Đồ án thiết kế mô phỏng - ĐKTĐ1- K52



Chương 1: Mô hình hóa đối tượng

      Mục đích của chương này là giúp người đọc hiểu rõ hơn về mô hình trong việc phát triển hệ thống nói chung và các phương pháp để xây dựng mô hình của đối tượng.“Không có mô hình nào chính xác, nhưng có một số mô hình có ích”, nhiệm vụ của chương này chính là việc đi tìm một số mô hình có ích cho nhiệm vụ phát triển hệ thống.

1. Giới thiệu chung

1.1 Mô hình và mục đích mô hình hóa:

    Mô hình: Là một hình thức mô tả khoa học và cô đọng các khía cạnh thiết yếu của một hệ thống thực, có thể có sẵn hoặc cần phải xây dựng.

    Phân loại mô hình: (theo tài liệu [5])

         Mô hình vật lý: Là một sự thu nhỏ và đơn giản hóa của thiết bị thực, được xây dựng trên cơ sở vật lý, hóa học giống như các quá trình và thiết bị thực. Nó là phương tiện hữu ích phục vụ đào tạo cơ bản và nghiên cứu các ứng dụng nhưng lại ít phù hợp cho công việc thiết kế và phát triển hệ thống.

         Mô hình trừu tượng: Được xây dựng trên cơ sở một ngôn ngữ bậc cao,  nhằm mô tả một các logic các quan hệ về mặt chức năng giữa các thành phần của hệ thống. Việc xây dựng mô hình trừu tượng của hệ thống gọi là mô hình hóa. Trong các mô hình trừu tượng, mô hình toán học đóng vai trò then chốt trong hầu hết các nhiệm vụ phát triển hệ thống. Bởi vì nó giúp cho người kỹ sư: 

Hiểu rõ hơn về quá trình sẽ điều khiển và vận hành

Tối ưu hóa thiết kế công nghệ và điều kiện vận hành

Thiết kế sách lược và cấu trúc điều khiển

Lựa chọn bộ điều khiển và xác định tham số cho bộ điều khiển

Phân tích và kiểm chứng các kết quả thiết kế

Mô phỏng trên máy tính phục vụ đào tạo vận hành


1.2.Các phương pháp xây dựng mô hình toán học:

    Mô hình hoá bằng lý thuyết (mô hình hóa vật lý): phương pháp dựa trên các định luật cơ bản của vật lý và hoá học kết hợp thông số của thiết bị công nghệ, kết quả nhận được là phương trình vi phân và phương trình đại số.

    Mô hình hoá bằng thực nghiệm (nhận dạng): dựa trên thông tin ban đầu về quá trình, quan sát tín hiệu vào ra, phân tích số liệu thu được để xác định cấu trúc và tham số mô hìnhtừ một lớp các mô hình thích hợp.

...


LƯU Ý:

Tài liệu được chia sẻ bởi CTV EBOOKBKMT "Mân Trần Lê" chỉ được dùng phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.



LINK DOWNLOAD



Chương 1: Mô hình hóa đối tượng

      Mục đích của chương này là giúp người đọc hiểu rõ hơn về mô hình trong việc phát triển hệ thống nói chung và các phương pháp để xây dựng mô hình của đối tượng.“Không có mô hình nào chính xác, nhưng có một số mô hình có ích”, nhiệm vụ của chương này chính là việc đi tìm một số mô hình có ích cho nhiệm vụ phát triển hệ thống.

1. Giới thiệu chung

1.1 Mô hình và mục đích mô hình hóa:

    Mô hình: Là một hình thức mô tả khoa học và cô đọng các khía cạnh thiết yếu của một hệ thống thực, có thể có sẵn hoặc cần phải xây dựng.

    Phân loại mô hình: (theo tài liệu [5])

         Mô hình vật lý: Là một sự thu nhỏ và đơn giản hóa của thiết bị thực, được xây dựng trên cơ sở vật lý, hóa học giống như các quá trình và thiết bị thực. Nó là phương tiện hữu ích phục vụ đào tạo cơ bản và nghiên cứu các ứng dụng nhưng lại ít phù hợp cho công việc thiết kế và phát triển hệ thống.

         Mô hình trừu tượng: Được xây dựng trên cơ sở một ngôn ngữ bậc cao,  nhằm mô tả một các logic các quan hệ về mặt chức năng giữa các thành phần của hệ thống. Việc xây dựng mô hình trừu tượng của hệ thống gọi là mô hình hóa. Trong các mô hình trừu tượng, mô hình toán học đóng vai trò then chốt trong hầu hết các nhiệm vụ phát triển hệ thống. Bởi vì nó giúp cho người kỹ sư: 

Hiểu rõ hơn về quá trình sẽ điều khiển và vận hành

Tối ưu hóa thiết kế công nghệ và điều kiện vận hành

Thiết kế sách lược và cấu trúc điều khiển

Lựa chọn bộ điều khiển và xác định tham số cho bộ điều khiển

Phân tích và kiểm chứng các kết quả thiết kế

Mô phỏng trên máy tính phục vụ đào tạo vận hành


1.2.Các phương pháp xây dựng mô hình toán học:

    Mô hình hoá bằng lý thuyết (mô hình hóa vật lý): phương pháp dựa trên các định luật cơ bản của vật lý và hoá học kết hợp thông số của thiết bị công nghệ, kết quả nhận được là phương trình vi phân và phương trình đại số.

    Mô hình hoá bằng thực nghiệm (nhận dạng): dựa trên thông tin ban đầu về quá trình, quan sát tín hiệu vào ra, phân tích số liệu thu được để xác định cấu trúc và tham số mô hìnhtừ một lớp các mô hình thích hợp.

...


LƯU Ý:

Tài liệu được chia sẻ bởi CTV EBOOKBKMT "Mân Trần Lê" chỉ được dùng phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.



LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: