Cấu tạo và nguyên lý của bút thử điện


Bút thử điện trong trong gia đình là dụng cụ phổ biến để kiểm tra nhanh thiết bị hoặc ổ cắm, phích cắm trong nhà có điện hay không. Để phát hiện nơi con người muốn tới gần đang có điện hay không có điện với bút thử điện hạ thế, người cầm bút cắm trực tiếp vào nơi có thể có điện hạ thế, nếu đèn sáng là có điện và ngược lại.

Hiện nay có loại bút thử điện là loại tiếp xúc và không tiếp xúc.

1. Bút thử điện có tiếp xúc với nguồn điện:

Đặc tính kỹ thuật:.

Sơ đồ nguyên lý (hình dưới)

      
Trong đó: Đk đèn khí, R b điện trở mắc nối tiếp với đèn.

Cấu tạo bút thử điện.

Cấu tạo bên trong gồm một đầu kim loại, một lò xo, bóng nê-ôn và một điện trở có trị số vài trăm K đến 1,5 MegaOhm nối tiếp với bóng đèn này.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cấu tạo bút thử điện

Cách dùng.

Ta đặt một đầu bút vào mạch cần đo, ngón tay ta đặt tiếp xúc với phần đỉnh kim loại phía trên đầu bút. Nếu mạch có điện, bóng đèn nê-on trên bút sẽ sáng lên.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cách dùng bút thử điện

Nguyên lý hoạt động.

Bút thử điện áp thấp sử dụng hiệu ứng điện dung ký sinh trên cơ thể người (body stray capacitance) để có thể hoạt động được. Khi đầu bút được đặt lên vật mang điện, dòng điện sẽ đi qua điện trở, qua bóng đèn và qua dung kháng của cơ thể người để hình thành mạch kín, làm cho bóng đèn sáng lên. Thông thường, dòng điện này rất nhỏ nên không đủ để gây giật chết người.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




Ứng dụng.

- Dùng bút thử điện kiểm tra đường dây điện xoay chiều:

Khi đặt bút vào 1 trong 2 chấu cắm, nếu đó là dây nóng (dây pha) bút thử điện sẽ phát sáng đèn, nếu đó là dây nguội (dây trung tính, không có điện) thì đèn sẽ không phát sáng.

Nếu đèn ở bút thử điện đều sáng khi tiếp xúc bút thử điện với dây pha hoặc dây trung tính thì nguồn điện ấy có vấn đề, phải kiểm tra nguồn ngay tránh gây nguy hiểm khi sử dụng điện. Vì dây trung tính (dây lạnh, dây trung hòa)  là dây không có điện nên bút thử điện sẽ không sáng

- Dùng bút thử điện để phân biệt điện xoay chiều với một chiều. Cách phân biệt điện cực +/- của nguồn một chiều.

Khi bóng đèn neon của bút thử điện thông điện, chỉ có cực đấu với cực âm của nguồn một chiều là phát sáng. Khi thử với nguồn xoay chiều, hai cực của bóng đèn neon thay nhau làm cực +/- nên cả hai cực cùng phát sáng. Khi nối bút thử điện vào cực + và cực - của mạch điện một chiều thì chỉ có cực nối với cực - của nguồn điện mới phát sáng.

Lưu ý.

Bút sẽ không thể sử dụng để kiểm tra điện áp một chiều DC. Do bút thử điện sử dụng điện dung ký sinh trên cơ thể người để làm vật dẫn điện nên bút sẽ gây giật nếu bóng đèn bên trong hoặc điện trở bị chạm (do nước lọt vào bên trong bút).

2. Bút thử điện không tiếp xúc với nguồn điện:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)



Thiết bị sẽ phát ra đèn nhấp nháy khi ta để đầu bút thử cách dòng điện từ 1-2 cm, mà không cần phải tiếp xúc với dòng điện ấy, nên độ an toàn rất cao. Có thể thử được cả dòng điện đứt ngầm, âm tường, dưới nền...


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Thông số kĩ thuật
Dải đo: 90V - 1000V
Nhiệt độ đo: -10°C - 50°C
Nguồn: 2 pin AAA


Bút thử điện trong trong gia đình là dụng cụ phổ biến để kiểm tra nhanh thiết bị hoặc ổ cắm, phích cắm trong nhà có điện hay không. Để phát hiện nơi con người muốn tới gần đang có điện hay không có điện với bút thử điện hạ thế, người cầm bút cắm trực tiếp vào nơi có thể có điện hạ thế, nếu đèn sáng là có điện và ngược lại.

Hiện nay có loại bút thử điện là loại tiếp xúc và không tiếp xúc.

1. Bút thử điện có tiếp xúc với nguồn điện:

Đặc tính kỹ thuật:.

Sơ đồ nguyên lý (hình dưới)

      
Trong đó: Đk đèn khí, R b điện trở mắc nối tiếp với đèn.

Cấu tạo bút thử điện.

Cấu tạo bên trong gồm một đầu kim loại, một lò xo, bóng nê-ôn và một điện trở có trị số vài trăm K đến 1,5 MegaOhm nối tiếp với bóng đèn này.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cấu tạo bút thử điện

Cách dùng.

Ta đặt một đầu bút vào mạch cần đo, ngón tay ta đặt tiếp xúc với phần đỉnh kim loại phía trên đầu bút. Nếu mạch có điện, bóng đèn nê-on trên bút sẽ sáng lên.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cách dùng bút thử điện

Nguyên lý hoạt động.

Bút thử điện áp thấp sử dụng hiệu ứng điện dung ký sinh trên cơ thể người (body stray capacitance) để có thể hoạt động được. Khi đầu bút được đặt lên vật mang điện, dòng điện sẽ đi qua điện trở, qua bóng đèn và qua dung kháng của cơ thể người để hình thành mạch kín, làm cho bóng đèn sáng lên. Thông thường, dòng điện này rất nhỏ nên không đủ để gây giật chết người.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




Ứng dụng.

- Dùng bút thử điện kiểm tra đường dây điện xoay chiều:

Khi đặt bút vào 1 trong 2 chấu cắm, nếu đó là dây nóng (dây pha) bút thử điện sẽ phát sáng đèn, nếu đó là dây nguội (dây trung tính, không có điện) thì đèn sẽ không phát sáng.

Nếu đèn ở bút thử điện đều sáng khi tiếp xúc bút thử điện với dây pha hoặc dây trung tính thì nguồn điện ấy có vấn đề, phải kiểm tra nguồn ngay tránh gây nguy hiểm khi sử dụng điện. Vì dây trung tính (dây lạnh, dây trung hòa)  là dây không có điện nên bút thử điện sẽ không sáng

- Dùng bút thử điện để phân biệt điện xoay chiều với một chiều. Cách phân biệt điện cực +/- của nguồn một chiều.

Khi bóng đèn neon của bút thử điện thông điện, chỉ có cực đấu với cực âm của nguồn một chiều là phát sáng. Khi thử với nguồn xoay chiều, hai cực của bóng đèn neon thay nhau làm cực +/- nên cả hai cực cùng phát sáng. Khi nối bút thử điện vào cực + và cực - của mạch điện một chiều thì chỉ có cực nối với cực - của nguồn điện mới phát sáng.

Lưu ý.

Bút sẽ không thể sử dụng để kiểm tra điện áp một chiều DC. Do bút thử điện sử dụng điện dung ký sinh trên cơ thể người để làm vật dẫn điện nên bút sẽ gây giật nếu bóng đèn bên trong hoặc điện trở bị chạm (do nước lọt vào bên trong bút).

2. Bút thử điện không tiếp xúc với nguồn điện:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)



Thiết bị sẽ phát ra đèn nhấp nháy khi ta để đầu bút thử cách dòng điện từ 1-2 cm, mà không cần phải tiếp xúc với dòng điện ấy, nên độ an toàn rất cao. Có thể thử được cả dòng điện đứt ngầm, âm tường, dưới nền...


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Thông số kĩ thuật
Dải đo: 90V - 1000V
Nhiệt độ đo: -10°C - 50°C
Nguồn: 2 pin AAA

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: