TÀI LIỆU - Nhận biết các chất hữu cơ


1. Hidrocacbon no (ankan, xicloankan):

* Có thể nhận biết ankan và xicloankan (n>=5) bằng tính trơ hóa học với hầu hết các thuốc thử thông thường như không làm mất màu dd nước Br2, KMnO4... và cũng không tan  trong axit H2SO4
* Các xicloankan (n>=4) tan trong H2SO4 đặc, làm mất màu  Br2 trong CCl4 nhưng không làm mất màu dd KMnO4
Các hidrocacbon có 1-4 nguyên tử C tồn tại ở thể khí


2. Hidrocacbon không no (anken, ankadien, ankin):

* Tan trong H2SO4 đặc
* Nhận biết tính không no: làm mất màu dd Br2 (nâu đỏ), dd KMnO4 (tím) do phản ứng cộng và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
* Nhận biết ank-1-in: tạo kết tủa màu vàng với dd AgNO3/NH3, tạo kết tủa màu đỏ với dd CuCl/NH3
* Xác định cấu tạo của anken bằng phản ứng ozon phân hoặc oxi hóa bằng KMnO4/H+. Dựa vào cấu tạo của các chất sản phẩm suy ra cấu tạo của anken
* Phân biệt hidrocacbon chứa nối đôi C=C và chứa nối ba C≡C bằng phản ứng cộng nước (H+). Nếu tạo rarượu đó là hidrocacbon chứa nối đôi. Nếu tạo andehit/xeton là hidrocacbon chứanối ba

3. Aren (benzen và các chất đồng đẳng):

* Nhận biết benzen: chất lỏng không màu, không tan trong nước (nhẹ nổi lên trên), có mùi thơm đặc trưng, không làm mất màu dd Br2 và KMnO4
* Nhận biết đồng đẳng benzen: không làm mất màu dd Br2, không tan trong nước, làm nhạt màu dd KMnO4 khi đun nóng (do phản ứng ở C mạch nhánh)
* Có thể phân biệt aren với anken và xicloankan bằng H2SO4 đặc (aren tan được)

4. Dẫn xuất halogen:

* Nhận biết sự có mặt của halogen: Dùng giấy lọc tẩm rượu, cho thêm vài giọt hóa chất cần nhận biết (chất lỏng hoặc dung dịch trong rượu) rồi đốt và hứng sản phẩm cháy vào một phễu thủy tinh có phủ lớp dd AgNo3 và úp ngược. Nếu hóa chất nhận biết là dẫn xuất halogen sẽ tạokết tủa trắng hoặc vàng ở thành phễu (bạc halogenua). Kết tủa này tan nếu cho thêm amoniac.
* Phân biệt các loại dẫn xuất halogen: dùng dung dịch AgNO3 trong rượu cho trực tiếp vào dẫn xuất halogen cần nhận biết. Tùy theo bậc của dẫn xuất halogen (độ linh động của nguyên tử halogen) mà phản ứng tạo thành bạc halogenua có thể xảy ra nhanh hay chậm hoặc không xảy ra. Ví dụ:
+Alyl, benzylhalogenua: tạo kết tủa rất nhanh  ở nhiệt độ phòng
+Dẫn xuất halogen bậc 3: tạo kết tủa nhanh  ở nhiệt độ phòng:
+Dẫn xuất halogen bậc 2: tạo kết tủa ngay  khi đun nóng:
+Dẫn xuất halogen bậc 1: tạo kết tủa khi đun lâu hơn
+Dẫn xuất vinyl và phenylhalogenua: không tạo kết tủa
* Có thể phân biệt các dẫn xuất halogen dựa vào phản ứng thủy phân sau đó tùy theo đặc điểm của sản phẩm thủy phân sẽ có thể suy ra cấu tạo của dẫn xuất halogen ban đầu.

LINK DOWNLOAD


1. Hidrocacbon no (ankan, xicloankan):

* Có thể nhận biết ankan và xicloankan (n>=5) bằng tính trơ hóa học với hầu hết các thuốc thử thông thường như không làm mất màu dd nước Br2, KMnO4... và cũng không tan  trong axit H2SO4
* Các xicloankan (n>=4) tan trong H2SO4 đặc, làm mất màu  Br2 trong CCl4 nhưng không làm mất màu dd KMnO4
Các hidrocacbon có 1-4 nguyên tử C tồn tại ở thể khí


2. Hidrocacbon không no (anken, ankadien, ankin):

* Tan trong H2SO4 đặc
* Nhận biết tính không no: làm mất màu dd Br2 (nâu đỏ), dd KMnO4 (tím) do phản ứng cộng và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
* Nhận biết ank-1-in: tạo kết tủa màu vàng với dd AgNO3/NH3, tạo kết tủa màu đỏ với dd CuCl/NH3
* Xác định cấu tạo của anken bằng phản ứng ozon phân hoặc oxi hóa bằng KMnO4/H+. Dựa vào cấu tạo của các chất sản phẩm suy ra cấu tạo của anken
* Phân biệt hidrocacbon chứa nối đôi C=C và chứa nối ba C≡C bằng phản ứng cộng nước (H+). Nếu tạo rarượu đó là hidrocacbon chứa nối đôi. Nếu tạo andehit/xeton là hidrocacbon chứanối ba

3. Aren (benzen và các chất đồng đẳng):

* Nhận biết benzen: chất lỏng không màu, không tan trong nước (nhẹ nổi lên trên), có mùi thơm đặc trưng, không làm mất màu dd Br2 và KMnO4
* Nhận biết đồng đẳng benzen: không làm mất màu dd Br2, không tan trong nước, làm nhạt màu dd KMnO4 khi đun nóng (do phản ứng ở C mạch nhánh)
* Có thể phân biệt aren với anken và xicloankan bằng H2SO4 đặc (aren tan được)

4. Dẫn xuất halogen:

* Nhận biết sự có mặt của halogen: Dùng giấy lọc tẩm rượu, cho thêm vài giọt hóa chất cần nhận biết (chất lỏng hoặc dung dịch trong rượu) rồi đốt và hứng sản phẩm cháy vào một phễu thủy tinh có phủ lớp dd AgNo3 và úp ngược. Nếu hóa chất nhận biết là dẫn xuất halogen sẽ tạokết tủa trắng hoặc vàng ở thành phễu (bạc halogenua). Kết tủa này tan nếu cho thêm amoniac.
* Phân biệt các loại dẫn xuất halogen: dùng dung dịch AgNO3 trong rượu cho trực tiếp vào dẫn xuất halogen cần nhận biết. Tùy theo bậc của dẫn xuất halogen (độ linh động của nguyên tử halogen) mà phản ứng tạo thành bạc halogenua có thể xảy ra nhanh hay chậm hoặc không xảy ra. Ví dụ:
+Alyl, benzylhalogenua: tạo kết tủa rất nhanh  ở nhiệt độ phòng
+Dẫn xuất halogen bậc 3: tạo kết tủa nhanh  ở nhiệt độ phòng:
+Dẫn xuất halogen bậc 2: tạo kết tủa ngay  khi đun nóng:
+Dẫn xuất halogen bậc 1: tạo kết tủa khi đun lâu hơn
+Dẫn xuất vinyl và phenylhalogenua: không tạo kết tủa
* Có thể phân biệt các dẫn xuất halogen dựa vào phản ứng thủy phân sau đó tùy theo đặc điểm của sản phẩm thủy phân sẽ có thể suy ra cấu tạo của dẫn xuất halogen ban đầu.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: