TỔNG HỢP VÀ THẢO LUẬN - Hỏi đáp về hệ thống Thủy lực & Khí nén (Update 2022)


Mình lập ra Topic này nhằm mục đích để là nơi các bạn tham gia "Thư viện EBOOKBKMT" có thể cùng nhau thảo luận, chia sẻ, thắc mắc và giải đáp các vấn đề xoay quanh việc vận hành, sửa chữa, bảo trì hệ thống thủy lực & khí nén.

Các vấn đề, câu hỏi nêu ra ở đây mình sẽ tổng hợp từ nhiều nguồn (tài liệu, kinh nghiệm, ...) và từ những email, comment của các thành viên nhờ giải đáp.

Topic sẽ luôn được cập nhật. Các bạn có thể nêu vấn đề cần giải đáp bên dưới (kèm link hình ảnh) để thảo luận với nhau, mình sẽ lựa chọn và update lên bài viết này để mọi người cùng theo dõi và tra cứu, tìm kiếm về sau.

Vậy hãy cùng bắt đầu với các câu hỏi đầu tiên nào:


Câu hỏi 1: Cuộn dây điện từ K của van phân phối V1 được cấp nguồn suốt thời gian đẩy của xilanh nhưng ngắt trong quá trình về. Chức năng này tác động như thế nào trong mạch thủy lực ?




"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Trả lời:

Mạch thủy lực này có thể đặt áp suất tràn về bể ở hai cấp 300 bar hoặc 100 bar. Khi không cấp nguồn cho cuộn dây K thì mạch được giới hạn làm việc ở áp suất 100 bar. Khi cấp nguồn cho cuộn K thì áp suất van tràn cài đặt ở 300 bar. Vì vậy với hành trình đi ra áp suất giới hạn ở 300 bar, khi lui về áp suất giới hạn ở 100 bar từ đó ta có hành trình đi ra tải lớn hơn nhiều so với tải khi lui về. Việc sử dụng hệ thống như vậy sẽ đảm bảo sự mất mát năng lượng qua van tràn là nhỏ. Và tiêu hao công suất của bơm là nhỏ hơn khi không có van an tràn 100 bar ở phía sau.

Câu hỏi 2: Trình bày cấu tại và nguyên lý hoạt động của bình tích áp dạng piston như hình bên dưới ?


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Trả lời:

Cấu tạo: 

Một piston được đặt ở giữa một xylanh ngăn cách buồng chứa dầu và buồng khí nén (thường là N2). Ngoài ra còn có cửa vào của dầu và van điều chỉnh khí, loại bình tích áp này có khả năng nén cao: P2/P0. Ngoài ra dầu có thể dịch chuyển trong quá trình hoạt động mà ít bị tổn thất năng lượng.

Bình tích áp dạng piston có một số nhược điểm sau: 

-  Khối lượng piston và bề mặt tiếp xúc làm giảm khả năng đáp ứng của bình tích áp.
-  Khe hở bề mặt giữa piston và xylanh là nguyên nhân gây rò rỉ khí.

Vì vậy loại bình tích áp cần phải dừng để bảo trì nhiều hơn các loại khác.

Nguyên lý hoạt động: 

Khi dầu được đưa vào bình tích áp, thì dầu sẽ đẩy piston tiến qua phải, làm nén khí
trong buồng khí, sẽ tạo ra một áp suất nhất định và sẽ giữ lại áp suât đó, khi áp suất dầu đầu vào sụt xuống thì lượng khí từ từ dãn ra làm ổn định áp suất.

Câu hỏi 3: Cho mạch thủy lực và panel điều khiển như hình vẽ.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

1. Đọc tên các thiết bị trong hình từ 1 đến 7 và cho biết công dụng của van số 6.
2. Thiết kế mạch điện điều khiển theo yêu cầu sau: 
- Công tắc on/off để cấp điện/ngắt điện hệ thống
- Khi ấn nút ấn up thì xy lanh đi lên.
- Khi ấn nút ấn down thì xy lanh đi xuống.
- Khi ấn nút ấn stop thì xy lanh dừng tại chỗ.
- Khi xylanh đang đi xuống thì khóa chiều lên(nhấn up xylanh không đi lên) và ngược lại.


Trả lời:

1. Đọc tên các thiết bị 

1 – Xylanh thủy lực tác động kép.
2 – Van tiết lưu 1 chiều
3 – Van 1 chiều điều khiển được hướng chặn – van điều khiển xa.
4 – Van đảo chiều thủy lực 3/2 tác động 1 phía bằng nam châm điện, trở về bằng lò xo.
5 – Van đảo chiều thủy lực 4/2 tác động 1 phía bằng nam châm điện, trở về bằng lò xo.
6 – Van điều chỉnh áp suất.
7 – Bộ nguồn thủy lực.

2. Thiết kế mạch điện điều khiển


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"



Câu hỏi 4: Cho mạch thủy lực như hình vẽ.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Giải thích các trường hợp khi:

- W đứng yên.
- W chạy ra.
- W đi vào.
- Trường hợp bất thường.

Trả lời:

Trường hợp W đứng yên:

Dầu được hút từ bể dầu (1) qua lọc dầu (2) đến bơm dầu (4) được dẫn động bằng động cơ điện (3) đến cửa P của van phân phối 4 cửa 3 vị trí (5). Do cửa P ở vị trí đóng nên dầu chảy đến cửa van tràn hai tầng (9) (Do van tràn có gắn van phân phối (10) nên được gọi cả cụm là van xả tải). Nếu van (10) ở trạng thái hai cửa thông, thì đường điều khiển V xả về bể. Lúc đó dầu từ bơm qua van tràn xả thẳng về bể với giá trị áp suất mất mát qua van tràn rất nhỏ, do vậy công suất điện mất mát khi W đứng yên rất bé.

Trường hợp W chạy ra:

Nam châm điện c có điện, nam châm điện b có điện tác động vào van, thực hiện vị trí làm việc của van phân phối (5) ở vị trí phải (vị trí vẽ liền với nam châm điện b) và:

Đường dầu đi:

Dầu từ cửa P ra cửa B của van phân phối (5) qua van tiết lưu của cụm van (6) rồi vào buồng phía phải của xy lanh (7) đẩy W đi ra.

Đường dầu về:

Dầu từ buồng phía trái của xylanh (7) thoát qua hầu hết ở van 1 chiều của cụm van (8) (do mất mát áp suất trong van 1 chiều nhỏ hơn nhiều so với van tiết lưu) đến cửa A qua cửa T của van phân phối (5) đi về bể.

Trường hợp W đi vào:

Nam châm điện c có điện, nam châm điện a có điện tác động vào con trượt của van phân phối (5) làm van hoạt động theo sơ đồ vẽ liền với nam châm a (sơ đồ bên trái).

Đường dầu đi:

Dầu từ cửa P thông qua cửa A của van phân phối (5), qua van tiết lưu trong cụm van (8) đi vào buồng bên trái của xylanh 7 kéo tải trọng W đi vào.

Đường dầu về:

Dầu từ buồng bên phải của Xylanh (7) qua van 1 chiều của cụm van 6 đến cửa B qua T về bể.

Trường hợp bất thường:


Khi xylanh (7) đi hết hành trình (ra/ vào) nếu nam châm vẫn có điện khi đó piston sẽ chạm vào đầu hoặc đuôi của ống xylanh, cản trở quá trình di chuyển của piston, lúc đó áp suất dầu tăng lên và vượt quá giá trị cài đặt tại van tràn (9), van tràn hoạt động và xả dầu về bể ở trạng thái giữ áp suất dầu trong mạch bằng giá trị cài đặt của van.






Còn nữa ........


Mình lập ra Topic này nhằm mục đích để là nơi các bạn tham gia "Thư viện EBOOKBKMT" có thể cùng nhau thảo luận, chia sẻ, thắc mắc và giải đáp các vấn đề xoay quanh việc vận hành, sửa chữa, bảo trì hệ thống thủy lực & khí nén.

Các vấn đề, câu hỏi nêu ra ở đây mình sẽ tổng hợp từ nhiều nguồn (tài liệu, kinh nghiệm, ...) và từ những email, comment của các thành viên nhờ giải đáp.

Topic sẽ luôn được cập nhật. Các bạn có thể nêu vấn đề cần giải đáp bên dưới (kèm link hình ảnh) để thảo luận với nhau, mình sẽ lựa chọn và update lên bài viết này để mọi người cùng theo dõi và tra cứu, tìm kiếm về sau.

Vậy hãy cùng bắt đầu với các câu hỏi đầu tiên nào:


Câu hỏi 1: Cuộn dây điện từ K của van phân phối V1 được cấp nguồn suốt thời gian đẩy của xilanh nhưng ngắt trong quá trình về. Chức năng này tác động như thế nào trong mạch thủy lực ?




"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Trả lời:

Mạch thủy lực này có thể đặt áp suất tràn về bể ở hai cấp 300 bar hoặc 100 bar. Khi không cấp nguồn cho cuộn dây K thì mạch được giới hạn làm việc ở áp suất 100 bar. Khi cấp nguồn cho cuộn K thì áp suất van tràn cài đặt ở 300 bar. Vì vậy với hành trình đi ra áp suất giới hạn ở 300 bar, khi lui về áp suất giới hạn ở 100 bar từ đó ta có hành trình đi ra tải lớn hơn nhiều so với tải khi lui về. Việc sử dụng hệ thống như vậy sẽ đảm bảo sự mất mát năng lượng qua van tràn là nhỏ. Và tiêu hao công suất của bơm là nhỏ hơn khi không có van an tràn 100 bar ở phía sau.

Câu hỏi 2: Trình bày cấu tại và nguyên lý hoạt động của bình tích áp dạng piston như hình bên dưới ?


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Trả lời:

Cấu tạo: 

Một piston được đặt ở giữa một xylanh ngăn cách buồng chứa dầu và buồng khí nén (thường là N2). Ngoài ra còn có cửa vào của dầu và van điều chỉnh khí, loại bình tích áp này có khả năng nén cao: P2/P0. Ngoài ra dầu có thể dịch chuyển trong quá trình hoạt động mà ít bị tổn thất năng lượng.

Bình tích áp dạng piston có một số nhược điểm sau: 

-  Khối lượng piston và bề mặt tiếp xúc làm giảm khả năng đáp ứng của bình tích áp.
-  Khe hở bề mặt giữa piston và xylanh là nguyên nhân gây rò rỉ khí.

Vì vậy loại bình tích áp cần phải dừng để bảo trì nhiều hơn các loại khác.

Nguyên lý hoạt động: 

Khi dầu được đưa vào bình tích áp, thì dầu sẽ đẩy piston tiến qua phải, làm nén khí
trong buồng khí, sẽ tạo ra một áp suất nhất định và sẽ giữ lại áp suât đó, khi áp suất dầu đầu vào sụt xuống thì lượng khí từ từ dãn ra làm ổn định áp suất.

Câu hỏi 3: Cho mạch thủy lực và panel điều khiển như hình vẽ.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

1. Đọc tên các thiết bị trong hình từ 1 đến 7 và cho biết công dụng của van số 6.
2. Thiết kế mạch điện điều khiển theo yêu cầu sau: 
- Công tắc on/off để cấp điện/ngắt điện hệ thống
- Khi ấn nút ấn up thì xy lanh đi lên.
- Khi ấn nút ấn down thì xy lanh đi xuống.
- Khi ấn nút ấn stop thì xy lanh dừng tại chỗ.
- Khi xylanh đang đi xuống thì khóa chiều lên(nhấn up xylanh không đi lên) và ngược lại.


Trả lời:

1. Đọc tên các thiết bị 

1 – Xylanh thủy lực tác động kép.
2 – Van tiết lưu 1 chiều
3 – Van 1 chiều điều khiển được hướng chặn – van điều khiển xa.
4 – Van đảo chiều thủy lực 3/2 tác động 1 phía bằng nam châm điện, trở về bằng lò xo.
5 – Van đảo chiều thủy lực 4/2 tác động 1 phía bằng nam châm điện, trở về bằng lò xo.
6 – Van điều chỉnh áp suất.
7 – Bộ nguồn thủy lực.

2. Thiết kế mạch điện điều khiển


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"



Câu hỏi 4: Cho mạch thủy lực như hình vẽ.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Giải thích các trường hợp khi:

- W đứng yên.
- W chạy ra.
- W đi vào.
- Trường hợp bất thường.

Trả lời:

Trường hợp W đứng yên:

Dầu được hút từ bể dầu (1) qua lọc dầu (2) đến bơm dầu (4) được dẫn động bằng động cơ điện (3) đến cửa P của van phân phối 4 cửa 3 vị trí (5). Do cửa P ở vị trí đóng nên dầu chảy đến cửa van tràn hai tầng (9) (Do van tràn có gắn van phân phối (10) nên được gọi cả cụm là van xả tải). Nếu van (10) ở trạng thái hai cửa thông, thì đường điều khiển V xả về bể. Lúc đó dầu từ bơm qua van tràn xả thẳng về bể với giá trị áp suất mất mát qua van tràn rất nhỏ, do vậy công suất điện mất mát khi W đứng yên rất bé.

Trường hợp W chạy ra:

Nam châm điện c có điện, nam châm điện b có điện tác động vào van, thực hiện vị trí làm việc của van phân phối (5) ở vị trí phải (vị trí vẽ liền với nam châm điện b) và:

Đường dầu đi:

Dầu từ cửa P ra cửa B của van phân phối (5) qua van tiết lưu của cụm van (6) rồi vào buồng phía phải của xy lanh (7) đẩy W đi ra.

Đường dầu về:

Dầu từ buồng phía trái của xylanh (7) thoát qua hầu hết ở van 1 chiều của cụm van (8) (do mất mát áp suất trong van 1 chiều nhỏ hơn nhiều so với van tiết lưu) đến cửa A qua cửa T của van phân phối (5) đi về bể.

Trường hợp W đi vào:

Nam châm điện c có điện, nam châm điện a có điện tác động vào con trượt của van phân phối (5) làm van hoạt động theo sơ đồ vẽ liền với nam châm a (sơ đồ bên trái).

Đường dầu đi:

Dầu từ cửa P thông qua cửa A của van phân phối (5), qua van tiết lưu trong cụm van (8) đi vào buồng bên trái của xylanh 7 kéo tải trọng W đi vào.

Đường dầu về:

Dầu từ buồng bên phải của Xylanh (7) qua van 1 chiều của cụm van 6 đến cửa B qua T về bể.

Trường hợp bất thường:


Khi xylanh (7) đi hết hành trình (ra/ vào) nếu nam châm vẫn có điện khi đó piston sẽ chạm vào đầu hoặc đuôi của ống xylanh, cản trở quá trình di chuyển của piston, lúc đó áp suất dầu tăng lên và vượt quá giá trị cài đặt tại van tràn (9), van tràn hoạt động và xả dầu về bể ở trạng thái giữ áp suất dầu trong mạch bằng giá trị cài đặt của van.






Còn nữa ........

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: