Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Kim Bảng - Tỉnh Hà Nam


Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước mà trước hết là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói riêng đang phải đương đầu với một cuộc cạnh tranh quyết liệt, trong đó có nhiều cơ hội để phát triển nhưng những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt cũng không nhỏ.
Chất lượng của nguồn nhân lực vốn được xem là khâu then chốt để nâng cao tính bền vững của nền kinh tế, của phát triển xã hội thì vẫn còn nhiều hạn chế hay nói đúng hơn là vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

Chính vì vậy, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, với chỉ số ước đạt 55% lao động có tay nghề cao, nhằm đáp ứng được thách thức của nền kinh tế thị trường trong hiện tại và tương lai. Thông qua chiến lược này, Chính phủ kỳ vọng người lao động có đủ trình độ, độ nhạy cảm đối mặt với một thách thức rất lớn là môi trường làm việc mang tính cạnh tranh. Cạnh tranh với lao động trong nước và cạnh tranh với lao động nước ngoài, khi tham gia vào quá trình xuất khẩu lao động hay khi lao động nước ngoài trực tiếp vào làm việc tại Việt Nam.
 Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp khi có tới 60,9 triệu người sống ở nông thôn chiếm 69,4% dân số cả nước, lao động nông thôn từ 15 tuổi trở lên chiếm 48,0% lực lượng lao động toàn xã hội (Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam năm 2011- tổng cục thống kê). Ngoài ra hằng năm lại có thêm gần 1 triệu người đến tuổi lao động bổ sung vào đội ngũ lực lượng lao động. Trong khi đó, vấn đề đào tạo nghề và sử dụng lao động đã được đào tạo đang còn nhiều bất cập như: Các trường đại học, cao đẳng ồ ạt mở rộng đào tạo đến cả bậc trung cấp nghề, nhưng hầu hết trang thiết bị của các trường nghề đều rơi vào tình trạng lạc hậu. Có những trường nghề hiện nay còn dùng các loại máy móc những năm 60 - 70 của thế kỷ 20 được nhập từ các nước Ðông Âu; đội ngũ giáo viên cũng chưa thật sự đủ mạnh để có thể truyền nghề cho học sinh của mình. Từ thực tiễn công tác đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, chúng ta có thể nhận thấy một nghịch lý tồn tại hiển nhiên "thừa thầy thiếu thợ", chưa kể tâm lý học trung cấp rất khó tìm được việc làm, nếu có thì thu nhập cũng ở mức rất thấp. Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nói chung và LĐNT nói riêng để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước cần tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện thuận lợi để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT. Theo số liệu của Niên giám thống kê năm 2010 tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo là 15,5% , trong đó LĐNT đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm 9,1%.

LINK DOWNLOAD


Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước mà trước hết là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói riêng đang phải đương đầu với một cuộc cạnh tranh quyết liệt, trong đó có nhiều cơ hội để phát triển nhưng những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt cũng không nhỏ.
Chất lượng của nguồn nhân lực vốn được xem là khâu then chốt để nâng cao tính bền vững của nền kinh tế, của phát triển xã hội thì vẫn còn nhiều hạn chế hay nói đúng hơn là vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

Chính vì vậy, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, với chỉ số ước đạt 55% lao động có tay nghề cao, nhằm đáp ứng được thách thức của nền kinh tế thị trường trong hiện tại và tương lai. Thông qua chiến lược này, Chính phủ kỳ vọng người lao động có đủ trình độ, độ nhạy cảm đối mặt với một thách thức rất lớn là môi trường làm việc mang tính cạnh tranh. Cạnh tranh với lao động trong nước và cạnh tranh với lao động nước ngoài, khi tham gia vào quá trình xuất khẩu lao động hay khi lao động nước ngoài trực tiếp vào làm việc tại Việt Nam.
 Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp khi có tới 60,9 triệu người sống ở nông thôn chiếm 69,4% dân số cả nước, lao động nông thôn từ 15 tuổi trở lên chiếm 48,0% lực lượng lao động toàn xã hội (Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam năm 2011- tổng cục thống kê). Ngoài ra hằng năm lại có thêm gần 1 triệu người đến tuổi lao động bổ sung vào đội ngũ lực lượng lao động. Trong khi đó, vấn đề đào tạo nghề và sử dụng lao động đã được đào tạo đang còn nhiều bất cập như: Các trường đại học, cao đẳng ồ ạt mở rộng đào tạo đến cả bậc trung cấp nghề, nhưng hầu hết trang thiết bị của các trường nghề đều rơi vào tình trạng lạc hậu. Có những trường nghề hiện nay còn dùng các loại máy móc những năm 60 - 70 của thế kỷ 20 được nhập từ các nước Ðông Âu; đội ngũ giáo viên cũng chưa thật sự đủ mạnh để có thể truyền nghề cho học sinh của mình. Từ thực tiễn công tác đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, chúng ta có thể nhận thấy một nghịch lý tồn tại hiển nhiên "thừa thầy thiếu thợ", chưa kể tâm lý học trung cấp rất khó tìm được việc làm, nếu có thì thu nhập cũng ở mức rất thấp. Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nói chung và LĐNT nói riêng để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước cần tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện thuận lợi để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT. Theo số liệu của Niên giám thống kê năm 2010 tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo là 15,5% , trong đó LĐNT đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm 9,1%.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: