Hướng dẫn vận hành và bảo trì lò hơi đúng cách


A. Mở đầu:

Lò hơi được xem như trái tim của một hệ thống sản xuất, nó cung cấp năng lượng cho hầu hết các thiết bị sử dụng nhiệt để thực hiện các công đoạn sấy, hấp, nấu, nung, tôi… bất cứ loại sản phẩm nào; hoặc để tạo ra điện năng trong nhà máy điện.

Một thiết bị quan trọng như lò hơi thường nhận được sự quan tâm rất lớn, nhất là đối với các dây chuyền sản xuất mà chi phí cho nguyên vật liệu sử dụng trong lò hơi có thể chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất.

Nếu vận hành và bảo dưỡng tốt, chi phí tiết kiệm được từ bộ phận lò hơi sẽ giúp cho sản phẩm làm ra có mức chi phí cạnh tranh rất đáng kể, một điều đáng quý trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Ngược lại, sự lơ là hay thiếu hiểu biết trong vận hành và bảo dưỡng lò hơi là một thảm hoạ, vì lò hơi sẽ “đốt cháy” nguyên vật liệu mỗi giờ mỗi phút một cách lãng phí nếu nó được vận hành trong điều kiện hiệu suất cháy thấp. Kết quả là một cơn bão chi phí sẽ quét qua nhà máy và không để lại gì sau đường đi của nó.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Hình 1: Mô hình lò hơi tầng sôi đốt than của hãng Hamada


Vậy câu hỏi đặt ra là bạn đã vận hành và bảo trì lò hơi của nhà máy bạn đúng cách hay chưa? Hãy cùng xem qua các mục sau để trả lời câu hỏi này:

B. Các tiêu chuẩn kỹ thuật tổng thể của lò hơi:

Nhiệt độ an toàn của thiết bị:

Để các thiết bị trong buồng đốt của lò hơi hoạt động tốt, nhiệt độ an toàn khi vận hành phải được khống chế nhỏ hơn 800°C. Nếu vận hành với nhiệt độ buồng đốt cao hơn ngưỡng an toàn này, các thiết bị trong buồng đốt có khả năng bị giảm tuổi thọ hoặc không đảm bảo an toàn, dẫn đến hư hỏng.


Hình 2: Buồng đốt của lò hơi ghi xích tự động lò hơi Hamada


Đối với lò hơi có ghi xích tự động:

Chuyển động của ghi xích nên được điều chỉnh bằng biến tần để quá trình đốt cháy nhiên liệu hoàn toàn có thể điều chỉnh được theo tải sử dụng.

Quá trình cháy:

Để quá trình cháy của nhiên liệu đạt hiệu quả cao nhất với lượng không khí thừa nhỏ nhất, yêu cầu quạt gió và quạt khói phải được điều chỉnh vô cấp theo mức cần thiết.

Nhiệt độ nước giải nhiệt thiết bị:

Các thiết bị như xích cào thải xỉ cần được giải nhiệt bằng nước với nhiệt độ an toàn của xích tải ở mức t = 50÷70 °C.

Lượng vật liệu đốt trên bề mặt ghi:

Cơ cấu điều chỉnh lượng vật liệu đốt trong quá trình đốt phải đảm bảo chiều dày lớp vật liệu từ 80÷90 mm và phải được phân bố đều trên bề mặt ghi xích.

Thiết bị buồng đốt cần phải được kiểm tra và bảo trì thường xuyên trong khi vận hành.

C. Một số kỹ thuật khi vận hành lò hơi:

- Người vận hành phải kiểm tra các thiết bị buồng đốt đầy đủ trước khi vận hành lò hơi.
- Trước khi đưa lò vào hoạt động, người vận hành phải bật quạt hút và quạt thổi để hút hết lượng không khí thừa ở trong buồng đốt ra ngoài.
- Trước khi đưa lò vào sản xuất, người vận hành phải thực hiện mồi lò và nâng nhiệt độ trong buồng đốt lên trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 giờ (đối với các lò hơi có tải trọng nhỏ từ 3 – 5 tấn hơi/giờ thì thời gian này ngắn hơn).
- Trong quá trình lò hoạt động, nhiệt độ trong buồng đốt phải được duy trì ổn định không quá 800oC.


Hình 3: Quan sát quá trình đốt cháy trong buồng đốt lò hơi


- Không để không khí lạnh lọt vào buồng đốt qua các cửa thăm lửa.
- Lò đang hoạt động phải duy trì sao cho áp trong buồng đốt luôn âm.
- Người vận hành không được để mặt ghi trống khi lò đang hoạt động.
- Người vận hành phải thường xuyên kiểm tra xem xét các thiết bị trong lò hơi để có biện pháp xử lý kịp thời các sự cố xảy ra.

Trong khi vận hành các cửa buồng đốt phải đóng chặt ngăn ngừa trương hợp lửa phụt ra ngoài gây tai nạn.

D. Các sự cố có thể xảy ra khi vận hành lò hơi và biện pháp khắc phục:

1.  Ghi xích và gối bị gãy:

Người vận hành phải thực hiện việc dừng lò ngay và tiến hành thay ghi và gối bị gãy, sau đó kiểm tra lại tổng thể lò trước khi đưa lò hoạt động trở lại.

2. Quạt thổi bị dừng đột ngột:

Hiện tượng xảy ra là lửa buồng đốt không cháy sáng, công suất lò giảm. Người vận hành phải dừng lò kiểm tra motor có bị chập điện hay không, nếu không bị thì kiểm tra nguồn điện động lực từ biến tần đến motor, sau đó kiểm tra biến tần và mạch điều khiển PLC… Khi phát hiện những chi tiết nào hư hỏng phải tiến hành sửa chữa hoặc thay mới.

3. Quạt hút bị dừng đột ngột:

Hiện tượng xảy ra là lửa phụt ra ngoài qua cửa coi lửa một cách dữ dội do áp suất buồng đốt dương. Người vận hành phải dừng lò khẩn cấp và thực hiện quy trình kiểm tra quạt hút giống như quy trình kiểm tra quạt thổi ở trên.

4. Tường lò bị sụp lún:

Khi phát hiện sự cố này cần dừng lò để xử lý, nếu phải khi xây lại vòm lò phải tuân thủ đúng theo bản vẽ thiết kế và đúng yêu cầu kỹ thuật.

5.  Ống nước bị thủng:

Khi phát hiện sự cố này cần dừng lò để xử lý bằng cách tiến hành thay ống nước mới đúng theo bản vẽ thiết kế.

E. Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng thiết bị buồng đốt:

Kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên chính là chìa khoá để bảo đảm lò hơi của bạn luôn được giữ ở tình trạng tối ưu nhất. Bạn nên có một bảng kế hoạch bảo dưỡng chi tiết và được thực hiện nghiêm ngặt.

1. Bảo trì hàng ngày:

- Kiểm tra quá trình cháy bằng mắt: Quan sát xem ngọn lửa có gì thay đổi không, sự thay đổi bất thường có thể cho thấy sắp có sự cố.
- Thường xuyên mở cửa đầu lò kiểm tra xem xét hệ thông ghi xích (đối với lò ghi xích).
- Thường xuyên bơm mỡ các ổ bi của hệ thống lò hơi.
- Xả bụi, tro xỉ tại cyclone bụi thô ít nhất 2 lần/ca.

2. Bảo trì hàng tuần:

- Kiểm tra la ghi, gối ghi, tay ghi, ty ghi... có hiện tượng cháy sém hay bể gãy không, nếu có phải thay mới.
- Tăng đơ dây xích giường ghi khi kiểm tra thấy bị chùng.
- Kiểm tra que dò nhiệt độ buồng đốt.
- Tăng đơ dây dai quạt hút nếu bị chùng.

Đối với lò hơi đốt nguyên vật liệu từ trấu: thông ống lò, ống lửa để tránh bụi tro bám gây giảm diện tích tiếp nhiệt hoặc tắc ống.

3. Bảo trì hàng tháng:

- Thông lò thường xuyên định kỳ 3 tháng một lần, vệ sinh tro bụi bên trong buồng đốt.
- Kiểm tra tất cả các đường hút gió đốt đến lò để đảm bảo có đủ không khí cung cấp trong quá trình cháy.

4. Bảo trì 6 tháng:

- Sửa chữa phần chịu nhiệt,khi mở khu vực tiếp xúc lửa cần kiểm tra vật liệu chịu lửa, sửa chữa ngay nếu có hư hỏng. Xem và thực hiện sửa chữa theo hướng dẫn.
- Kiểm tra tổng thể hệ thống ghi xích, gối ghi, tay ghi, đường ray, ổ bạc, tấm gạt xỉ...nếu có hư hỏng phải thay mới.
- Kiểm tra xích tải xỉ nếu mòn thay mới, con lăn, UC …

5. Bảo trì hàng năm:

- Làm sạch các bề mặt tiếp xúc lửa bằng bàn chải hoặc sử dụng máy hút bụi mạnh để hút muội. Sau khi làm sạch nếu lò vẫn còn mở thì nên phun lên các mặt tiếp xúc lửa chất chống ăn mòn.
- Kiểm tra tường buồng đốt xem có gì bất thường để tìm biện pháp khắc phục kịp thời.
- Bảo trì hàng năm kết hợp với cơ quan kiểm định kiểm tra các thiết bị của buồng đốt cẩn thận nhằm ngăn ngừa những sụ cố có thể xảy ra.

6. Bảo trì 3 năm:

Tiến hành tẩy lò bằng hoá chất chuyên dụng để loại bỏ cáu cặn bám vào thành trong của hệ thống đường ống lò hơi. Việc này giúp tăng tuổi thọ lò hơi và giảm thiểu khả năng đường ống lò hơi bị mục, thủng do bám cáu cặn ăn mòn.

F.  Kết luận:

Để đảm bảo lò hơi của bạn được vận hành tốt, cần tuân thủ các mục trên đây một cách nghiêm ngặt.


NGUỒN BÀI VIẾT: Phòng kỹ thuật - Công ty TNHH Mekong Delta


Độc giả của EBOOKBKMT rất cảm ơn các anh vì bài viết rất hữu ích này.


G. VIDEO THAM KHẢO:








H. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

TỔNG HỢP - Bảo trì lò hơi.



Chúc các bạn thành công!


A. Mở đầu:

Lò hơi được xem như trái tim của một hệ thống sản xuất, nó cung cấp năng lượng cho hầu hết các thiết bị sử dụng nhiệt để thực hiện các công đoạn sấy, hấp, nấu, nung, tôi… bất cứ loại sản phẩm nào; hoặc để tạo ra điện năng trong nhà máy điện.

Một thiết bị quan trọng như lò hơi thường nhận được sự quan tâm rất lớn, nhất là đối với các dây chuyền sản xuất mà chi phí cho nguyên vật liệu sử dụng trong lò hơi có thể chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất.

Nếu vận hành và bảo dưỡng tốt, chi phí tiết kiệm được từ bộ phận lò hơi sẽ giúp cho sản phẩm làm ra có mức chi phí cạnh tranh rất đáng kể, một điều đáng quý trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Ngược lại, sự lơ là hay thiếu hiểu biết trong vận hành và bảo dưỡng lò hơi là một thảm hoạ, vì lò hơi sẽ “đốt cháy” nguyên vật liệu mỗi giờ mỗi phút một cách lãng phí nếu nó được vận hành trong điều kiện hiệu suất cháy thấp. Kết quả là một cơn bão chi phí sẽ quét qua nhà máy và không để lại gì sau đường đi của nó.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Hình 1: Mô hình lò hơi tầng sôi đốt than của hãng Hamada


Vậy câu hỏi đặt ra là bạn đã vận hành và bảo trì lò hơi của nhà máy bạn đúng cách hay chưa? Hãy cùng xem qua các mục sau để trả lời câu hỏi này:

B. Các tiêu chuẩn kỹ thuật tổng thể của lò hơi:

Nhiệt độ an toàn của thiết bị:

Để các thiết bị trong buồng đốt của lò hơi hoạt động tốt, nhiệt độ an toàn khi vận hành phải được khống chế nhỏ hơn 800°C. Nếu vận hành với nhiệt độ buồng đốt cao hơn ngưỡng an toàn này, các thiết bị trong buồng đốt có khả năng bị giảm tuổi thọ hoặc không đảm bảo an toàn, dẫn đến hư hỏng.


Hình 2: Buồng đốt của lò hơi ghi xích tự động lò hơi Hamada


Đối với lò hơi có ghi xích tự động:

Chuyển động của ghi xích nên được điều chỉnh bằng biến tần để quá trình đốt cháy nhiên liệu hoàn toàn có thể điều chỉnh được theo tải sử dụng.

Quá trình cháy:

Để quá trình cháy của nhiên liệu đạt hiệu quả cao nhất với lượng không khí thừa nhỏ nhất, yêu cầu quạt gió và quạt khói phải được điều chỉnh vô cấp theo mức cần thiết.

Nhiệt độ nước giải nhiệt thiết bị:

Các thiết bị như xích cào thải xỉ cần được giải nhiệt bằng nước với nhiệt độ an toàn của xích tải ở mức t = 50÷70 °C.

Lượng vật liệu đốt trên bề mặt ghi:

Cơ cấu điều chỉnh lượng vật liệu đốt trong quá trình đốt phải đảm bảo chiều dày lớp vật liệu từ 80÷90 mm và phải được phân bố đều trên bề mặt ghi xích.

Thiết bị buồng đốt cần phải được kiểm tra và bảo trì thường xuyên trong khi vận hành.

C. Một số kỹ thuật khi vận hành lò hơi:

- Người vận hành phải kiểm tra các thiết bị buồng đốt đầy đủ trước khi vận hành lò hơi.
- Trước khi đưa lò vào hoạt động, người vận hành phải bật quạt hút và quạt thổi để hút hết lượng không khí thừa ở trong buồng đốt ra ngoài.
- Trước khi đưa lò vào sản xuất, người vận hành phải thực hiện mồi lò và nâng nhiệt độ trong buồng đốt lên trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 giờ (đối với các lò hơi có tải trọng nhỏ từ 3 – 5 tấn hơi/giờ thì thời gian này ngắn hơn).
- Trong quá trình lò hoạt động, nhiệt độ trong buồng đốt phải được duy trì ổn định không quá 800oC.


Hình 3: Quan sát quá trình đốt cháy trong buồng đốt lò hơi


- Không để không khí lạnh lọt vào buồng đốt qua các cửa thăm lửa.
- Lò đang hoạt động phải duy trì sao cho áp trong buồng đốt luôn âm.
- Người vận hành không được để mặt ghi trống khi lò đang hoạt động.
- Người vận hành phải thường xuyên kiểm tra xem xét các thiết bị trong lò hơi để có biện pháp xử lý kịp thời các sự cố xảy ra.

Trong khi vận hành các cửa buồng đốt phải đóng chặt ngăn ngừa trương hợp lửa phụt ra ngoài gây tai nạn.

D. Các sự cố có thể xảy ra khi vận hành lò hơi và biện pháp khắc phục:

1.  Ghi xích và gối bị gãy:

Người vận hành phải thực hiện việc dừng lò ngay và tiến hành thay ghi và gối bị gãy, sau đó kiểm tra lại tổng thể lò trước khi đưa lò hoạt động trở lại.

2. Quạt thổi bị dừng đột ngột:

Hiện tượng xảy ra là lửa buồng đốt không cháy sáng, công suất lò giảm. Người vận hành phải dừng lò kiểm tra motor có bị chập điện hay không, nếu không bị thì kiểm tra nguồn điện động lực từ biến tần đến motor, sau đó kiểm tra biến tần và mạch điều khiển PLC… Khi phát hiện những chi tiết nào hư hỏng phải tiến hành sửa chữa hoặc thay mới.

3. Quạt hút bị dừng đột ngột:

Hiện tượng xảy ra là lửa phụt ra ngoài qua cửa coi lửa một cách dữ dội do áp suất buồng đốt dương. Người vận hành phải dừng lò khẩn cấp và thực hiện quy trình kiểm tra quạt hút giống như quy trình kiểm tra quạt thổi ở trên.

4. Tường lò bị sụp lún:

Khi phát hiện sự cố này cần dừng lò để xử lý, nếu phải khi xây lại vòm lò phải tuân thủ đúng theo bản vẽ thiết kế và đúng yêu cầu kỹ thuật.

5.  Ống nước bị thủng:

Khi phát hiện sự cố này cần dừng lò để xử lý bằng cách tiến hành thay ống nước mới đúng theo bản vẽ thiết kế.

E. Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng thiết bị buồng đốt:

Kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên chính là chìa khoá để bảo đảm lò hơi của bạn luôn được giữ ở tình trạng tối ưu nhất. Bạn nên có một bảng kế hoạch bảo dưỡng chi tiết và được thực hiện nghiêm ngặt.

1. Bảo trì hàng ngày:

- Kiểm tra quá trình cháy bằng mắt: Quan sát xem ngọn lửa có gì thay đổi không, sự thay đổi bất thường có thể cho thấy sắp có sự cố.
- Thường xuyên mở cửa đầu lò kiểm tra xem xét hệ thông ghi xích (đối với lò ghi xích).
- Thường xuyên bơm mỡ các ổ bi của hệ thống lò hơi.
- Xả bụi, tro xỉ tại cyclone bụi thô ít nhất 2 lần/ca.

2. Bảo trì hàng tuần:

- Kiểm tra la ghi, gối ghi, tay ghi, ty ghi... có hiện tượng cháy sém hay bể gãy không, nếu có phải thay mới.
- Tăng đơ dây xích giường ghi khi kiểm tra thấy bị chùng.
- Kiểm tra que dò nhiệt độ buồng đốt.
- Tăng đơ dây dai quạt hút nếu bị chùng.

Đối với lò hơi đốt nguyên vật liệu từ trấu: thông ống lò, ống lửa để tránh bụi tro bám gây giảm diện tích tiếp nhiệt hoặc tắc ống.

3. Bảo trì hàng tháng:

- Thông lò thường xuyên định kỳ 3 tháng một lần, vệ sinh tro bụi bên trong buồng đốt.
- Kiểm tra tất cả các đường hút gió đốt đến lò để đảm bảo có đủ không khí cung cấp trong quá trình cháy.

4. Bảo trì 6 tháng:

- Sửa chữa phần chịu nhiệt,khi mở khu vực tiếp xúc lửa cần kiểm tra vật liệu chịu lửa, sửa chữa ngay nếu có hư hỏng. Xem và thực hiện sửa chữa theo hướng dẫn.
- Kiểm tra tổng thể hệ thống ghi xích, gối ghi, tay ghi, đường ray, ổ bạc, tấm gạt xỉ...nếu có hư hỏng phải thay mới.
- Kiểm tra xích tải xỉ nếu mòn thay mới, con lăn, UC …

5. Bảo trì hàng năm:

- Làm sạch các bề mặt tiếp xúc lửa bằng bàn chải hoặc sử dụng máy hút bụi mạnh để hút muội. Sau khi làm sạch nếu lò vẫn còn mở thì nên phun lên các mặt tiếp xúc lửa chất chống ăn mòn.
- Kiểm tra tường buồng đốt xem có gì bất thường để tìm biện pháp khắc phục kịp thời.
- Bảo trì hàng năm kết hợp với cơ quan kiểm định kiểm tra các thiết bị của buồng đốt cẩn thận nhằm ngăn ngừa những sụ cố có thể xảy ra.

6. Bảo trì 3 năm:

Tiến hành tẩy lò bằng hoá chất chuyên dụng để loại bỏ cáu cặn bám vào thành trong của hệ thống đường ống lò hơi. Việc này giúp tăng tuổi thọ lò hơi và giảm thiểu khả năng đường ống lò hơi bị mục, thủng do bám cáu cặn ăn mòn.

F.  Kết luận:

Để đảm bảo lò hơi của bạn được vận hành tốt, cần tuân thủ các mục trên đây một cách nghiêm ngặt.


NGUỒN BÀI VIẾT: Phòng kỹ thuật - Công ty TNHH Mekong Delta


Độc giả của EBOOKBKMT rất cảm ơn các anh vì bài viết rất hữu ích này.


G. VIDEO THAM KHẢO:








H. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

TỔNG HỢP - Bảo trì lò hơi.



Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: