Nghiên cứu mức độ tồn dư các hợp chất cơ clo trong môi trường đất ở một số khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên


Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như suy thoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học. Trong đó, ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) tồn lưu gây ra đang trở lên nghiêm trọng, việc quản lý sử dụng hoá chất BVTV không hợp lý đang gây tác động không nhỏ, ảnh hưởng kéo dài đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, một lượng lớn hóa chất BVTV có độc tính cao, bền vững trong môi trường, rất khó phân hủy như DDT, Lindan, Hecxanclobenzen (thuốc 666), Aldrin, Heptalo, Endrin… đã được sử dụng tại Việt Nam. Đây là những chất nằm trong nhóm 9 hóa chất BVTV trên tổng số 12 chất hữu cơ khó phân hủy (POP) đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam theo yêu cầu của Công ước Stockhom.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 13 khu vực kho chứa hoá chất BVTV đã dừng hoạt động nằm rải rác khắp các địa phương của tỉnh. Các khu vực này hầu hết không còn lưu giữ được các hồ sơ liên quan và chưa được khảo sát điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm.
Ngoài những khu vực tồn lưu ô nhiễm hóa chất BVTV đã biết, còn rất nhiều địa điểm chưa được phát hiện, thống kê và đánh giá mức độ ô nhiễm. Theo ước tính, tổng số khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV có thể vào khoảng 20 - 25 vị trí trên địa bàn toàn tỉnh.
Các kho tồn lưu hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có số lượng lớn, rải rác trên địa bàn, chủ yếu là kho tạm, hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý, kết cấu nền móng nên việc ô nhiễm đất tại các kho thuốc này là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, các kho này hiện nay không còn hồ sơ lưu trữ và thông tin về các khu vực này cũng hết sức hạn chế. Một thực tế cho thấy, do thiếu thông tin và nhận thức về sự nguy hiểm của hoá chất BVTV còn rất hạn chế nên hầu hết các khu vực hóa chất BVTV trước đây đã trở thành các công trình công cộng, ruộng canh tác thậm chí là đất ở của người dân.
Ô nhiễm hóa chất BVTV là một trong các dạng ô nhiễm có mức độ nguy hiểm cao nhất và có khả năng để lại những hậu quả rất nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và sinh vật. Tuy vậy, đến nay chưa có một hoạt động nghiên cứu nào tiến hành rà soát một cách tổng thể và đánh giá mức độ tồn dư hóa chất BVTV nói chung và hợp chất cơ clo nói riêng trong môi trường đất trên phạm vi toàn tỉnh.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu mức độ tồn dư các hợp chất cơ clo trong môi trường đất ở một số khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” với mục đích phát hiện và khoanh vùng, đánh giá mức độ ô nhiễm các khu vực tồn lưu hóa chất BVTV và đề ra các phương án xử cho khu vực có mức độ tồn lưu cao nhất.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Điều tra, thu thập thông tin đối với các địa phương nhằm xác định các điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Lấy mẫu đất và nước, phân tích các chỉ tiêu hóa chất BVTV gốc clo (Aldrin, DDT, DDE, Lindan), khoanh vùng, đánh giá phạm vi ô nhiễm, mức độ ô nhiễm tại các điểm đã phát hiện;
- Đề xuất giải pháp nhằm xử lý ô nhiễm hóa chất BVTV tại khu vực có mức độ tồn lưu cao nhất.


Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như suy thoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học. Trong đó, ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) tồn lưu gây ra đang trở lên nghiêm trọng, việc quản lý sử dụng hoá chất BVTV không hợp lý đang gây tác động không nhỏ, ảnh hưởng kéo dài đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, một lượng lớn hóa chất BVTV có độc tính cao, bền vững trong môi trường, rất khó phân hủy như DDT, Lindan, Hecxanclobenzen (thuốc 666), Aldrin, Heptalo, Endrin… đã được sử dụng tại Việt Nam. Đây là những chất nằm trong nhóm 9 hóa chất BVTV trên tổng số 12 chất hữu cơ khó phân hủy (POP) đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam theo yêu cầu của Công ước Stockhom.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 13 khu vực kho chứa hoá chất BVTV đã dừng hoạt động nằm rải rác khắp các địa phương của tỉnh. Các khu vực này hầu hết không còn lưu giữ được các hồ sơ liên quan và chưa được khảo sát điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm.
Ngoài những khu vực tồn lưu ô nhiễm hóa chất BVTV đã biết, còn rất nhiều địa điểm chưa được phát hiện, thống kê và đánh giá mức độ ô nhiễm. Theo ước tính, tổng số khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV có thể vào khoảng 20 - 25 vị trí trên địa bàn toàn tỉnh.
Các kho tồn lưu hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có số lượng lớn, rải rác trên địa bàn, chủ yếu là kho tạm, hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý, kết cấu nền móng nên việc ô nhiễm đất tại các kho thuốc này là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, các kho này hiện nay không còn hồ sơ lưu trữ và thông tin về các khu vực này cũng hết sức hạn chế. Một thực tế cho thấy, do thiếu thông tin và nhận thức về sự nguy hiểm của hoá chất BVTV còn rất hạn chế nên hầu hết các khu vực hóa chất BVTV trước đây đã trở thành các công trình công cộng, ruộng canh tác thậm chí là đất ở của người dân.
Ô nhiễm hóa chất BVTV là một trong các dạng ô nhiễm có mức độ nguy hiểm cao nhất và có khả năng để lại những hậu quả rất nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và sinh vật. Tuy vậy, đến nay chưa có một hoạt động nghiên cứu nào tiến hành rà soát một cách tổng thể và đánh giá mức độ tồn dư hóa chất BVTV nói chung và hợp chất cơ clo nói riêng trong môi trường đất trên phạm vi toàn tỉnh.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu mức độ tồn dư các hợp chất cơ clo trong môi trường đất ở một số khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” với mục đích phát hiện và khoanh vùng, đánh giá mức độ ô nhiễm các khu vực tồn lưu hóa chất BVTV và đề ra các phương án xử cho khu vực có mức độ tồn lưu cao nhất.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Điều tra, thu thập thông tin đối với các địa phương nhằm xác định các điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Lấy mẫu đất và nước, phân tích các chỉ tiêu hóa chất BVTV gốc clo (Aldrin, DDT, DDE, Lindan), khoanh vùng, đánh giá phạm vi ô nhiễm, mức độ ô nhiễm tại các điểm đã phát hiện;
- Đề xuất giải pháp nhằm xử lý ô nhiễm hóa chất BVTV tại khu vực có mức độ tồn lưu cao nhất.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: