Nguyên lý hoạt động máy ép thủy lực dẫn động kiểu bơm - không có bình tích áp



Nguyên lý hoạt động.

Máy ép 1 dùng để tạo lực ép khi gia công bằng áp suất, van cấp 2 đảm bảo cấp chất lỏng công tác áp suất thấp cho máy ép khi hành trình máy chạy không tải, và khi hành trình công tác thì nó ngăn cách bình chứa với đường chất lỏng áp suất cao.

Động cơ thủy lực thừa hành 3 sẽ tự động nâng van cấp và đảm bảo chất lỏng từ xylanh công tác trở về thùng chứa khi xà ngang ở hành trình khứ hồi. Thùng chứa 4 cung cấp chất lỏng cho máy ép khi ở hành trình không tải, áp suất không khí trong đó thường là 4 - 8bar. Bộ tự động triệt tải 5 hay còn gọi là cụm van điều áp sẽ chuyển bơm sang làm việc không tải sau khi đã đạt áp suất cài đặt. Van tuần hoàn 6, van 1 chiều 7, bơm piston 8 dùng để cấp chất lỏng công tác áp suất cao cho máy ép trong hành trình công tác.

Bộ van phân phối 9 có chức năng để điều khiển máy ép. Van 1 chiều 10 của các xylanh khứ hồi dùng để cấp và xả chất lỏng công tác ra khỏi xylanh. Van 11 là van cấp và van 12 là van xả của xylanh công tác.



(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Biểu đồ pha mở các van của bộ van phân phối.

Trên trục đứng biểu diễn hành trình của van trên đế van, trên trục ngang biểu diễn góc quay của trục bộ phân phối.

- Ở vị trí III ("Dừng") thì các van 11 và 12 được mở còn van 10 thì đóng, bơm cấp chất lỏng qua bộ điều áp 5 để tới bộ phân phối 9, chất lỏng sẽ tới đường hút vào bơm. Xà ngang của máy ép được giữ nằm lơ lửng vì van 10 đóng.

- Ở vị trí II ("hành trình không tải") các van 10 và 12 mở, van cấp sẽ tự động nâng lên và chất lỏng từ thùng chứa sẽ chảy tới xylanh công tác. Từ xylanh khứ hồi, dưới tác dụng của trọng lượng các phần chuyển động và áp suất chất lỏng từ thùng chứa lên piston công tác, chất lỏng được ép chảy qua van 10 về thùng chứa và xylanh công tác.

- Ở vị trí I ("hành trình công tác") các van 10 và 11 mở. Chất lỏng từ bơm qua van 11 và phần trên của vỏ van cấp 2 để tới xylanh công tác. Từ xylanh khứ hồi, chất lỏng được ép qua các van 10 và 11 đang mở để tới xylanh công tác của máy ép. Van điều đầy được đóng bằng áp suất chất lỏng cấp từ bơm tới, và lực của bổ trợ dẫn 3 không đủ để mở nó. Khi áp suất trên đường công tác đạt mức cài đặt ở bộ điều áp thì van tuần hoàn sẽ nâng lên và bơm sẽ bắt đầu làm việc không tải. Máy ép thực hiện việc ép phôi rèn.

- Ở vị trí IV ("hành trình khứ hồi") van 12 mở, chất lỏng dưới áp suất từ bơm nâng van 10 lên và điền đầy xylanh khứ hồi, còn từ xylanh công tác chất lỏng sẽ được đẩy ra qua van 12 có tiết diện nhỏ để tới thùng chứa, áp suất trong xylanh công tác giảm xuống, bộ trợ dẫn 3 nâng van cấp lên và chất lỏng từ xylanh công tác qua van cấp sẽ được ép tự do để trở về thùng chứa, xà ngang tự động sẽ được nâng lên.

Lưu ý:

Khi thiết kế bộ phân phối của máy ép loại này cần chú ý rằng ở bất cứ vị trí nào của cần điều khiển thì tất cả các van không được đóng đồng thời. Nếu các van đóng đồng thời có thể dẫn đến va đập thủy lực trên đường ống và làm bộ điều áp phải làm việc đột ngột, dễ hư hỏng.



Nguyên lý hoạt động.

Máy ép 1 dùng để tạo lực ép khi gia công bằng áp suất, van cấp 2 đảm bảo cấp chất lỏng công tác áp suất thấp cho máy ép khi hành trình máy chạy không tải, và khi hành trình công tác thì nó ngăn cách bình chứa với đường chất lỏng áp suất cao.

Động cơ thủy lực thừa hành 3 sẽ tự động nâng van cấp và đảm bảo chất lỏng từ xylanh công tác trở về thùng chứa khi xà ngang ở hành trình khứ hồi. Thùng chứa 4 cung cấp chất lỏng cho máy ép khi ở hành trình không tải, áp suất không khí trong đó thường là 4 - 8bar. Bộ tự động triệt tải 5 hay còn gọi là cụm van điều áp sẽ chuyển bơm sang làm việc không tải sau khi đã đạt áp suất cài đặt. Van tuần hoàn 6, van 1 chiều 7, bơm piston 8 dùng để cấp chất lỏng công tác áp suất cao cho máy ép trong hành trình công tác.

Bộ van phân phối 9 có chức năng để điều khiển máy ép. Van 1 chiều 10 của các xylanh khứ hồi dùng để cấp và xả chất lỏng công tác ra khỏi xylanh. Van 11 là van cấp và van 12 là van xả của xylanh công tác.



(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Biểu đồ pha mở các van của bộ van phân phối.

Trên trục đứng biểu diễn hành trình của van trên đế van, trên trục ngang biểu diễn góc quay của trục bộ phân phối.

- Ở vị trí III ("Dừng") thì các van 11 và 12 được mở còn van 10 thì đóng, bơm cấp chất lỏng qua bộ điều áp 5 để tới bộ phân phối 9, chất lỏng sẽ tới đường hút vào bơm. Xà ngang của máy ép được giữ nằm lơ lửng vì van 10 đóng.

- Ở vị trí II ("hành trình không tải") các van 10 và 12 mở, van cấp sẽ tự động nâng lên và chất lỏng từ thùng chứa sẽ chảy tới xylanh công tác. Từ xylanh khứ hồi, dưới tác dụng của trọng lượng các phần chuyển động và áp suất chất lỏng từ thùng chứa lên piston công tác, chất lỏng được ép chảy qua van 10 về thùng chứa và xylanh công tác.

- Ở vị trí I ("hành trình công tác") các van 10 và 11 mở. Chất lỏng từ bơm qua van 11 và phần trên của vỏ van cấp 2 để tới xylanh công tác. Từ xylanh khứ hồi, chất lỏng được ép qua các van 10 và 11 đang mở để tới xylanh công tác của máy ép. Van điều đầy được đóng bằng áp suất chất lỏng cấp từ bơm tới, và lực của bổ trợ dẫn 3 không đủ để mở nó. Khi áp suất trên đường công tác đạt mức cài đặt ở bộ điều áp thì van tuần hoàn sẽ nâng lên và bơm sẽ bắt đầu làm việc không tải. Máy ép thực hiện việc ép phôi rèn.

- Ở vị trí IV ("hành trình khứ hồi") van 12 mở, chất lỏng dưới áp suất từ bơm nâng van 10 lên và điền đầy xylanh khứ hồi, còn từ xylanh công tác chất lỏng sẽ được đẩy ra qua van 12 có tiết diện nhỏ để tới thùng chứa, áp suất trong xylanh công tác giảm xuống, bộ trợ dẫn 3 nâng van cấp lên và chất lỏng từ xylanh công tác qua van cấp sẽ được ép tự do để trở về thùng chứa, xà ngang tự động sẽ được nâng lên.

Lưu ý:

Khi thiết kế bộ phân phối của máy ép loại này cần chú ý rằng ở bất cứ vị trí nào của cần điều khiển thì tất cả các van không được đóng đồng thời. Nếu các van đóng đồng thời có thể dẫn đến va đập thủy lực trên đường ống và làm bộ điều áp phải làm việc đột ngột, dễ hư hỏng.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: