Nghiên cứu phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam


Luận án đã góp phần hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững sâm Ngọc Linh. Phương pháp và cách thức phân tích phát triển bền vững sâm Ngọc Linh. Từ đó đã đưa ra cách tiếp cận, xây dựng được khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và hệ thống chỉ tiêu phù hợp trong phân tích phát triển bền vững sâm Ngọc Linh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy NPV của chu kỳ kinh doanh là 1.298,16 triệu đồng. Tỷ suất doanh lợi là 1,33 lần. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) của các hộ nông trồng sâm là 19,51% lớn hơn mức lãi suất ngân hàng hiện tại là 12% nên việc người dân ở đây đầu tư vào trồng sâm được xem như một dự án có hiệu quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng chi phí đầu tư kiến thiết cơ bản, mật độ trồng, bón mùn núi ở mức hợp lý; tập trung mở rộng diện tích khu vực trồng sâm ở xã Trà Linh có thể nâng cao giá trị sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trồng sâm ở huyện Nam Trà My.

Luận án đã đi sâu đánh giá tình hình giải quyết việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tình hình vay nợ của người trồng sâm; Tác động của phát triển sâm Ngọc Linh đến môi trường sinh thái, và ngược lại công tác quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái để cây sâm phát triển.  Bằng phương pháp chuyên gia luận án xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình phát triển bền vững sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; Trên cơ sở  đó đề xuất hệ thống giải pháp phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Các giải pháp là cơ sở khoa học để các cấp chính quyền địa phương  hoạch định chiến lược, quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững sâm Ngọc Linh trong thời gian đến.

LINK DOWNLOAD


Luận án đã góp phần hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững sâm Ngọc Linh. Phương pháp và cách thức phân tích phát triển bền vững sâm Ngọc Linh. Từ đó đã đưa ra cách tiếp cận, xây dựng được khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và hệ thống chỉ tiêu phù hợp trong phân tích phát triển bền vững sâm Ngọc Linh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy NPV của chu kỳ kinh doanh là 1.298,16 triệu đồng. Tỷ suất doanh lợi là 1,33 lần. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) của các hộ nông trồng sâm là 19,51% lớn hơn mức lãi suất ngân hàng hiện tại là 12% nên việc người dân ở đây đầu tư vào trồng sâm được xem như một dự án có hiệu quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng chi phí đầu tư kiến thiết cơ bản, mật độ trồng, bón mùn núi ở mức hợp lý; tập trung mở rộng diện tích khu vực trồng sâm ở xã Trà Linh có thể nâng cao giá trị sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trồng sâm ở huyện Nam Trà My.

Luận án đã đi sâu đánh giá tình hình giải quyết việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tình hình vay nợ của người trồng sâm; Tác động của phát triển sâm Ngọc Linh đến môi trường sinh thái, và ngược lại công tác quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái để cây sâm phát triển.  Bằng phương pháp chuyên gia luận án xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình phát triển bền vững sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; Trên cơ sở  đó đề xuất hệ thống giải pháp phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Các giải pháp là cơ sở khoa học để các cấp chính quyền địa phương  hoạch định chiến lược, quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững sâm Ngọc Linh trong thời gian đến.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: