Nguyên lý hoạt động của động cơ xăng xe ô tô


Động cơ trong xe ô tô là trái tim của chiếc xe có nhiệm vụ sản sinh công suất để làm xe chạy và phát điện để chạy các thiết bị điện trên xe - Dẫn động máy nén điều hòa không khí.  

A. Cấu tạo của động cơ xăng.




Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền:

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền dùng để biến chuyển động tịnh tiến của pit tông thành chuyển động quay của trục khuỷu.
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm: xi lanh với nắp có thể tháo rời, pit tông với các xec măng, chốt pit tông, thanh truyền có đầu nhỏ (đầu trên) nối với pit tông và đầu to (phía dưới) nối với trục khuỷu, bánh đà bắt chặt vào đuôi trục khuỷu. Pit tông chuyển động tịnh tiến lên xuống trong xi lanh. Trục khuỷu  quay trong các vòng bi đặt trong các te, các te đúc liền với xi lanh. Ở phía dưới của động cơ được đậy kín bằng các te và dùng để chứa dầu bôi trơn.

Cơ cấu phân phối khí:

Cơ cấu phân phối khí dùng để nạp đầy hoà khí vào xi lanh và xả sạch khí cháy ra khỏi xi lanh.
Cơ cấu phân phối khí gồm: xu páp nạp và xu páp  xả, lò xo, ống dẫn hướng xu páp, ống dẫn hướng xu páp, con đội, đũa đẩy, cần đẩy xu páp, trục cam đặt trong các ổ đỡ của cácte, các bánh răng truyền chuyển động quay từ trục khuỷu  tới trục cam.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Hệ thống làm mát có bơm nước, dùng để toả nhiệt từ xi lanh và nắp xi lanh.

Hệ thống bôi trơn gồm bơm dầu nhờn  và các bầu lọc dùng để đưa dầu nhờn đến các bề mặt chi tiết có ma sát.

Hệ thống nhiên liệu dùng để chuẩn bị hoà khí cung cấp cho động cơ. Ngoài bộ chế hoà khí, hệ thống nhiên liệu còn bao gồm thùng nhiên liệu, bơm nhiên liệu, các bầu lọc nhiên liệu và bầu lọc không khí, các đường ống nạp, ống xả và ống tiêu âm.

Hệ thống đánh lửa dùng để đốt cháy hoà khí trong xi lanh động cơ.
Nó bao gồm: nguồn điện, ống tăng điện, bộ chia điện, dây dẫn và bu gi  đánh lửa.

B. Các chu trình làm việc của động cơ xăng (Lấy ví dụ với động cơ xăng 4 kỳ).

Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay, còn pit tông nối bản lề với trục khuỷu qua thanh truyền, sẽ chuyển động tịnh tiến trong xi lanh.
Mỗi chu trình làm việc của động cơ xăng bốn kỳ (bao gồm bồn hành trình nạp, nén, nổ và xả) có một lần sinh công (nổ), pit tông dịch chuyển lên xuống bốn lần và trục khuỷu phải quay hai vòng (từ 0° đến 720°). Mỗi lần pit tông lên hoặc xuống gọi là một hành trình hay một kỳ. Chu trình làm việc của động cơ xăng bốn kỳ như sau:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Kỳ 1 – Kỳ hút (kỳ nạp):

Trong hành trình này, khi trục khuỷu quay từ (0° đến 180°), xupap hút mở, xupap nạp đóng, piston di chuyển từ ĐCT xuống ĐCD, không khí (hoặc hỗn hợp không khí – nhiên liệu) được nạp từ từ bộ chế hoà khí, qua ống nạp được hút vào xi lanh. Kỳ hút kết thúc khi piston xuống đến ĐCD và cả 2 xupap nạp và xả đều đóng kín.

Cuối hành trình nạp, áp suất và nhiệt độ của hoà khí trong xi lanh là:

P = 0,08 - 0,09 MPa
t = 75 – 129°C

Kỳ 2 – Kỳ nén:

Trong hành trình này, trục khuỷu quay (từ 180° đến 360°), cả 2 xupap nạp và xả đều đóng, piston di chuyển từ ĐCD lên ĐCT. Hành trình đi lên piston sẽ nén không khí (hoặc hỗn hợp hòa khí) bên trong lại, khi piston lên đến gần ĐCT hỗn hợp hòa khí được nén lại có nhiệt độ và áp suất rất cao, rất dễ dàng cho sự cháy diễn ra trong kỳ nổ.

Cuối hành trình nén, áp suất và nhiệt độ của hoà khí bị nén trong xi lanh là:

P = 1,0 – 1,5 MPa
t = 350 – 400°C


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Kỳ 3 – Kỳ nổ (sinh công):

Tiếp nối kỳ nén khi piston lên đến ĐCT bugi đánh lửa phát tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp hòa khí đang có nhiệt độ và áp suất rất cao, khí cháy giãn nở tác dụng lên đỉnh pit tông và đẩy pit tông từ ĐCT xuống ĐCD, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay từ (360° đến 540°) sinh công, truyền lực ra bên ngoài động cơ. Ở kỳ nổ cả 2 xupap nạp và xả đều đóng kín.
Đối với động cơ diesel thì không có bugi phát tia lửa điện mà thay vào đó là vòi phun nhiên liệu sẽ thực hiện việc phun nhiên liệu tơi sương vào trong buồng đốt để hình thành hòa khí và tự đốt cháy sinh công.

Cuối hành trình cháy và bắt đầu quá trình giãn nở, áp suất và nhiệt độ của khí cháy trong xi lanh là:

P = 3,5 – 5 MPa
t = 2200 – 2500°C

Kỳ 4 – Kỳ xả (thải):

Trong hành trình này, trục khuỷu quay (từ 540° đến 720°), pit tông chuyển động từ ĐCD lên ĐCT. Theo quán tính piston tiếp tục chuyển động từ ĐCD lên ĐCT, lúc này xupap nạp đóng, xupap xả mở, khí cháy bên trong xylanh động cơ có áp suất cao sẽ được đẩy ra bên ngoài theo đường ống xả ra môi trường.

Cuối hành trình xả, áp suất và nhiệt độ của khí xả trong xi lanh là:

P = 0,11 – 0,12 MPa
t = 700 – 800°C

Khi pit tông đến ĐCT xu páp xả đóng lại, hoàn thành một chu trình làm việc của động cơ.






C. Video tham khảo:




D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

TỔNG HỢP - Động cơ xăng xe ô tô.


NGUỒN: Tổng hợp

Chúc các bạn thành công!


Động cơ trong xe ô tô là trái tim của chiếc xe có nhiệm vụ sản sinh công suất để làm xe chạy và phát điện để chạy các thiết bị điện trên xe - Dẫn động máy nén điều hòa không khí.  

A. Cấu tạo của động cơ xăng.




Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền:

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền dùng để biến chuyển động tịnh tiến của pit tông thành chuyển động quay của trục khuỷu.
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm: xi lanh với nắp có thể tháo rời, pit tông với các xec măng, chốt pit tông, thanh truyền có đầu nhỏ (đầu trên) nối với pit tông và đầu to (phía dưới) nối với trục khuỷu, bánh đà bắt chặt vào đuôi trục khuỷu. Pit tông chuyển động tịnh tiến lên xuống trong xi lanh. Trục khuỷu  quay trong các vòng bi đặt trong các te, các te đúc liền với xi lanh. Ở phía dưới của động cơ được đậy kín bằng các te và dùng để chứa dầu bôi trơn.

Cơ cấu phân phối khí:

Cơ cấu phân phối khí dùng để nạp đầy hoà khí vào xi lanh và xả sạch khí cháy ra khỏi xi lanh.
Cơ cấu phân phối khí gồm: xu páp nạp và xu páp  xả, lò xo, ống dẫn hướng xu páp, ống dẫn hướng xu páp, con đội, đũa đẩy, cần đẩy xu páp, trục cam đặt trong các ổ đỡ của cácte, các bánh răng truyền chuyển động quay từ trục khuỷu  tới trục cam.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Hệ thống làm mát có bơm nước, dùng để toả nhiệt từ xi lanh và nắp xi lanh.

Hệ thống bôi trơn gồm bơm dầu nhờn  và các bầu lọc dùng để đưa dầu nhờn đến các bề mặt chi tiết có ma sát.

Hệ thống nhiên liệu dùng để chuẩn bị hoà khí cung cấp cho động cơ. Ngoài bộ chế hoà khí, hệ thống nhiên liệu còn bao gồm thùng nhiên liệu, bơm nhiên liệu, các bầu lọc nhiên liệu và bầu lọc không khí, các đường ống nạp, ống xả và ống tiêu âm.

Hệ thống đánh lửa dùng để đốt cháy hoà khí trong xi lanh động cơ.
Nó bao gồm: nguồn điện, ống tăng điện, bộ chia điện, dây dẫn và bu gi  đánh lửa.

B. Các chu trình làm việc của động cơ xăng (Lấy ví dụ với động cơ xăng 4 kỳ).

Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay, còn pit tông nối bản lề với trục khuỷu qua thanh truyền, sẽ chuyển động tịnh tiến trong xi lanh.
Mỗi chu trình làm việc của động cơ xăng bốn kỳ (bao gồm bồn hành trình nạp, nén, nổ và xả) có một lần sinh công (nổ), pit tông dịch chuyển lên xuống bốn lần và trục khuỷu phải quay hai vòng (từ 0° đến 720°). Mỗi lần pit tông lên hoặc xuống gọi là một hành trình hay một kỳ. Chu trình làm việc của động cơ xăng bốn kỳ như sau:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Kỳ 1 – Kỳ hút (kỳ nạp):

Trong hành trình này, khi trục khuỷu quay từ (0° đến 180°), xupap hút mở, xupap nạp đóng, piston di chuyển từ ĐCT xuống ĐCD, không khí (hoặc hỗn hợp không khí – nhiên liệu) được nạp từ từ bộ chế hoà khí, qua ống nạp được hút vào xi lanh. Kỳ hút kết thúc khi piston xuống đến ĐCD và cả 2 xupap nạp và xả đều đóng kín.

Cuối hành trình nạp, áp suất và nhiệt độ của hoà khí trong xi lanh là:

P = 0,08 - 0,09 MPa
t = 75 – 129°C

Kỳ 2 – Kỳ nén:

Trong hành trình này, trục khuỷu quay (từ 180° đến 360°), cả 2 xupap nạp và xả đều đóng, piston di chuyển từ ĐCD lên ĐCT. Hành trình đi lên piston sẽ nén không khí (hoặc hỗn hợp hòa khí) bên trong lại, khi piston lên đến gần ĐCT hỗn hợp hòa khí được nén lại có nhiệt độ và áp suất rất cao, rất dễ dàng cho sự cháy diễn ra trong kỳ nổ.

Cuối hành trình nén, áp suất và nhiệt độ của hoà khí bị nén trong xi lanh là:

P = 1,0 – 1,5 MPa
t = 350 – 400°C


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Kỳ 3 – Kỳ nổ (sinh công):

Tiếp nối kỳ nén khi piston lên đến ĐCT bugi đánh lửa phát tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp hòa khí đang có nhiệt độ và áp suất rất cao, khí cháy giãn nở tác dụng lên đỉnh pit tông và đẩy pit tông từ ĐCT xuống ĐCD, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay từ (360° đến 540°) sinh công, truyền lực ra bên ngoài động cơ. Ở kỳ nổ cả 2 xupap nạp và xả đều đóng kín.
Đối với động cơ diesel thì không có bugi phát tia lửa điện mà thay vào đó là vòi phun nhiên liệu sẽ thực hiện việc phun nhiên liệu tơi sương vào trong buồng đốt để hình thành hòa khí và tự đốt cháy sinh công.

Cuối hành trình cháy và bắt đầu quá trình giãn nở, áp suất và nhiệt độ của khí cháy trong xi lanh là:

P = 3,5 – 5 MPa
t = 2200 – 2500°C

Kỳ 4 – Kỳ xả (thải):

Trong hành trình này, trục khuỷu quay (từ 540° đến 720°), pit tông chuyển động từ ĐCD lên ĐCT. Theo quán tính piston tiếp tục chuyển động từ ĐCD lên ĐCT, lúc này xupap nạp đóng, xupap xả mở, khí cháy bên trong xylanh động cơ có áp suất cao sẽ được đẩy ra bên ngoài theo đường ống xả ra môi trường.

Cuối hành trình xả, áp suất và nhiệt độ của khí xả trong xi lanh là:

P = 0,11 – 0,12 MPa
t = 700 – 800°C

Khi pit tông đến ĐCT xu páp xả đóng lại, hoàn thành một chu trình làm việc của động cơ.






C. Video tham khảo:




D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

TỔNG HỢP - Động cơ xăng xe ô tô.


NGUỒN: Tổng hợp

Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: