Giới thiệu chung về nguyên lý hệ thống cấp đông trong các nhà máy thủy hải sản


Khi nhiệt độ ngoài trời ảnh hưởng đến sự tồn tại của thủy hải sản sau khi đánh bắt. Do vậy,  bảo quản thủy sản luôn là một vấn đề cấp thiết bởi nó ảnh hưởng đến cả sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

Hiện nay, bảo quản thủy sản bằng hệ thống cấp đông được ứng dụng phổ biến rộng rãi hơn hẳn. Tính năng chính của phương pháp này là làm chậm lại sự ươn hỏng và sản phẩm được tan giá sau thời gian bảo quản lạnh đông hầu như không bị thay đổi tính chất ban đầu của nguyên liệu tươi.

Phương pháp này được ứng dụng trong chế biến, xuất khẩu thủy hải sản hay cả trên tàu cá khi đánh bắt cần một thời gian bảo quản để đưa thủy sản về đất liền. 

Ví dụ về mặt bằng của một nhà máy thủy hải sản.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Nhà máy thủy hải sản:

- Kho lạnh công suất 250 tấn (Nhiệt độ từ - 25 đến - 30oC) với diện tích 180 m2.
- Buồng cấp đông công suất 10 tấn/ ngày (Nhiệt độ từ - 23oC) với diện tích 32 m2.
- Buồng bảo quản cá tươi công suất 20 tấn (Nhiệt độ từ 0oC) có diện tích 32 m2.
- Gian chế biến rộng 124 m2. Gian máy rộng 96 m2.

Sơ đồ hệ thống lạnh kho cấp đông môi chất R22.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


1.Máy nén;
2. Bình chứa;
3. Bình ngưng;
4. Bình tách dầu;
5. Bình tách lỏng hồi nhiệt;
6. Dàn lạnh;
7. Tháp giải nhiệt;
8. Bơm nước giải nhiệt;
9. Bình trung gian;
10. Bộ lọc;
11. Bể nước;
12. Bơm xả băng

Hệ thống gồm các thiết bị chính sau đây:

- Máy nén: Hệ thống sử dụng máy nén 2 cấp. Các loại máy nén lạnh thường hay được sử dụng là MYCOM, York-Frick, Bitzer, Copeland vv…
- Bình trung gian: Đối với hệ thống lạnh 2 cấp sử dụng frêôn người ta thường sử dụng bình trung gian kiểu nằm ngang. Bình trung gian kiểu này rất gọn, thuận lợi lắp đặt, vận hành và các thiết bị phụ đi kèm ít hơn.
Đối với hệ thống nhỏ có thể sử dụng bình trung gian kiểu tấm bản của Alfalaval chi phí thấp nhưng rất hiệu quả.
Đối với hệ thống NH3, người ta sử dụng bình trung gian kiểu đứng với đầy đủ các thiết bị bảo vệ, an toàn.
- Bình tách lỏng kiểu hồi nhiệt: Trong các hệ thống lạnh thường các thiết bị kết hợp một hay nhiều công dụng. Trong hệ thống lạnh frêôn người ta sử dụng bình tách lỏng kiêm chức năng hồi nhiệt. Sự kết hợp này thường làm tăng hiệu quả của cả 2 chức năng.

Sơ đồ nguyên lý tủ cấp đông cấp dịch bằng bơm.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


1.Máy nén,
2.Bình chứa cao áp,
3.Tháp ngưng tụ,
4.Bình tách dầu,
5. Bình chứa hạ áp,
6.Bình trung gian,
7.Tủ cấp đông,
8.Bình thu hồi dầu,
9.Bơm dịch,
10.Bơm nước giải nhiệt

Hình trên là sơ đồ nguyên lý hệ thống tủ cấp đông tiếp xúc sử dụng bơm cấp dịch. Theo sơ đồ này, dịch lỏng được bơm bơm thẳng vào các tấm lắc nên tốc độ chuyển động bên trong rất cao, hiệu quả truyền nhiệt tăng lên rỏ rệt, do đó giảm đáng kể thời gian cấp đông. Thời gian cấp đông chỉ còn khoảng 1h30p ÷ 2h30p.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Bản vẽ mạch điện động lực và điều khiển:

Một hệ thống lạnh nhiệt độ âm sâu bao gồm:
- Máy nén ba pha, mạch pump out có giảm tải khi khởi động. Van giảm tải được đóng mạch 2 giây sau khi chuyển vào mạch đấu tam giác của máy nén. Để giảm dòng khởi động, mạch khởi động thiết kế kiểu sao – tam giác.
- Quạt dàn ngưng kiểu ba pha, khởi động trực tiếp.
- Quá trình xả băng được thực hiện thông qua đồng hồ xả băng KT1. Điện trở xả băng làm việc khi máy nén ngừng. (Không tính thời gian máy nén hút kiệt). Kết thúc quá trình xả băng bằng một rơle nhiệt độ xả băng .
- Trong chuỗi an toàn có: rơle nhiệt bảo vệ quá tải máy nén, rơle nhiệt bảo vệ quá tải quạt dàn bay hơi, rơle nhiệt bảo vệ quá tải quạt dàn ngưng, rơle áp suất cao, rơle hiệu áp dầu. Các khí cụ trên có chung một đèn báo sự cố và nút Reset.
- Các đèn báo: “Máy nén ON”, “Xả băng”, “Sự cố chung”.
- Cầu chì: cầu chì chính, cầu chì mạch điều khiển và cầu chì các khí cụ.
- Hệ thống có một công tắc chính 3 cực khóa được.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Mạch điện động lực





(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Mạch điện điều khiển



KA1 – Rơle trung gian mạch điều khiển
KA2 – Rơle trung gian mạch sự cố
KA3 – Rơle trung gian mạch pump out
KT1 – Đồng hồ xả băng
KT2 – Rơle thời gian khống chế khởi động sao – tam giác
KT3 – Rơle thời gian đóng mạch van giảm tải
VĐT1 – Van điện từ giảm tải
VĐT2 – Van điện từ dàn bay hơi
R – Điện trở xả băng
FR1 – Rơle nhiệt máy nén
FR2 – Rơle nhiệt quạt dàn bay hơi
FR3 – Rơle nhiệt quạt dàn ngưng




TÀI LIỆU THAM KHẢO:

TỔNG HỢP - Hệ thống cấp đông nhà máy thủy hải sản.

LINK DOWNLOAD

Chúc các bạn thành công!


Khi nhiệt độ ngoài trời ảnh hưởng đến sự tồn tại của thủy hải sản sau khi đánh bắt. Do vậy,  bảo quản thủy sản luôn là một vấn đề cấp thiết bởi nó ảnh hưởng đến cả sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

Hiện nay, bảo quản thủy sản bằng hệ thống cấp đông được ứng dụng phổ biến rộng rãi hơn hẳn. Tính năng chính của phương pháp này là làm chậm lại sự ươn hỏng và sản phẩm được tan giá sau thời gian bảo quản lạnh đông hầu như không bị thay đổi tính chất ban đầu của nguyên liệu tươi.

Phương pháp này được ứng dụng trong chế biến, xuất khẩu thủy hải sản hay cả trên tàu cá khi đánh bắt cần một thời gian bảo quản để đưa thủy sản về đất liền. 

Ví dụ về mặt bằng của một nhà máy thủy hải sản.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Nhà máy thủy hải sản:

- Kho lạnh công suất 250 tấn (Nhiệt độ từ - 25 đến - 30oC) với diện tích 180 m2.
- Buồng cấp đông công suất 10 tấn/ ngày (Nhiệt độ từ - 23oC) với diện tích 32 m2.
- Buồng bảo quản cá tươi công suất 20 tấn (Nhiệt độ từ 0oC) có diện tích 32 m2.
- Gian chế biến rộng 124 m2. Gian máy rộng 96 m2.

Sơ đồ hệ thống lạnh kho cấp đông môi chất R22.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


1.Máy nén;
2. Bình chứa;
3. Bình ngưng;
4. Bình tách dầu;
5. Bình tách lỏng hồi nhiệt;
6. Dàn lạnh;
7. Tháp giải nhiệt;
8. Bơm nước giải nhiệt;
9. Bình trung gian;
10. Bộ lọc;
11. Bể nước;
12. Bơm xả băng

Hệ thống gồm các thiết bị chính sau đây:

- Máy nén: Hệ thống sử dụng máy nén 2 cấp. Các loại máy nén lạnh thường hay được sử dụng là MYCOM, York-Frick, Bitzer, Copeland vv…
- Bình trung gian: Đối với hệ thống lạnh 2 cấp sử dụng frêôn người ta thường sử dụng bình trung gian kiểu nằm ngang. Bình trung gian kiểu này rất gọn, thuận lợi lắp đặt, vận hành và các thiết bị phụ đi kèm ít hơn.
Đối với hệ thống nhỏ có thể sử dụng bình trung gian kiểu tấm bản của Alfalaval chi phí thấp nhưng rất hiệu quả.
Đối với hệ thống NH3, người ta sử dụng bình trung gian kiểu đứng với đầy đủ các thiết bị bảo vệ, an toàn.
- Bình tách lỏng kiểu hồi nhiệt: Trong các hệ thống lạnh thường các thiết bị kết hợp một hay nhiều công dụng. Trong hệ thống lạnh frêôn người ta sử dụng bình tách lỏng kiêm chức năng hồi nhiệt. Sự kết hợp này thường làm tăng hiệu quả của cả 2 chức năng.

Sơ đồ nguyên lý tủ cấp đông cấp dịch bằng bơm.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


1.Máy nén,
2.Bình chứa cao áp,
3.Tháp ngưng tụ,
4.Bình tách dầu,
5. Bình chứa hạ áp,
6.Bình trung gian,
7.Tủ cấp đông,
8.Bình thu hồi dầu,
9.Bơm dịch,
10.Bơm nước giải nhiệt

Hình trên là sơ đồ nguyên lý hệ thống tủ cấp đông tiếp xúc sử dụng bơm cấp dịch. Theo sơ đồ này, dịch lỏng được bơm bơm thẳng vào các tấm lắc nên tốc độ chuyển động bên trong rất cao, hiệu quả truyền nhiệt tăng lên rỏ rệt, do đó giảm đáng kể thời gian cấp đông. Thời gian cấp đông chỉ còn khoảng 1h30p ÷ 2h30p.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Bản vẽ mạch điện động lực và điều khiển:

Một hệ thống lạnh nhiệt độ âm sâu bao gồm:
- Máy nén ba pha, mạch pump out có giảm tải khi khởi động. Van giảm tải được đóng mạch 2 giây sau khi chuyển vào mạch đấu tam giác của máy nén. Để giảm dòng khởi động, mạch khởi động thiết kế kiểu sao – tam giác.
- Quạt dàn ngưng kiểu ba pha, khởi động trực tiếp.
- Quá trình xả băng được thực hiện thông qua đồng hồ xả băng KT1. Điện trở xả băng làm việc khi máy nén ngừng. (Không tính thời gian máy nén hút kiệt). Kết thúc quá trình xả băng bằng một rơle nhiệt độ xả băng .
- Trong chuỗi an toàn có: rơle nhiệt bảo vệ quá tải máy nén, rơle nhiệt bảo vệ quá tải quạt dàn bay hơi, rơle nhiệt bảo vệ quá tải quạt dàn ngưng, rơle áp suất cao, rơle hiệu áp dầu. Các khí cụ trên có chung một đèn báo sự cố và nút Reset.
- Các đèn báo: “Máy nén ON”, “Xả băng”, “Sự cố chung”.
- Cầu chì: cầu chì chính, cầu chì mạch điều khiển và cầu chì các khí cụ.
- Hệ thống có một công tắc chính 3 cực khóa được.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Mạch điện động lực





(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Mạch điện điều khiển



KA1 – Rơle trung gian mạch điều khiển
KA2 – Rơle trung gian mạch sự cố
KA3 – Rơle trung gian mạch pump out
KT1 – Đồng hồ xả băng
KT2 – Rơle thời gian khống chế khởi động sao – tam giác
KT3 – Rơle thời gian đóng mạch van giảm tải
VĐT1 – Van điện từ giảm tải
VĐT2 – Van điện từ dàn bay hơi
R – Điện trở xả băng
FR1 – Rơle nhiệt máy nén
FR2 – Rơle nhiệt quạt dàn bay hơi
FR3 – Rơle nhiệt quạt dàn ngưng




TÀI LIỆU THAM KHẢO:

TỔNG HỢP - Hệ thống cấp đông nhà máy thủy hải sản.

LINK DOWNLOAD

Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: