Phương trình Becnuli với chất lỏng ở điều kiện lý tưởng


Với thủy tĩnh học – Định luật Acsimet và Định luật Pascal đóng vai trò nền tảng, còn với thủy động học – vai trò nền tảng xuyên suốt chính là phương trình Becnuli. Phương trình Becnuli được Daniel Bernoulli công bố vào năm 1738. 

Phương trình Becnuli thể hiện mối quan hệ giữa áp suất P, vận tốc V và vị trí Z tại các mặt cắt bất kì của dòng chảy. Về mặt bản chất phương trình Bernoulli dựa trên định luật bảo toàn năng lượng dòng chảy.

Phương trình Becnuli với chất lỏng ở điều kiện lý tưởng

Để hiểu cụ thể hơn Phương trình Becnuli chúng ta xem xét trường hợp truyền dẫn chất lỏng qua ống có tiết diện thay đổi, được đặt nghiêng với phương ngang một góc β. Lựa chọn 2 mặt cắt 1-1 và 2-2 bất kỳ trên đoạn ống đó. Lưu lượng chảy qua ống là Q. Sử dụng áp kế để đo áp suất chất lỏng tại các mặt cắt. Di chuyển áp kế tới từng mặt cắt sẽ thu được đường áp kế.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


Sử dụng ống Pito với phần đầu ống được thiết kế song song và ngược với hướng dòng chảy. Khi đó với chất lỏng lý tưởng sẽ thu được chiều cao cột chất lỏng như nhau tại mọi mặt cắt so với mặt phẳng gốc. Như vậy đường thẳng tạo thành khi di chuyển ống Pito tại các mặt cắt bất kỳ thể hiện mức năng lượng toàn phần của dòng chảy.

Phương trình Becnuli tại mặt cắt 1-1 và 2-2:

"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Phương trình Becnuli tại mặt cắt bất kỳ:


Về mặt năng lượng chúng ta có thể hiểu :
Z – năng lượng riêng thế năng
P/ρg – năng lượng riêng áp suất
V^2/2g – năng lượng riêng động năng
Trong phương trình trên thứ nguyên của H là mét: [H] = m. Và H được gọi là chiều cao cột áp. Từ đó có thêm các tên gọi: Z - Chiều cao cột áp hình học, P/ρg - Chiều cao cột áp áp suất, V^2/2g - Chiều cao cột áp vận tốc.




Phương trình Bernoulli đối với chất lỏng lý tưởng có thể được phát biểu là: Tổng chiều cao cột áp hình học, áp suất, và vận tốc là một hằng số.

NGUỒN: (blogthuyluc.blogspot.com)

Rất cảm ơn Anh Nguyễn Trung Dũng - Admin Blog Thủy Lực đã gửi đến các thành viên của EBOOKBKMT bài viết rất hữu ích này.


Với thủy tĩnh học – Định luật Acsimet và Định luật Pascal đóng vai trò nền tảng, còn với thủy động học – vai trò nền tảng xuyên suốt chính là phương trình Becnuli. Phương trình Becnuli được Daniel Bernoulli công bố vào năm 1738. 

Phương trình Becnuli thể hiện mối quan hệ giữa áp suất P, vận tốc V và vị trí Z tại các mặt cắt bất kì của dòng chảy. Về mặt bản chất phương trình Bernoulli dựa trên định luật bảo toàn năng lượng dòng chảy.

Phương trình Becnuli với chất lỏng ở điều kiện lý tưởng

Để hiểu cụ thể hơn Phương trình Becnuli chúng ta xem xét trường hợp truyền dẫn chất lỏng qua ống có tiết diện thay đổi, được đặt nghiêng với phương ngang một góc β. Lựa chọn 2 mặt cắt 1-1 và 2-2 bất kỳ trên đoạn ống đó. Lưu lượng chảy qua ống là Q. Sử dụng áp kế để đo áp suất chất lỏng tại các mặt cắt. Di chuyển áp kế tới từng mặt cắt sẽ thu được đường áp kế.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


Sử dụng ống Pito với phần đầu ống được thiết kế song song và ngược với hướng dòng chảy. Khi đó với chất lỏng lý tưởng sẽ thu được chiều cao cột chất lỏng như nhau tại mọi mặt cắt so với mặt phẳng gốc. Như vậy đường thẳng tạo thành khi di chuyển ống Pito tại các mặt cắt bất kỳ thể hiện mức năng lượng toàn phần của dòng chảy.

Phương trình Becnuli tại mặt cắt 1-1 và 2-2:

"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Phương trình Becnuli tại mặt cắt bất kỳ:


Về mặt năng lượng chúng ta có thể hiểu :
Z – năng lượng riêng thế năng
P/ρg – năng lượng riêng áp suất
V^2/2g – năng lượng riêng động năng
Trong phương trình trên thứ nguyên của H là mét: [H] = m. Và H được gọi là chiều cao cột áp. Từ đó có thêm các tên gọi: Z - Chiều cao cột áp hình học, P/ρg - Chiều cao cột áp áp suất, V^2/2g - Chiều cao cột áp vận tốc.




Phương trình Bernoulli đối với chất lỏng lý tưởng có thể được phát biểu là: Tổng chiều cao cột áp hình học, áp suất, và vận tốc là một hằng số.

NGUỒN: (blogthuyluc.blogspot.com)

Rất cảm ơn Anh Nguyễn Trung Dũng - Admin Blog Thủy Lực đã gửi đến các thành viên của EBOOKBKMT bài viết rất hữu ích này.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: