnh.
- Áp suất hút trong đường ống hút (khoảng giữa từ đầu ra của dàn bay hơi và đầu vào của máy nén) tác động qua ống cân bằng áp suất (3) có khuynh hướng mở van.
 
"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Hình 2  Cấu tạo của van tiết lưu có ống cân bằng bên ngoài.
     
1. Lò xo van,                                                                                            
2. Van,                                                                  
3. Ống cân bằng,                                                  
4. Màng tác động,
5. Cần đẩy,
6. Lỗ vào và lưới lọc,
7. Bầu cảm biến nhiệt độ,                    
8. Ống mao dẫn,      
9. Lỗ ra.

Áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động mở van.
Ở chế độ ngừng hoạt động áp suất mặt dưới màng (4) mạnh hơn mặt trên của màng, lò xo (1) đội van đóng.
Khi máy nén bắt đầu bơm, áp suất bên dưới màng giảm nhanh, đồng thời áp suất bên trong bầu cảm biến lớn, màng lõm xuống ấn cần đẩy (5), môi chất lạnh thể lỏng phun vào dàn bay hơi. Tại đây môi chất lạnh bắt đầu sôi và bay hơi hoàn toàn trước khi rời khỏi dàn lạnh để trở về máy nén.
Vào giai đoạn này môi chất lạnh lưu thông theo mạch: Từ bình lọc (hút) ẩm  --> lưới lọc (6) --> van (2) --> lỗ thoát (9) --> cửa vào phía dưới dàn bay hơi. Trong quá trình sôi và bay hơi môi chất lạnh hấp thu nhiệt trong ca bin để làm mát khối không khí trong ôtô. Đến khi độ lạnh đã đạt yêu cầu áp suất bên trong bầu cảm biến giảm, màng (4) võng lên không tỳ vào chốt đẩy (5), lò xo (1) đội van (2) đóng bớt lỗ nạp để hạn chế lưu lượng môi chất phun vào bộ bốc hơi. Động tác này của van giúp kiểm soát được lượng môi chất lạnh phun vào dàn bay hơi thích ứng với mọi chế độ hoạt động của hệ thống lạnh ô tô.


A. Van tiết lưu có bầu cảm biến nhiệt

Cấu tạo:

Trong hệ thống lạnh ô tô, van tiết lưu được bố trí tại cửa vào của dàn bay hơi, nó phân chia hệ thống thành hai phía thấp áp và cao áp.
Van tiết lưu có công dụng định lượng môi chất lạnh nạp vào dàn bay hơi đúng theo yêu cầu làm lạnh. Môi chất lạnh thoát ra khỏi van tiết lưu là thể lỏng 100% để nạp vào dàn bay hơi và sau đó biến thành 100% thể hơi khi đến cửa ra của dàn bay hơi. Tại điểm mà môi chất lạnh bay hơi hoàn toàn được gọi là hơi môi chất bão hoà. Hơi môi chất bão hoà tiếp tục nhận nhiệt bên trong dàn bay hơi và trong ống hút cho đến khi quay về máy nén. Sau khi đã nhận nhiệt được gọi là môi chất lạnh quá nhiệt.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Hình 1:  Cấu tạo van tiết lưu có bầu cảm biến nhiệt

   
1. Bầu cảm biến nhiệt độ,               7. Thân van.
2. Ống mao dẫn 8. Môi chất lạnh ở thể lỏng từ bầu lọc đi vào.
3. Màng tác động.                           9. Cửa ra của môi chất lạnh thể lỏng phun vào              
4. Lò xo.                                          giàn  lạnh.
5. Chốt van                                    10. Đĩa chặn lò xo.  
6. Lỗ tiết lưu thay đổi                                                                      
                 
Hình 1 giới thiệu kết cấu của một van tiết lưu có bầu cảm biến nhiệt (1) và ống mao dẫn (2).

Nguyên lý hoạt động:

Áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động vào màng (3) thắng lực căng của lò xo (4) mở lớn lỗ định lượng (6) cho nhiều môi chất lạnh thể lỏng nạp vào dàn bay hơi. Kích thước của lỗ định lượng thay đổi tuỳ theo áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động lên màng (3).
Khi van (5) mở lớn tối đa đường kính lỗ định lượng khoảng 0,2 mm. Do lỗ thoát của van giãn nở bé lên chỉ có một lượng rất ít môi chất lạnh thể lỏng phun vào dàn bay hơi, tạo giảm áp giúp cho môi chất lạnh thể lỏng sôi và bay hơi. Trong quá trình bay hơi môi chất lạnh hấp thu một lượng lớn nhiệt của khối không khí xuyên qua giàn lạnh và làm cho dàn bay hơi cũng như không khí trong cabin ôtô trở lên lạnh hơn.


Chức năng của van tiết lưu:

- Định lượng môi chất lạnh phun vào dàn bay hơi, từ đó làm hạ áp suất của môi chất tạo điều kiện sôi và bay hơi.
- Cung cấp cho dàn bay hơi lượng môi chất cần thiết, chính xác thích ứng với mọi chế độ hoạt động của môi chất lạnh.
- Ngăn ngừa môi chất lạnh tràn ngập trong bộ bốc hơi, gây ra hiện tượng hóa hơi không hoàn toàn.

B. Van tiết lưu có ống cân bằng bên ngoài

Cấu tạo:

Hình 2 giới thiệu kết cấu và nguyên lý hoạt động của kiểu van tiết lưu có ống cân bằng bố trí ngoài van. Màng tác động (4) tác động lên cây đẩy (5) để mở van (2). Mặt trên của màng được đặt dưới áp suất của bầu cảm biến nhiệt độ (7) qua ống mao dẫn (8). Mặt dưới của màng chịu lực hút của máy nén thông qua ống cân bằng (3).  Cửa vào của van có lưới lọc tinh (6). Lò xo (1) đẩy van (2). Cửa ra chính đưa môi chất lạnh nạp vào dàn bay hơi.
Bên trong bầu cảm biến nhiệt chứa môi chất dễ bay hơi (môi chất lạnh). Trong quá trình lắp ráp bầu cảm biến nhiệt phải được lắp chặt vào ống của giàn lạnh nhằm giúp cho van giãn nở hoạt động chính xác.

Nguyên lý tiết lưu môi chất lạnh phun vào dàn bay hơi:

- Lò xo (1) đội van lên đóng đường dẫn môi chất lạnh.
- Áp suất hút trong đường ống hút (khoảng giữa từ đầu ra của dàn bay hơi và đầu vào của máy nén) tác động qua ống cân bằng áp suất (3) có khuynh hướng mở van.
 
"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Hình 2  Cấu tạo của van tiết lưu có ống cân bằng bên ngoài.
     
1. Lò xo van,                                                                                            
2. Van,                                                                  
3. Ống cân bằng,                                                  
4. Màng tác động,
5. Cần đẩy,
6. Lỗ vào và lưới lọc,
7. Bầu cảm biến nhiệt độ,                    
8. Ống mao dẫn,      
9. Lỗ ra.

Áp suất của bầu cảm biến nhiệt tác động mở van.
Ở chế độ ngừng hoạt động áp suất mặt dưới màng (4) mạnh hơn mặt trên của màng, lò xo (1) đội van đóng.
Khi máy nén bắt đầu bơm, áp suất bên dưới màng giảm nhanh, đồng thời áp suất bên trong bầu cảm biến lớn, màng lõm xuống ấn cần đẩy (5), môi chất lạnh thể lỏng phun vào dàn bay hơi. Tại đây môi chất lạnh bắt đầu sôi và bay hơi hoàn toàn trước khi rời khỏi dàn lạnh để trở về máy nén.
Vào giai đoạn này môi chất lạnh lưu thông theo mạch: Từ bình lọc (hút) ẩm  --> lưới lọc (6) --> van (2) --> lỗ thoát (9) --> cửa vào phía dưới dàn bay hơi. Trong quá trình sôi và bay hơi môi chất lạnh hấp thu nhiệt trong ca bin để làm mát khối không khí trong ôtô. Đến khi độ lạnh đã đạt yêu cầu áp suất bên trong bầu cảm biến giảm, màng (4) võng lên không tỳ vào chốt đẩy (5), lò xo (1) đội van (2) đóng bớt lỗ nạp để hạn chế lưu lượng môi chất phun vào bộ bốc hơi. Động tác này của van giúp kiểm soát được lượng môi chất lạnh phun vào dàn bay hơi thích ứng với mọi chế độ hoạt động của hệ thống lạnh ô tô.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: