Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống phân phối khí VTEC của HONDA


VTEC là thuật ngữ viết tắt từ cụm từ "Variable valve Timing and lift Electronic Control". Hệ thống này được phát triển nhằm cải thiện hiệu quả của các động cơ đốt trong tại các dải vòng tua động cơ khác nhau. VTEC của Honda là một trong nhiều công nghệ điều van biến thiên trên thế giới như VVT-i của Toyota hay VarioCam plus của Porsche. VTEC được kỹ sư thiết kế động cơ của Honda, Ông Kenichis Nagahiro sáng tạo nên.


Cấu tạo hệ thống phân phối khí VTEC của HONDA.

Hệ thống VTEC nhằm cải thiện hiệu suất động cơ ở tốc độ thấp và cao bằng cách bố trí hai loại vấu cam ở mỗi xylanh, vấu cam tốc độ thấp và cấu cam tốc độ cao. Tùy theo điều kiện làm việc cụ thể của động cơ mà sử dụng loại vấu cam phù hợp.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Ở dải tốc độ thấp, thời gian mở supap được tối ưu hóa nhằm đạt được mômen xoắn cần thiết để xe có thể di chuyển tốt nhất ở vòng tua thấp, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu.
Ở dải tốc độ cao, độ mở supap và thời gian mở supap được tăng lên, không khí được nạp vào nhiều hơn. Hệ thống cung cấp cho xe khả năng di chuyển tốt ở tốc độ thấp và tăng hiệu suất động cơ khi tốc độ xe tăng.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Qua nhiều năm phát triển, các động cơ của Honda đã sử dụng qua năm loại hệ thống VTEC khác nhau gồm:

(1) VTEC có một trục cam đặt trên gọi là SOHC;
(2) VTEC-E tiết kiệm nhiên liệu;
(3) VTEC có hai trục cam đặt trên DOHC;
(4) VTEC có xylanh không tải;
(5) Công nghệ i-VTEC thông minh.

Kết cấu của 5 modun trên khác nhau nhưng nói chung chúng giống nhau về mặt nguyên lý vì tất cả đều sử dụng loại trục cam có vấu kép, một vấu dùng khi tốc độ thấp và một vấu dùng ở tốc độ cao. Ở dải tốc độ thấp, các supap mở ít và thời gian mở ngắn lại do tốc độ của vấu cam giảm.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Hệ thống VTEC của Honda là một trong những công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa hiệu quả của động cơ.

Cấu tạo của hệ thống:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

1: Trục cam;   2: Tấm định vị;    3: Cỏ mổ thứ cấp;    4: Cò mổ thứ hai; 
5: Piston đồng bộ;    6: Piston tác động;    7: supap hút.


Động cơ bố trí 4 supap cho mỗi xylanh, bao gồm 2 supap nạp và 2 supap thải. Điều khác biệt của kiểu này so với kiểu SOHC VTEC là chỉ bố trí hai vấu cam nạp có biên độ mở khác nhau, một cam có biện độ mở lớn và một cam có biên độ mở nhỏ. Các piston lắp đặt bên trong cò mổ sẽ đẩy piston đồng bộ di chuyển cùng hướng để ép piston chặn và lò xo hoàn lực lại tạo sự liên kết hai cò mổ lại với nhau. Khí mất áp lực dầu, dưới sự hoàn lực của lò xo thông qua piston chặn sẽ được piston đồng bộ trở về làm tách 2 cò mổ riêng rẽ.

Nguyên lý hoạt động.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Ở tốc độ thấp, hai cò mổ được tách rời, vì thế supap hút thứ nhất điều khiển sự phân phối chính trong khi đó supap hút thứ hai hé mở để ngăn chặn nhiên liệu tích lũy ở cửa nạp. Ở tốc độ cao, hai cò mổ được liên kết thành một khối nhờ vào piston đồng bộ. Vì vậy tốc độ này cả hai supap đều chịu sự tác động của vấu cam có biên độ mở lớn nhất.
Kỹ thuật thay đổi thời gian phân phối khí và mức độ nâng supap được sử dụng cho động cơ nhằm mục đích tiêu thụ nhiên liệu thấp nhất nhưng công suất phát ra van cao. Với hệ thống này, đặc điểm nội bật là với một tỷ lệ hòa khí tiết kiệm nhưng vẫn tạo ra một mômen lớn ở tốc độ thấp, đồng thời ở tốc độ cao công suất phát ra lớn tương đương như động cơ bốn supap tiêu chuẩn đạt được.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Hoạt đông của hệ thống VTEC



(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Ở tốc độ thấp: Cò mổ thứ nhất và cò mổ thứ hai được tách rời, do vấu cam A và B điều khiển riêng biệt hai supap, khả năng nâng của cò mổ thứ hai rất nhỏ để hé mở supap (một supap điều khiển sự phân phối khí chính).


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

1: Piston tác động;   2: Piston đồng bộ;   3: Piston chặn;   4: Cò mổ thứ nhất;
5: Cò mổ thứ hai;   6: Cam thứ nhất;   7: Cam thứ hai.


Ở dải tốc độ cao, PCM/ECM kích hoạt để VTEC hoạt động, các piston nối dưới tác động của dầu thủy lực sẽ di chuyển để nối các cò mổ tốc độ thấp và tốc độ cao với nhau thành mối khối. Lúc này, các supap mở ra nhiều hơn và thời gian mở tăng lên. Không khí được nạp vào nhiều hơn, công suất động cơ tăng lên nhanh chóng.

Piston tác động được bố trí bean trong cò mổ thứ nhất, nó được tác động bở áp lực dầu để di chuyển theo hướng mũi tên như hình trên. Cả hai cò mổ thứ 1 và thứ 2 được liên kết lại với nhau bằng piston đồng bộ. Ở tốc độ này, biên độ mở của supap thứ hai giống như biên độ mở của supap thứ nhất nhằm đáp ứng cho sự hoạt động ở tốc độ cao giống như động cơ 4 supap thông thường (2 supap điều khiển phân phối khí).


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cấu tạo của cơ cấu phân phối khí ở tốc độ cao

1: Áp lực dầu đến;   2: Cam thứ nhất



(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)








VIDEO THAM KHẢO:




Nguyên lý hoạt động hệ thống phân phối khí VTEC của xe HONDA



THỰC TẾ - Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phân phối khí VTEC xe HONDA



TÀI LIỆU THAM KHẢO:


>>> TÀI LIỆU - Tìm hiểu hệ thống phân phối khí VTEC của Honda.




>>> TÀI LIỆU TỔNG HỢP - Hệ thống VTEC HONDA.






Chúc các bạn thành công!


VTEC là thuật ngữ viết tắt từ cụm từ "Variable valve Timing and lift Electronic Control". Hệ thống này được phát triển nhằm cải thiện hiệu quả của các động cơ đốt trong tại các dải vòng tua động cơ khác nhau. VTEC của Honda là một trong nhiều công nghệ điều van biến thiên trên thế giới như VVT-i của Toyota hay VarioCam plus của Porsche. VTEC được kỹ sư thiết kế động cơ của Honda, Ông Kenichis Nagahiro sáng tạo nên.


Cấu tạo hệ thống phân phối khí VTEC của HONDA.

Hệ thống VTEC nhằm cải thiện hiệu suất động cơ ở tốc độ thấp và cao bằng cách bố trí hai loại vấu cam ở mỗi xylanh, vấu cam tốc độ thấp và cấu cam tốc độ cao. Tùy theo điều kiện làm việc cụ thể của động cơ mà sử dụng loại vấu cam phù hợp.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Ở dải tốc độ thấp, thời gian mở supap được tối ưu hóa nhằm đạt được mômen xoắn cần thiết để xe có thể di chuyển tốt nhất ở vòng tua thấp, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu.
Ở dải tốc độ cao, độ mở supap và thời gian mở supap được tăng lên, không khí được nạp vào nhiều hơn. Hệ thống cung cấp cho xe khả năng di chuyển tốt ở tốc độ thấp và tăng hiệu suất động cơ khi tốc độ xe tăng.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Qua nhiều năm phát triển, các động cơ của Honda đã sử dụng qua năm loại hệ thống VTEC khác nhau gồm:

(1) VTEC có một trục cam đặt trên gọi là SOHC;
(2) VTEC-E tiết kiệm nhiên liệu;
(3) VTEC có hai trục cam đặt trên DOHC;
(4) VTEC có xylanh không tải;
(5) Công nghệ i-VTEC thông minh.

Kết cấu của 5 modun trên khác nhau nhưng nói chung chúng giống nhau về mặt nguyên lý vì tất cả đều sử dụng loại trục cam có vấu kép, một vấu dùng khi tốc độ thấp và một vấu dùng ở tốc độ cao. Ở dải tốc độ thấp, các supap mở ít và thời gian mở ngắn lại do tốc độ của vấu cam giảm.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Hệ thống VTEC của Honda là một trong những công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa hiệu quả của động cơ.

Cấu tạo của hệ thống:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

1: Trục cam;   2: Tấm định vị;    3: Cỏ mổ thứ cấp;    4: Cò mổ thứ hai; 
5: Piston đồng bộ;    6: Piston tác động;    7: supap hút.


Động cơ bố trí 4 supap cho mỗi xylanh, bao gồm 2 supap nạp và 2 supap thải. Điều khác biệt của kiểu này so với kiểu SOHC VTEC là chỉ bố trí hai vấu cam nạp có biên độ mở khác nhau, một cam có biện độ mở lớn và một cam có biên độ mở nhỏ. Các piston lắp đặt bên trong cò mổ sẽ đẩy piston đồng bộ di chuyển cùng hướng để ép piston chặn và lò xo hoàn lực lại tạo sự liên kết hai cò mổ lại với nhau. Khí mất áp lực dầu, dưới sự hoàn lực của lò xo thông qua piston chặn sẽ được piston đồng bộ trở về làm tách 2 cò mổ riêng rẽ.

Nguyên lý hoạt động.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Ở tốc độ thấp, hai cò mổ được tách rời, vì thế supap hút thứ nhất điều khiển sự phân phối chính trong khi đó supap hút thứ hai hé mở để ngăn chặn nhiên liệu tích lũy ở cửa nạp. Ở tốc độ cao, hai cò mổ được liên kết thành một khối nhờ vào piston đồng bộ. Vì vậy tốc độ này cả hai supap đều chịu sự tác động của vấu cam có biên độ mở lớn nhất.
Kỹ thuật thay đổi thời gian phân phối khí và mức độ nâng supap được sử dụng cho động cơ nhằm mục đích tiêu thụ nhiên liệu thấp nhất nhưng công suất phát ra van cao. Với hệ thống này, đặc điểm nội bật là với một tỷ lệ hòa khí tiết kiệm nhưng vẫn tạo ra một mômen lớn ở tốc độ thấp, đồng thời ở tốc độ cao công suất phát ra lớn tương đương như động cơ bốn supap tiêu chuẩn đạt được.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Hoạt đông của hệ thống VTEC



(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Ở tốc độ thấp: Cò mổ thứ nhất và cò mổ thứ hai được tách rời, do vấu cam A và B điều khiển riêng biệt hai supap, khả năng nâng của cò mổ thứ hai rất nhỏ để hé mở supap (một supap điều khiển sự phân phối khí chính).


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

1: Piston tác động;   2: Piston đồng bộ;   3: Piston chặn;   4: Cò mổ thứ nhất;
5: Cò mổ thứ hai;   6: Cam thứ nhất;   7: Cam thứ hai.


Ở dải tốc độ cao, PCM/ECM kích hoạt để VTEC hoạt động, các piston nối dưới tác động của dầu thủy lực sẽ di chuyển để nối các cò mổ tốc độ thấp và tốc độ cao với nhau thành mối khối. Lúc này, các supap mở ra nhiều hơn và thời gian mở tăng lên. Không khí được nạp vào nhiều hơn, công suất động cơ tăng lên nhanh chóng.

Piston tác động được bố trí bean trong cò mổ thứ nhất, nó được tác động bở áp lực dầu để di chuyển theo hướng mũi tên như hình trên. Cả hai cò mổ thứ 1 và thứ 2 được liên kết lại với nhau bằng piston đồng bộ. Ở tốc độ này, biên độ mở của supap thứ hai giống như biên độ mở của supap thứ nhất nhằm đáp ứng cho sự hoạt động ở tốc độ cao giống như động cơ 4 supap thông thường (2 supap điều khiển phân phối khí).


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cấu tạo của cơ cấu phân phối khí ở tốc độ cao

1: Áp lực dầu đến;   2: Cam thứ nhất



(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)








VIDEO THAM KHẢO:




Nguyên lý hoạt động hệ thống phân phối khí VTEC của xe HONDA



THỰC TẾ - Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phân phối khí VTEC xe HONDA



TÀI LIỆU THAM KHẢO:


>>> TÀI LIỆU - Tìm hiểu hệ thống phân phối khí VTEC của Honda.




>>> TÀI LIỆU TỔNG HỢP - Hệ thống VTEC HONDA.






Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: