Một vài nét về công nghệ khí hóa than ngầm UCG

 

Trong các nguồn nhiên liệu hóa thạch trên thế giới, trữ lượng than được xem là phong phú nhất, được phân bố tại khoảng 70 quốc gia. Trữ lượng than này đủ dùng trong 120 năm tới, gấp đôi khí tự nhiên và gấp ba lần dầu mỏ.

Khí hóa than là phương pháp toàn diện và sạch nhất để chuyển hóa than, một nguồn nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có với trữ lượng khổng lồ ở nhiều nơi trên thế giới, hoặc các vật liệu có chứa cacbon  (kể cả sinh khối, rác thải sinh hoạt và phế thải công nghiệp) thành các nguyên liệu hoá chất quan trọng như CO, H2, và các dạng năng lượng như nhiệt năng, điện năng.

Khác với việc đốt than trực tiếp, công nghệ khí hóa chuyển hóa than - thực tế là nguyên liệu cacbon - thành các thành phần hoá chất cơ bản. Trong thiết bị khí hóa hiện đại, than được tiếp xúc với không khí  (hoặc oxy) và hơi nước ở áp suất và nhiệt độ cao được kiểm soát chặt chẽ. Trong những điều kiện đó, các phân tử cacbon trong than sẽ tham gia các phản ứng hoá học tạo ra hỗn hợp CO, H2 và các khí thành phần khác.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Hydro và các loại khí khác có trong khí than có thể được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất nhiều sản phẩm hoá chất quan trọng như amoniăc, phân urê, các sản phẩm hữu cơ,... hoặc dùng làm nhiên liệu cho các tuabin phát điện. Khí hóa than cũng là phương pháp tốt nhất để sản xuất nhiên liệu hydro sạch cho xe ôtô của tương lai và cho pin nhiên liệu dùng để phát điện.

Triển vọng của công nghệ UCG


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Công nghệ UCG cho phép tiếp cận các nguồn tài nguyên than không thể khai thác một cách kinh tế bằng các công nghệ khác, ví dụ như các vỉa than quá sâu, chất lượng than thấp hoặc vỉa than quá mỏng.

Để huy động nguồn tài nguyên than một cách kinh tế nhất, từ lâu, con người đã biết áp dụng công nghệ khí hóa than ngầm UCG (Underground Coal Gasification). Theo tính toán của các chuyên gia, công nghệ UCG có thể giúp tăng gấp đôi khả năng sử dụng than trên toàn cầu.

Khí hóa than ngầm (UCG) là một loại hình khí hóa than tại chỗ, trong các vỉa than nằm sâu dưới bề mặt đất. Qua các lỗ khoan, không khí, ôxy, hoặc hơi nước được bơm vào trong vỉa than, đốt cháy và cung cấp nhiên liệu cho quá trình cháy ngầm. Một giếng riêng biệt được sử dụng để đưa sản phẩm khí tạo ra trong quá trình đốt lên mặt đất.

UCG vừa được xem là một quá trình khai thác (như khai thác than) vừa được xem là một quá trình chuyển đổi (khí hóa) nhằm tạo ra một loại khí tổng hợp. Loại khí này được xử lý để sản xuất ra nhiên liệu cho nhà máy điện, dầu Diêzen, nhiên liệu phản lực, khí hydro, phân bón, hóa chất…

Phát minh ra công nghệ UCG được cho là của Carl Wilhelm Siemens, người đầu tiên trình bày ý tưởng này tại một hội nghị quốc tế ở London vào năm 1868. Mặc dù công nghệ UCG đã được triển khai tại Nga vào những năm đầu của thập kỷ 60, thế kỷ XX, nhưng do nguồn tài nguyên khí đốt tại đây rất lớn nên công nghệ này không được quan tâm phát triển.

Tới nay, những thử nghiệm về công nghệ này đã được tiến hành tại châu Âu, Mỹ và Australia.

Trong bối cảnh các nguồn năng lượng ngày càng trở lên cạn kiệt, các công nghệ sản xuất năng lượng mới dường như đã đóng vai trò quan trọng trong hỗn hợp năng lượng tương lai.

Công nghệ UCG cho phép tiếp cận các nguồn tài nguyên than không thể khai thác một cách kinh tế bằng các công nghệ khác, ví dụ như các vỉa than quá sâu, chất lượng than thấp hoặc vỉa than quá mỏng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho công nghệ UCG phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Và ngày càng nhiều công ty sản xuất năng lượng đầu tư thử nghiệm và phát triển công nghệ này.

Nhằm thỏa mãn các nhu cầu về năng lượng, Trung Quốc hiện là một trong các quốc gia đi đầu trong việc triển khai thác công nghệ UCG ,với khoảng trên 30 dự án lớn đang được xây dựng.

Ấn Độ cũng đã xây dựng các kế hoạch áp dụng công nghệ UCG trong việc tiếp cận 350 tỷ tấn than khó có thể khai thác.

Tại Nam Phi, hai Tập đoàn Sasol và Eskom cũng đã tiến hành xây dựng thử nghiệm các trạm khí hóa than ngầm, nhằm trang bị các cơ sở vật chất và đào tạo chuyên gia, nâng cao kiến thức trong lĩnh vực này.

Hiện nay, đã có những nghiên cứu và dự án mang tính thử nghiệm được tiến hành tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Việt Nam, Ân Độ, Australia và Trung Quốc trên quy mô thử nghiệm và công nghiệp.

Trong bối cảnh phải hạn chế phát thải khí cacbon, công nghệ UCG kết hợp với công nghệ thu giữ khí cacbon (CCS - Carbon Capture and Storage) hiện đang được xem là một giải pháp sử dụng than hiệu quả, lượng phát thải thấp, đặc biệt là đối với các nhà máy điện sử dụng than.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Hiện đã có những nghiên cứu và dự án UCG mang tính thử nghiệm được tiến hành trên quy mô thử nghiệm và công nghiệp.

Các giải pháp sử dụng than truyền thống và phi truyền thống, như công nghệ UCG, đều đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu năng lượng trong xã hội ngày càng tăng.

Trong quá trình thử nghiệm công nghệ UCG, đã có những ý kiến phản đối trong dư luận xã hội liên quan đến hậu quả ô nhiễm nguồn nước ngầm do công nghệ này gây ra và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho một dự án áp dụng công nghệ UCG tại Queensland, Australia năm 2010 phải dừng lại.

Tuy nhiên, tại hội nghị chuyên đề về UCG tại London đầu năm 2011, nhiều báo cáo đã đề cập đến những giải pháp nhằm hoàn thiện công nghệ UCG cả về kinh tế lẫn tác động môi trường, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước cũng như các ngành công nghiệp ủng hộ việc áp dụng công nghệ UCG trên phạm vi rộng lớn.






NGUỒN: VŨ HÙNG PHƯƠNG, TRƯỜNG QUẢN TRỊ KINH DOANH - VINACOMIN (LƯỢC DỊCH TỪ BBC)

 

Trong các nguồn nhiên liệu hóa thạch trên thế giới, trữ lượng than được xem là phong phú nhất, được phân bố tại khoảng 70 quốc gia. Trữ lượng than này đủ dùng trong 120 năm tới, gấp đôi khí tự nhiên và gấp ba lần dầu mỏ.

Khí hóa than là phương pháp toàn diện và sạch nhất để chuyển hóa than, một nguồn nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có với trữ lượng khổng lồ ở nhiều nơi trên thế giới, hoặc các vật liệu có chứa cacbon  (kể cả sinh khối, rác thải sinh hoạt và phế thải công nghiệp) thành các nguyên liệu hoá chất quan trọng như CO, H2, và các dạng năng lượng như nhiệt năng, điện năng.

Khác với việc đốt than trực tiếp, công nghệ khí hóa chuyển hóa than - thực tế là nguyên liệu cacbon - thành các thành phần hoá chất cơ bản. Trong thiết bị khí hóa hiện đại, than được tiếp xúc với không khí  (hoặc oxy) và hơi nước ở áp suất và nhiệt độ cao được kiểm soát chặt chẽ. Trong những điều kiện đó, các phân tử cacbon trong than sẽ tham gia các phản ứng hoá học tạo ra hỗn hợp CO, H2 và các khí thành phần khác.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Hydro và các loại khí khác có trong khí than có thể được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất nhiều sản phẩm hoá chất quan trọng như amoniăc, phân urê, các sản phẩm hữu cơ,... hoặc dùng làm nhiên liệu cho các tuabin phát điện. Khí hóa than cũng là phương pháp tốt nhất để sản xuất nhiên liệu hydro sạch cho xe ôtô của tương lai và cho pin nhiên liệu dùng để phát điện.

Triển vọng của công nghệ UCG


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Công nghệ UCG cho phép tiếp cận các nguồn tài nguyên than không thể khai thác một cách kinh tế bằng các công nghệ khác, ví dụ như các vỉa than quá sâu, chất lượng than thấp hoặc vỉa than quá mỏng.

Để huy động nguồn tài nguyên than một cách kinh tế nhất, từ lâu, con người đã biết áp dụng công nghệ khí hóa than ngầm UCG (Underground Coal Gasification). Theo tính toán của các chuyên gia, công nghệ UCG có thể giúp tăng gấp đôi khả năng sử dụng than trên toàn cầu.

Khí hóa than ngầm (UCG) là một loại hình khí hóa than tại chỗ, trong các vỉa than nằm sâu dưới bề mặt đất. Qua các lỗ khoan, không khí, ôxy, hoặc hơi nước được bơm vào trong vỉa than, đốt cháy và cung cấp nhiên liệu cho quá trình cháy ngầm. Một giếng riêng biệt được sử dụng để đưa sản phẩm khí tạo ra trong quá trình đốt lên mặt đất.

UCG vừa được xem là một quá trình khai thác (như khai thác than) vừa được xem là một quá trình chuyển đổi (khí hóa) nhằm tạo ra một loại khí tổng hợp. Loại khí này được xử lý để sản xuất ra nhiên liệu cho nhà máy điện, dầu Diêzen, nhiên liệu phản lực, khí hydro, phân bón, hóa chất…

Phát minh ra công nghệ UCG được cho là của Carl Wilhelm Siemens, người đầu tiên trình bày ý tưởng này tại một hội nghị quốc tế ở London vào năm 1868. Mặc dù công nghệ UCG đã được triển khai tại Nga vào những năm đầu của thập kỷ 60, thế kỷ XX, nhưng do nguồn tài nguyên khí đốt tại đây rất lớn nên công nghệ này không được quan tâm phát triển.

Tới nay, những thử nghiệm về công nghệ này đã được tiến hành tại châu Âu, Mỹ và Australia.

Trong bối cảnh các nguồn năng lượng ngày càng trở lên cạn kiệt, các công nghệ sản xuất năng lượng mới dường như đã đóng vai trò quan trọng trong hỗn hợp năng lượng tương lai.

Công nghệ UCG cho phép tiếp cận các nguồn tài nguyên than không thể khai thác một cách kinh tế bằng các công nghệ khác, ví dụ như các vỉa than quá sâu, chất lượng than thấp hoặc vỉa than quá mỏng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho công nghệ UCG phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Và ngày càng nhiều công ty sản xuất năng lượng đầu tư thử nghiệm và phát triển công nghệ này.

Nhằm thỏa mãn các nhu cầu về năng lượng, Trung Quốc hiện là một trong các quốc gia đi đầu trong việc triển khai thác công nghệ UCG ,với khoảng trên 30 dự án lớn đang được xây dựng.

Ấn Độ cũng đã xây dựng các kế hoạch áp dụng công nghệ UCG trong việc tiếp cận 350 tỷ tấn than khó có thể khai thác.

Tại Nam Phi, hai Tập đoàn Sasol và Eskom cũng đã tiến hành xây dựng thử nghiệm các trạm khí hóa than ngầm, nhằm trang bị các cơ sở vật chất và đào tạo chuyên gia, nâng cao kiến thức trong lĩnh vực này.

Hiện nay, đã có những nghiên cứu và dự án mang tính thử nghiệm được tiến hành tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Việt Nam, Ân Độ, Australia và Trung Quốc trên quy mô thử nghiệm và công nghiệp.

Trong bối cảnh phải hạn chế phát thải khí cacbon, công nghệ UCG kết hợp với công nghệ thu giữ khí cacbon (CCS - Carbon Capture and Storage) hiện đang được xem là một giải pháp sử dụng than hiệu quả, lượng phát thải thấp, đặc biệt là đối với các nhà máy điện sử dụng than.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Hiện đã có những nghiên cứu và dự án UCG mang tính thử nghiệm được tiến hành trên quy mô thử nghiệm và công nghiệp.

Các giải pháp sử dụng than truyền thống và phi truyền thống, như công nghệ UCG, đều đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu năng lượng trong xã hội ngày càng tăng.

Trong quá trình thử nghiệm công nghệ UCG, đã có những ý kiến phản đối trong dư luận xã hội liên quan đến hậu quả ô nhiễm nguồn nước ngầm do công nghệ này gây ra và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho một dự án áp dụng công nghệ UCG tại Queensland, Australia năm 2010 phải dừng lại.

Tuy nhiên, tại hội nghị chuyên đề về UCG tại London đầu năm 2011, nhiều báo cáo đã đề cập đến những giải pháp nhằm hoàn thiện công nghệ UCG cả về kinh tế lẫn tác động môi trường, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước cũng như các ngành công nghiệp ủng hộ việc áp dụng công nghệ UCG trên phạm vi rộng lớn.






NGUỒN: VŨ HÙNG PHƯƠNG, TRƯỜNG QUẢN TRỊ KINH DOANH - VINACOMIN (LƯỢC DỊCH TỪ BBC)

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: