Tìm hiểu van an toàn trong hệ thống khí nén


Như chúng ta đã biết van an toàn trong hệ thống khí nén là 1 thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống thiết bị của nhà máy. Khi áp suất đường ống tăng quá mức giới hạn van an toàn sẽ tự động xả ngăn ngừa sự cố vỡ đường ống hoặc gây nổ các thiết bị máy móc. Chúng thường được gọi một tên thông dụng là van xả áp suất (pressure relief valves), van xả áp suất và nhiệt độ (T&P valves or temperature and pressure relief valves).

Ký hiệu:


Nguyên lý hoạt động: 

Khi áp suất khí ở cửa P ở trị số làm việc bình thường thì lực tác dụng lên chốt van không thắng nổi lực lò xo, cửa P bị chặn. Khi áp suất làm việc (vì một lý do nào đó) tăng cao (tới một giá trị nào đó) lực tác dụng lên chốt van thắng lực đẩy của lò xo làm lò xo bị nén lại, chốt van dịch chuyển mở thông cửa P tới cửa xả R xả khí ra ngoài. Đến khi áp suất trong mạch giảm xuống dưới giá trị tác động, chốt van lại được đẩy ngược trở lại chắn kín cửa P.


Công dụng: 

Thường dùng để bảo vệ các thiết bị trong mạch điều khiển không cho áp suất khí nén tăng quá cao.





Phân loại van an toàn:

Mỗi một dòng van an toàn thích ứng sử dụng cho mỗi một hệ thống khác nhau tuy nhiên phổ biến nhất là dòng van an toàn sau:

1. Van an toàn tác động trực tiếp:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)



Đây là dạng van được cấu tạo bởi lò xo, đĩa, vít chỉnh lò xo nhằm chỉnh áp với kết cấu đơn giản như vậy đồng nghĩa van có độ phản ứng cao hơn giúp hệ thống cân bằng ổn định áp suất ở mức cần thiết, vì vậy chúng thường được sử dụng trong hệ thống khí nén nhà máy đặc biệt ở các bình tích áp, bình chứa khí nén,...
Tuy nhiên dòng van tác động trực tiếp luôn bị giới hạn bởi lò xo vì vậy cần lựa chọn dải đo hợp lý khi cần sử dụng hoặc thay thế.

Và van này thường được lắp ngoài trời và lò xo cần gạt cũng như vít chỉnh rất dễ gỉ sét nên các bạn cần định kì kiểm tra thường xuyên, loại này cũng hay bị rò rỉ khí nén dù áp chưa đạt mức xả.

2. Van an toàn tác động gián tiếp:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)



Đối với kiểu van an toàn như thế này thường được áp dụng cho hệ thống khí nén có áp suất cao mà dòng van tác động trực tiếp không áp dụng được. Thông thường mức áp đầu vào nhỏ hơn áp xả định của van thì van phụ và van chính sẽ đóng. Áp suất ở khoang chính cân bằng áp suất đầu vào. Khi áp suất lớn hoặc cao hơn áp chuẩn định mức quy định van phụ sẽ mở và khí nén điều khiển đi qua tác động lên lò xo của van chính, mở van chính xả ra ngoài hoặc xả về đường ống cấp cân bằng áp suất định mức trên đường ống.

Cách điều chỉnh và cài đặt van an toàn khí nén:

Trước tiên chúng ta muốn điều chỉnh van an toàn chính xác cần thực hiện các bước sau:

- Kiểm tra bằng mắt tình trạng kỹ thuật của van, thử xả bằng tay nếu có cần gạt.
- Nâng áp suất khí nén để kiểm tra áp suất tác động, áp suất đóng của van.
- Kiểm tra độ kín của van;
- Kẹp chì

Việc điều chỉnh van an toàn cần kiểm tra toàn bộ hệ thống đường ống sau đó dùng thiết bị chuyên dụng để điều chỉnh van muốn ở mức áp nhất định cần dựa vào đồng hồ áp kèm theo van điều chỉnh. Thông thường mỗi van đều có nút điều chỉnh xoáy chặt vít chỉnh xuống áp sẽ tăng đồng nghĩa áp lớn van mới xả, nới lỏng vít chỉnh áp sẽ nhỏ hơn. Vì vậy trên hệ thống luôn có đồng hồ đo áp suất kèm theo trên hệ thống đường ống.

Thông thường áp suất cài đặt van an toàn của hệ thống khí nén khoảng 10bar.


Như chúng ta đã biết van an toàn trong hệ thống khí nén là 1 thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống thiết bị của nhà máy. Khi áp suất đường ống tăng quá mức giới hạn van an toàn sẽ tự động xả ngăn ngừa sự cố vỡ đường ống hoặc gây nổ các thiết bị máy móc. Chúng thường được gọi một tên thông dụng là van xả áp suất (pressure relief valves), van xả áp suất và nhiệt độ (T&P valves or temperature and pressure relief valves).

Ký hiệu:


Nguyên lý hoạt động: 

Khi áp suất khí ở cửa P ở trị số làm việc bình thường thì lực tác dụng lên chốt van không thắng nổi lực lò xo, cửa P bị chặn. Khi áp suất làm việc (vì một lý do nào đó) tăng cao (tới một giá trị nào đó) lực tác dụng lên chốt van thắng lực đẩy của lò xo làm lò xo bị nén lại, chốt van dịch chuyển mở thông cửa P tới cửa xả R xả khí ra ngoài. Đến khi áp suất trong mạch giảm xuống dưới giá trị tác động, chốt van lại được đẩy ngược trở lại chắn kín cửa P.


Công dụng: 

Thường dùng để bảo vệ các thiết bị trong mạch điều khiển không cho áp suất khí nén tăng quá cao.





Phân loại van an toàn:

Mỗi một dòng van an toàn thích ứng sử dụng cho mỗi một hệ thống khác nhau tuy nhiên phổ biến nhất là dòng van an toàn sau:

1. Van an toàn tác động trực tiếp:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)



Đây là dạng van được cấu tạo bởi lò xo, đĩa, vít chỉnh lò xo nhằm chỉnh áp với kết cấu đơn giản như vậy đồng nghĩa van có độ phản ứng cao hơn giúp hệ thống cân bằng ổn định áp suất ở mức cần thiết, vì vậy chúng thường được sử dụng trong hệ thống khí nén nhà máy đặc biệt ở các bình tích áp, bình chứa khí nén,...
Tuy nhiên dòng van tác động trực tiếp luôn bị giới hạn bởi lò xo vì vậy cần lựa chọn dải đo hợp lý khi cần sử dụng hoặc thay thế.

Và van này thường được lắp ngoài trời và lò xo cần gạt cũng như vít chỉnh rất dễ gỉ sét nên các bạn cần định kì kiểm tra thường xuyên, loại này cũng hay bị rò rỉ khí nén dù áp chưa đạt mức xả.

2. Van an toàn tác động gián tiếp:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)



Đối với kiểu van an toàn như thế này thường được áp dụng cho hệ thống khí nén có áp suất cao mà dòng van tác động trực tiếp không áp dụng được. Thông thường mức áp đầu vào nhỏ hơn áp xả định của van thì van phụ và van chính sẽ đóng. Áp suất ở khoang chính cân bằng áp suất đầu vào. Khi áp suất lớn hoặc cao hơn áp chuẩn định mức quy định van phụ sẽ mở và khí nén điều khiển đi qua tác động lên lò xo của van chính, mở van chính xả ra ngoài hoặc xả về đường ống cấp cân bằng áp suất định mức trên đường ống.

Cách điều chỉnh và cài đặt van an toàn khí nén:

Trước tiên chúng ta muốn điều chỉnh van an toàn chính xác cần thực hiện các bước sau:

- Kiểm tra bằng mắt tình trạng kỹ thuật của van, thử xả bằng tay nếu có cần gạt.
- Nâng áp suất khí nén để kiểm tra áp suất tác động, áp suất đóng của van.
- Kiểm tra độ kín của van;
- Kẹp chì

Việc điều chỉnh van an toàn cần kiểm tra toàn bộ hệ thống đường ống sau đó dùng thiết bị chuyên dụng để điều chỉnh van muốn ở mức áp nhất định cần dựa vào đồng hồ áp kèm theo van điều chỉnh. Thông thường mỗi van đều có nút điều chỉnh xoáy chặt vít chỉnh xuống áp sẽ tăng đồng nghĩa áp lớn van mới xả, nới lỏng vít chỉnh áp sẽ nhỏ hơn. Vì vậy trên hệ thống luôn có đồng hồ đo áp suất kèm theo trên hệ thống đường ống.

Thông thường áp suất cài đặt van an toàn của hệ thống khí nén khoảng 10bar.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: