Phin lọc tách dầu máy nén khí (Oil Separator)


Giới thiệu:

Bộ tách dầu của máy nén khí hay còn gọi là phin lọc tách dầu (Oil Separator).
Chúng ta cần phân biệt bộ lọc dầu và bộ tách dầu. Trong khi phin lọc dầu đóng vai trò lọc những cặn bẩn có lẫn trong dầu trước khi dầu được phun trở lại đầu nén. Còn phin lọc tách dầu lại có vai trò tách dầu ra khỏi khí nén trước khi qua cooler và đi tới các thiết bị tiêu thụ.
Cũng chính vai trò quan trọng này nên lọc tách dầu thường được chế tạo tinh xảo và chi phí thường sẽ đắt nhất trong các bộ lọc của máy nén khí, có thể lên đến 3000 - 5000 $ với các máy công suất lớn trên 160kW.

Cấu tạo:

Phin lọc tách dầu có hình dáng cấu tạo dạng cốc hình trụ đáy sâu, lõm để có thể thu lại lượng dầu dư khi vượt qua lớp lọc tách, thông thương sẽ có một kim hút để thu hồi lượng dầu này.

Bộ lọc tách dầu có kết cấu đặc biệt gồm từ 4 - 5 lớp. Bề mặt ngoài dạng lưới thép xoắn hình trụ cho phép nâng cao khả năng chịu lực nén trên bề mặt bộ lọc. Thêm vào đó, vật liệu thép sử dụng làm thân bộ lọc tách là thép đã đục lỗ sẵn và các lỗ này chạy song song theo đường chéo hướng dòng khí dầu chảy xoắn khi đi qua bộ lọc tách và giúp nâng cao hiệu quả gom dầu. Còn ở giữa các lớp thép là các lớp nỉ lọc để nâng cao hiệu quả tách dầu.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Hiệu quả tách dầu:

Phin lọc tách dầu có tính năng cơ bản là phân tách dầu lẫn trong khí dưới dạng sương dầu. Điều này rất quan trọng đối với lọc tách trong các hệ thống máy nén khí yêu cầu hiệu suất cao.
Bộ lọc tách có cấp độ tách dầu từ 2 - 3ppm (1ppm = 0,001ml/l). Vì thế lượng dầu hao hụt trong quá trình máy nén khí hoạt động là không đáng kể. Thông thường chỉ cần châm thêm 5% tổng lượng dầu khi máy chạy khoảng 4000h là đảm bảo.

Phân loại:

* Theo vị trí lắp đặt:

- Lọc tách trong:

Lọc tách trong tức là lọc tách được lắp bên trong bình chứa dầu, đây là loại phổ biến và thường gặp nhất đối với các máy nén khí trục vít công suất lớn. Khi lọc tách được lắp trong bình dầu, việc thay thế sẽ khá phức tạp khi phải tháo ống dẫn khí sau van áp suất tối thiểu, tháo nắp bình dầu và xoay ra ngoài. Tuy nhiên, nó lại có ưu điểm là lưu lượng làm việc lớn, độ tinh lọc cao, sụt áp thấp.

- Lọc tách ngoài:

Lọc tách ngoài tức là phin lọc lắp riêng biệt bên ngoài với bình chứa dầu. Việc thay thế và lắp đặt đơn giản hơn so với lọc tách trong, chúng ta chỉ cần vặn theo đúng chiều ren ra hoặc vào (có ghi chú ở bề mặt thiết bị) là có thể thay thế được. Hiệu quả không bằng loại lắp trong nên chỉ sử dụng cho các máy công suất nhỏ (khoảng 15kW).


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

* Theo hình dáng và thiết kế:

1. Thiết kế dạng hình trụ tròn đáy lõm lắp bích.

Đây là loại phổ biến nhất, chúng có dạng hình trụ đáy sâu, lõm và được lắp trong bình chứa dầu. Điều này sẽ hạn chế trong việc thay thế vì phải tháo lắp nhiều chi tiết. Tuy nhiên, loại lọc tách này lại có ưu điểm là lưu lượng làm việc lớn từ 5 - 42 m³/ph, độ tinh lọc cao (hàm lượng dầu dư sau tách) từ 1-3mg/ m³, sụt áp qua tách thấp 0,1 - 0,3 bar. Thông thường đều nằm trong khoảng này, nếu vượt quá thì chênh áp sẽ tăng rất nhanh và đến khi đạt đến 0,8 - 1 bar là phải thay thế ngay. Với mình thì khi chênh áp 0,5 bar mình đã cho thay rồi. Nhiệt độ làm việc 75 - 90˚C và có thể cao hơn nhưng thường không vượt quá 120oC. Loại tách dầu này thường được sử dụng trong các máy nén khí có công suất lớn.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

2. Lõi lọc tách dạng quấn.

Lọc tách quấn nhiều lớp được thiết kế để hướng dòng khí đi từ ngoài vào trong hoặc đi từ trong ra ngoài lõi lọc, có thể được sử dụng cho tất cả các loại máy nén khí trục vít ngâm dầu và và máy nén khí cánh gạt. Bộ lọc tách nhiều lớp có thể hoạt động với lưu lượng từ 2 đến 60m3/phút dưới áp suất 7 bar với độ hao hụt dầu từ 1-3mg/m3.

3. Lọc tách dầu dạng cây.

Bộ lọc tách dạng này cho phép việc thay thế lọc tách đơn giản và nhanh chóng mà không cần phải tháo máy nén khí. Tách dầu dạng này không cần đòi hỏi phải có khoang chứa. Tách dạng trụ tròn có sẵn lưu lượng từ 0.6 đến 7 m3/phút áp suất làm việc 7bar.
Tại thị trường Việt Nam dòng tách cây phổ biến thứ hai sau dạng tách trụ tròn. Nó dùng chủ yếu cho máy nén khí cỡ nhỏ và máy nén khí các hãng thương hiệu Nhật Bản như Kobelco, Hitachi, Mitsuiseiki...


- Bước ren tiêu chuẩn: M22X1.5, M24X1.5, M32X1.5, M39X1.5
- Dải lưu lượng: 21CFM (0.6 m³/min) up to 250 CFM (7 m³/min
- Dải lưu lượng: 21CFM (0.6 m³/min) up to 250 CFM (7 m³/min)
- Áp suất tối đa. 290 psi (20 bars)
- Sụt áp qua lọc tách: 2-3 psi (150-200mbars)/100psi (7 bar)
- Áp suất chịu đựng: 50 psi (3.5 bars) minimum
- Mức hao dầu: 1-3 ppm / 1-3 mg/m³
- Nhiệt độ hoạt động: 180˚ – 250˚ F / 82˚C-121˚C
- Kiểm tra độ tĩnh điện: 100%
- Vật liệu: Urethane (or epoxy), thép mạ và các loại vải lọc có kết cấu khác nhau.
- Tuổi thọ: Lắp đặt đúng và bảo dưỡng đúng theo tiêu chuẩn có thể đạt tuổi thọ từ 4000-8000h. Tuy nhiên , nó sẽ thay đổi đáng kể phụ thuộc vào việc bảo dưỡng, ứng dụng, cách lắp đặt, điều kiện sử dụng và điều kiện môi trường. (i.e. độ bẩn, độ ẩm, khói bụi, chất ô nhiễm ).
Chất lượng của Lọc gió, lọc dầu và dầu bôi trơn có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của bộ lọc tách. Bộ lọc gió có hiệu suất lọc cao có thể nâng cao tuổi thọ cho bộ tách dầu. Ngoài ra, lọc tách dầu có kết cấu tốt và sử dụng vải lọc bằng sợi thủy tinh Microglass cho phép nâng cao khả năng bảo vệ và kéo dài tuổi thọ.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Lưu ý: 

Trước hết phải tắt máy, xả hết áp và máy nguội hẳn còn 30 - 40oC mới thực hiện. Với lọc tách dầu loại này việc tháo lắp cần một dụng cụ đặc biệt, chắc bạn biết công cụ để mở cốc lọc của các máy lọc nước. Việc lắp đặt trở lại cũng cần hết sức cẩn thận và tỉ mỉ, tránh làm rách roăng làm kín, lực siết phải vừa đủ (khoảng 280 N.m).

"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của bộ lọc tách dầu:

Thông thường, bộ lọc tách dầu được thiết kế có tuổi thọ hoạt động từ 4000 - 8000h.
Với máy nén khí trục vít công suất lớn thông thường khoảng 7500 - 8500h bạn sẽ thấy chênh áp tách dầu bắt đầu lên cao và cần phải thay thế. Các máy công suất nhỏ thì có thể khoảng tầm 6000h. Tuy nhiên tuổi thọ còn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

1. Môi trường và điều kiện làm việc của máy nén khí.
2. Loại dầu sử dụng trong máy nén khí có phù hợp và thay thế theo định kỳ hay không.
3. Lượng dầu được loại bỏ rơi xuống do trọng lực trước khí nó tiếp cận đến lọc tách.
4. Chênh áp bộ lọc gió.
5. Thiết kế của nhà sản xuất.
6. Kiểu lọc tách sử dụng.

Một số lỗi thường gặp của bộ lọc tách dầu:

Nếu chênh áp trên bộ lọc tách dầu dầu tăng cao (trên 0,3 bar và cho phép dưới 1bar) điều này có nghĩa là bộ tách dầu bị tắc nghẹt bởi nước, cặn bẩn. Các máy công suất lớn trên 100 kW thường có cảm biến chênh áp để theo dõi. Các máy nhỏ hơn thì không có hoặc nếu thì chỉ có cảm biến đo áp ở đầu vào và đầu ra. Trường hợp không có cảm biến hoặc đồng hồ đo áp để theo dõi ta có thể kiểm tra bằng cách khóa phụ tải tiêu thụ để kiểm tra độ tăng áp. Thông thường khi chênh áp tăng cao thì nhiệt độ đầu nén cũng tăng theo.

Có nhiều lời khuyên cần mở kiểm tra tách dầu có bị bám bẩn khiến chênh áp tăng cao nhưng theo mình khi chênh áp đã tăng thì bạn phải thay thế ngay.

Còn trường hợp nếu bạn phát hiện lượng dầu có trong khí nén ra khỏi máy cao, điều này có thể là do một trong những nguyên nhân sau:

- Thủng tách dầu (Trường hợp này hay gặp với tách dầu chất lượng kém).
- Tắc đường hồi dầu (Vấn đề nằm ở cụm phân phối dầu và có thể do lọc dầu bị tắc). Với lọc dầu bạn nên kiểm tra thông số "áp suất phun dầu".
- Ống thu hồi dầu không cắm xuống đáy lọc tách hoặc không được vát mép 45° độ
- Mức dầu quá cao.
- Bộ lọc tách dầu không phù hợp với dầu bôi trơn đang sử dụng.


Các bạn tham khảo thêm Video bên dưới:





Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phin lọc tách dầu



Chỉnh ống hút đáy phễu phin lọc tách dầu máy nén khí trục vít


Chúc các bạn thành công!


Giới thiệu:

Bộ tách dầu của máy nén khí hay còn gọi là phin lọc tách dầu (Oil Separator).
Chúng ta cần phân biệt bộ lọc dầu và bộ tách dầu. Trong khi phin lọc dầu đóng vai trò lọc những cặn bẩn có lẫn trong dầu trước khi dầu được phun trở lại đầu nén. Còn phin lọc tách dầu lại có vai trò tách dầu ra khỏi khí nén trước khi qua cooler và đi tới các thiết bị tiêu thụ.
Cũng chính vai trò quan trọng này nên lọc tách dầu thường được chế tạo tinh xảo và chi phí thường sẽ đắt nhất trong các bộ lọc của máy nén khí, có thể lên đến 3000 - 5000 $ với các máy công suất lớn trên 160kW.

Cấu tạo:

Phin lọc tách dầu có hình dáng cấu tạo dạng cốc hình trụ đáy sâu, lõm để có thể thu lại lượng dầu dư khi vượt qua lớp lọc tách, thông thương sẽ có một kim hút để thu hồi lượng dầu này.

Bộ lọc tách dầu có kết cấu đặc biệt gồm từ 4 - 5 lớp. Bề mặt ngoài dạng lưới thép xoắn hình trụ cho phép nâng cao khả năng chịu lực nén trên bề mặt bộ lọc. Thêm vào đó, vật liệu thép sử dụng làm thân bộ lọc tách là thép đã đục lỗ sẵn và các lỗ này chạy song song theo đường chéo hướng dòng khí dầu chảy xoắn khi đi qua bộ lọc tách và giúp nâng cao hiệu quả gom dầu. Còn ở giữa các lớp thép là các lớp nỉ lọc để nâng cao hiệu quả tách dầu.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Hiệu quả tách dầu:

Phin lọc tách dầu có tính năng cơ bản là phân tách dầu lẫn trong khí dưới dạng sương dầu. Điều này rất quan trọng đối với lọc tách trong các hệ thống máy nén khí yêu cầu hiệu suất cao.
Bộ lọc tách có cấp độ tách dầu từ 2 - 3ppm (1ppm = 0,001ml/l). Vì thế lượng dầu hao hụt trong quá trình máy nén khí hoạt động là không đáng kể. Thông thường chỉ cần châm thêm 5% tổng lượng dầu khi máy chạy khoảng 4000h là đảm bảo.

Phân loại:

* Theo vị trí lắp đặt:

- Lọc tách trong:

Lọc tách trong tức là lọc tách được lắp bên trong bình chứa dầu, đây là loại phổ biến và thường gặp nhất đối với các máy nén khí trục vít công suất lớn. Khi lọc tách được lắp trong bình dầu, việc thay thế sẽ khá phức tạp khi phải tháo ống dẫn khí sau van áp suất tối thiểu, tháo nắp bình dầu và xoay ra ngoài. Tuy nhiên, nó lại có ưu điểm là lưu lượng làm việc lớn, độ tinh lọc cao, sụt áp thấp.

- Lọc tách ngoài:

Lọc tách ngoài tức là phin lọc lắp riêng biệt bên ngoài với bình chứa dầu. Việc thay thế và lắp đặt đơn giản hơn so với lọc tách trong, chúng ta chỉ cần vặn theo đúng chiều ren ra hoặc vào (có ghi chú ở bề mặt thiết bị) là có thể thay thế được. Hiệu quả không bằng loại lắp trong nên chỉ sử dụng cho các máy công suất nhỏ (khoảng 15kW).


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

* Theo hình dáng và thiết kế:

1. Thiết kế dạng hình trụ tròn đáy lõm lắp bích.

Đây là loại phổ biến nhất, chúng có dạng hình trụ đáy sâu, lõm và được lắp trong bình chứa dầu. Điều này sẽ hạn chế trong việc thay thế vì phải tháo lắp nhiều chi tiết. Tuy nhiên, loại lọc tách này lại có ưu điểm là lưu lượng làm việc lớn từ 5 - 42 m³/ph, độ tinh lọc cao (hàm lượng dầu dư sau tách) từ 1-3mg/ m³, sụt áp qua tách thấp 0,1 - 0,3 bar. Thông thường đều nằm trong khoảng này, nếu vượt quá thì chênh áp sẽ tăng rất nhanh và đến khi đạt đến 0,8 - 1 bar là phải thay thế ngay. Với mình thì khi chênh áp 0,5 bar mình đã cho thay rồi. Nhiệt độ làm việc 75 - 90˚C và có thể cao hơn nhưng thường không vượt quá 120oC. Loại tách dầu này thường được sử dụng trong các máy nén khí có công suất lớn.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

2. Lõi lọc tách dạng quấn.

Lọc tách quấn nhiều lớp được thiết kế để hướng dòng khí đi từ ngoài vào trong hoặc đi từ trong ra ngoài lõi lọc, có thể được sử dụng cho tất cả các loại máy nén khí trục vít ngâm dầu và và máy nén khí cánh gạt. Bộ lọc tách nhiều lớp có thể hoạt động với lưu lượng từ 2 đến 60m3/phút dưới áp suất 7 bar với độ hao hụt dầu từ 1-3mg/m3.

3. Lọc tách dầu dạng cây.

Bộ lọc tách dạng này cho phép việc thay thế lọc tách đơn giản và nhanh chóng mà không cần phải tháo máy nén khí. Tách dầu dạng này không cần đòi hỏi phải có khoang chứa. Tách dạng trụ tròn có sẵn lưu lượng từ 0.6 đến 7 m3/phút áp suất làm việc 7bar.
Tại thị trường Việt Nam dòng tách cây phổ biến thứ hai sau dạng tách trụ tròn. Nó dùng chủ yếu cho máy nén khí cỡ nhỏ và máy nén khí các hãng thương hiệu Nhật Bản như Kobelco, Hitachi, Mitsuiseiki...


- Bước ren tiêu chuẩn: M22X1.5, M24X1.5, M32X1.5, M39X1.5
- Dải lưu lượng: 21CFM (0.6 m³/min) up to 250 CFM (7 m³/min
- Dải lưu lượng: 21CFM (0.6 m³/min) up to 250 CFM (7 m³/min)
- Áp suất tối đa. 290 psi (20 bars)
- Sụt áp qua lọc tách: 2-3 psi (150-200mbars)/100psi (7 bar)
- Áp suất chịu đựng: 50 psi (3.5 bars) minimum
- Mức hao dầu: 1-3 ppm / 1-3 mg/m³
- Nhiệt độ hoạt động: 180˚ – 250˚ F / 82˚C-121˚C
- Kiểm tra độ tĩnh điện: 100%
- Vật liệu: Urethane (or epoxy), thép mạ và các loại vải lọc có kết cấu khác nhau.
- Tuổi thọ: Lắp đặt đúng và bảo dưỡng đúng theo tiêu chuẩn có thể đạt tuổi thọ từ 4000-8000h. Tuy nhiên , nó sẽ thay đổi đáng kể phụ thuộc vào việc bảo dưỡng, ứng dụng, cách lắp đặt, điều kiện sử dụng và điều kiện môi trường. (i.e. độ bẩn, độ ẩm, khói bụi, chất ô nhiễm ).
Chất lượng của Lọc gió, lọc dầu và dầu bôi trơn có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của bộ lọc tách. Bộ lọc gió có hiệu suất lọc cao có thể nâng cao tuổi thọ cho bộ tách dầu. Ngoài ra, lọc tách dầu có kết cấu tốt và sử dụng vải lọc bằng sợi thủy tinh Microglass cho phép nâng cao khả năng bảo vệ và kéo dài tuổi thọ.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Lưu ý: 

Trước hết phải tắt máy, xả hết áp và máy nguội hẳn còn 30 - 40oC mới thực hiện. Với lọc tách dầu loại này việc tháo lắp cần một dụng cụ đặc biệt, chắc bạn biết công cụ để mở cốc lọc của các máy lọc nước. Việc lắp đặt trở lại cũng cần hết sức cẩn thận và tỉ mỉ, tránh làm rách roăng làm kín, lực siết phải vừa đủ (khoảng 280 N.m).

"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của bộ lọc tách dầu:

Thông thường, bộ lọc tách dầu được thiết kế có tuổi thọ hoạt động từ 4000 - 8000h.
Với máy nén khí trục vít công suất lớn thông thường khoảng 7500 - 8500h bạn sẽ thấy chênh áp tách dầu bắt đầu lên cao và cần phải thay thế. Các máy công suất nhỏ thì có thể khoảng tầm 6000h. Tuy nhiên tuổi thọ còn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

1. Môi trường và điều kiện làm việc của máy nén khí.
2. Loại dầu sử dụng trong máy nén khí có phù hợp và thay thế theo định kỳ hay không.
3. Lượng dầu được loại bỏ rơi xuống do trọng lực trước khí nó tiếp cận đến lọc tách.
4. Chênh áp bộ lọc gió.
5. Thiết kế của nhà sản xuất.
6. Kiểu lọc tách sử dụng.

Một số lỗi thường gặp của bộ lọc tách dầu:

Nếu chênh áp trên bộ lọc tách dầu dầu tăng cao (trên 0,3 bar và cho phép dưới 1bar) điều này có nghĩa là bộ tách dầu bị tắc nghẹt bởi nước, cặn bẩn. Các máy công suất lớn trên 100 kW thường có cảm biến chênh áp để theo dõi. Các máy nhỏ hơn thì không có hoặc nếu thì chỉ có cảm biến đo áp ở đầu vào và đầu ra. Trường hợp không có cảm biến hoặc đồng hồ đo áp để theo dõi ta có thể kiểm tra bằng cách khóa phụ tải tiêu thụ để kiểm tra độ tăng áp. Thông thường khi chênh áp tăng cao thì nhiệt độ đầu nén cũng tăng theo.

Có nhiều lời khuyên cần mở kiểm tra tách dầu có bị bám bẩn khiến chênh áp tăng cao nhưng theo mình khi chênh áp đã tăng thì bạn phải thay thế ngay.

Còn trường hợp nếu bạn phát hiện lượng dầu có trong khí nén ra khỏi máy cao, điều này có thể là do một trong những nguyên nhân sau:

- Thủng tách dầu (Trường hợp này hay gặp với tách dầu chất lượng kém).
- Tắc đường hồi dầu (Vấn đề nằm ở cụm phân phối dầu và có thể do lọc dầu bị tắc). Với lọc dầu bạn nên kiểm tra thông số "áp suất phun dầu".
- Ống thu hồi dầu không cắm xuống đáy lọc tách hoặc không được vát mép 45° độ
- Mức dầu quá cao.
- Bộ lọc tách dầu không phù hợp với dầu bôi trơn đang sử dụng.


Các bạn tham khảo thêm Video bên dưới:





Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phin lọc tách dầu



Chỉnh ống hút đáy phễu phin lọc tách dầu máy nén khí trục vít


Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: