Ứng dụng mạng nơ ron Hopfield giải bài toán lập thời khóa biểu


Nhờ các khả năng: học, nhớ lại và khái quát hóa từ các mẫu huấn luyện hoặc dữ liệu, mạng nơ-ron nhân tạo trở thành một phát minh đầy hứa hẹn của hệ thống xử lý thông tin. Các tính toán nơ-ron cho phép giải quyết tốt những bài toán đặc trưng bởi một số hoặc tất cả các tính chất sau: sử dụng không gian nhiều chiều, các tương tác phức tạp, chưa biết hoặc không thể biết về mặt toán học giữa các biến. Ngoài ra phương pháp này còn cho phép tìm ra nghiệm của nhưng bài toán đòi hỏi đầu vào là các cảm nhận của con người như: tiếng nói, nhìn và nhận dạng..
Bài toán lập thời khóa biểu đại học là một bài toán tối ưu dạng NP-hard và tìm được một thời khóa biểu có chất lượng tốt là một thử thách thực sự. Bài toán với một số lượng lớn các sự kiện và bao gồm nhiều ràng buộc cứng khác nhau để thực hiện việc tìm kiếm thời khóa biểu tối ưu là phức tạp và tốn nhiều thời gian. Để xử lý độ phức tạp của bài toán và để cung cấp việc tự động hỗ trợ con người trong xếp thời khóa biểu, đã có nhiều cách tiếp cận trong các tài liệu tập trung vào bài toán này.
Những công việc nghiên cứu thể hiện trong luận văn nhằm xây dựng theo tình trạng phát biểu tìm kiếm phương pháp luận cho bài toán thời khóa biểu. Nghiên cứu tập trung vào phần xếp lịch dạy của thời khóa biểu nhằm đảm bảo lớp - giáo viên - phòng học tránh bị xung đột. Các tính toán nơ-ron cho phép giải quyết tốt các bài toán có nhiều tương tác phức tạp. Vì vậy, ứng dụng mạng nơ-ron Hopfield trong bài toán thời khóa biểu sẽ hứa hẹn là một giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao khả năng xếp thời khóa biểu nhờ tính hội tụ nhanh đến một trạng thái ổn định của mạng nơ-ron Hopfield.
Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu ứng dụng mạng nơ-ron trong bài toán xếp lịch thời khóa biểu cho trường đại học. Tuy nhiên, lĩnh vực này còn khá mới mẻ và chưa được ứng dụng rộng rãi ở nước ta. Trong nước cũng chưa có một tài liệu chính thống nào về lĩnh vực này. Với những ứng dụng ngày càng rộng rãi của mạng nơ-ron, việc nghiên cứu và áp dụng vào bài toán thời khóa biểu trở nên cấp thiết, và đang rất được quan tâm. Chính vì những lý do trên em đã quyết định chọn đề tài: “Ứng dụng mạng nơ-ron Hopfield trong việc lập thời khóa biểu cho trường đại học“ làm hướng nghiên cứu. Với mục tiêu đưa những ý tưởng khác nhau nhằm tăng hiệu quả tổng quan với thuật toán xếp thời khóa biểu và tìm cách ứng dụng vào thực tế.

Luận văn gồm 3 chương với các nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Trình bày tổng quan về cơ sở mạng nơ-ron nhân tạo, và nêu khái quát ứng dụng mạng nơ-ron trong bài toán xếp thời khóa biểu.
Chương 2: Trình bày phương pháp giải bài toán lập thời khóa biểu, dùng mạng Hopfield sửa đổi nhằm giảm độ phức tạp và tăng tốc giải bài toán, đưa ra những nhận xét về hiệu quả của các mô hình bài toán. 
Chương 3: Thiết kế cài đặt thử nghiệm chương trình ứng dụng mạng nơ-ron Hopfield cho bài toán lập thời khóa biểu, đánh giá về kết quả đạt được.
Ngoài ra, luận văn còn phần phụ lục và tài liệu tham khảo kèm theo ở cuối đề tài.


Nhờ các khả năng: học, nhớ lại và khái quát hóa từ các mẫu huấn luyện hoặc dữ liệu, mạng nơ-ron nhân tạo trở thành một phát minh đầy hứa hẹn của hệ thống xử lý thông tin. Các tính toán nơ-ron cho phép giải quyết tốt những bài toán đặc trưng bởi một số hoặc tất cả các tính chất sau: sử dụng không gian nhiều chiều, các tương tác phức tạp, chưa biết hoặc không thể biết về mặt toán học giữa các biến. Ngoài ra phương pháp này còn cho phép tìm ra nghiệm của nhưng bài toán đòi hỏi đầu vào là các cảm nhận của con người như: tiếng nói, nhìn và nhận dạng..
Bài toán lập thời khóa biểu đại học là một bài toán tối ưu dạng NP-hard và tìm được một thời khóa biểu có chất lượng tốt là một thử thách thực sự. Bài toán với một số lượng lớn các sự kiện và bao gồm nhiều ràng buộc cứng khác nhau để thực hiện việc tìm kiếm thời khóa biểu tối ưu là phức tạp và tốn nhiều thời gian. Để xử lý độ phức tạp của bài toán và để cung cấp việc tự động hỗ trợ con người trong xếp thời khóa biểu, đã có nhiều cách tiếp cận trong các tài liệu tập trung vào bài toán này.
Những công việc nghiên cứu thể hiện trong luận văn nhằm xây dựng theo tình trạng phát biểu tìm kiếm phương pháp luận cho bài toán thời khóa biểu. Nghiên cứu tập trung vào phần xếp lịch dạy của thời khóa biểu nhằm đảm bảo lớp - giáo viên - phòng học tránh bị xung đột. Các tính toán nơ-ron cho phép giải quyết tốt các bài toán có nhiều tương tác phức tạp. Vì vậy, ứng dụng mạng nơ-ron Hopfield trong bài toán thời khóa biểu sẽ hứa hẹn là một giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao khả năng xếp thời khóa biểu nhờ tính hội tụ nhanh đến một trạng thái ổn định của mạng nơ-ron Hopfield.
Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu ứng dụng mạng nơ-ron trong bài toán xếp lịch thời khóa biểu cho trường đại học. Tuy nhiên, lĩnh vực này còn khá mới mẻ và chưa được ứng dụng rộng rãi ở nước ta. Trong nước cũng chưa có một tài liệu chính thống nào về lĩnh vực này. Với những ứng dụng ngày càng rộng rãi của mạng nơ-ron, việc nghiên cứu và áp dụng vào bài toán thời khóa biểu trở nên cấp thiết, và đang rất được quan tâm. Chính vì những lý do trên em đã quyết định chọn đề tài: “Ứng dụng mạng nơ-ron Hopfield trong việc lập thời khóa biểu cho trường đại học“ làm hướng nghiên cứu. Với mục tiêu đưa những ý tưởng khác nhau nhằm tăng hiệu quả tổng quan với thuật toán xếp thời khóa biểu và tìm cách ứng dụng vào thực tế.

Luận văn gồm 3 chương với các nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Trình bày tổng quan về cơ sở mạng nơ-ron nhân tạo, và nêu khái quát ứng dụng mạng nơ-ron trong bài toán xếp thời khóa biểu.
Chương 2: Trình bày phương pháp giải bài toán lập thời khóa biểu, dùng mạng Hopfield sửa đổi nhằm giảm độ phức tạp và tăng tốc giải bài toán, đưa ra những nhận xét về hiệu quả của các mô hình bài toán. 
Chương 3: Thiết kế cài đặt thử nghiệm chương trình ứng dụng mạng nơ-ron Hopfield cho bài toán lập thời khóa biểu, đánh giá về kết quả đạt được.
Ngoài ra, luận văn còn phần phụ lục và tài liệu tham khảo kèm theo ở cuối đề tài.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: