SÁCH - Điều hoà không khí (GS.TS. Trần Ngọc Chấn)


Điều hòa không khí (ĐHKK) là một chuyên ngành khoa học kĩ thuật có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất, nhằm mục đích tạo ra môi trường vi khí hậu bên trong các công trình kiến trúc có các thông số nhiệt độ, độ ẩm tương đối, vận tốc gió và độ trong sạch của không khí phù hợp với điều kiện tiện nghi nhiệt của cơ thể con người và với yêu cầu của các quá trinh công nghệ khác nhau.

Con người được sống và làm việc trong môi trường không khí trong lành, có nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió nằm trong giới hạn nhất định và điều chỉnh được sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, phát huy được năng suất và hiệu quả lao động, bảo vệ được sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ.

Về mặt sản xuất, môi trường không khí có trạng thái nhất định là điều kiện cần thiết và nhiều khi là yếu tố quyết định để tiến hành một cách có hiệu quả và chất lượng các quá trình công nghệ trong các nhà máy thực phẩm, sợi, dệt, giấy, da, dụng cụ điện tử - bán dẫn, dụng cụ quang học, dụng cụ đo lường và cơ khí chính xác v.v...

Tất cả những điều nêu trên chỉ có thể đạt được bằng kĩ thuật ĐHKK.

Trong thời đại hiện nay, khi nền kinh tế và khoa học kĩ thuật đã phát triển cao ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới nói chung và cả ở Việt Nam nói riêng, khó có thể hình dung được nếu trong các nhà cao tầng, nhà máy xí nghiệp công nghệ cao không được trang bị hệ thống ĐHKK thì cuộc sống và hoạt động của con người cũng như quá trình sản xuất sẽ gặp khó khăn, trở ngại đến nhường nào.

Ở Việt Nam, ngành chuyên môn Thông gió - ĐHKK - Cấp nhiệt đã dược hình thành từ năm 1962 tại Khoa Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và nay là Trường Đại học Xây dựng. Môn học ĐHKK cũng được giảng dạy trong trường ĐHBK từ ngày ấy với tên gọi ban đầu là "Điều tiết không khí" - cốt để nhấn mạnh nội dung xử lí nhiệt ẩm không khí và khống chế cả nhiệt độ và độ ẩm không khí bên trong công trình của môn học này. Tuy nhiên, theo đà phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung và thuật ngữ chuyên môn nói riêng, ngày nay giới chuyên môn ở nước ta quen dùng thuật ngữ ĐHKK một cách phổ biến. Ngoài ra, bên cạnh thuật ngữ ĐHKK vẫn tồn tại khái niệm "Điều hoà nhiệt độ" để chỉ các hệ thống đơn giản chỉ có khả năng khống chế nhiệt độ không khí là chủ yếu. Vì vậy nhóm tác giả thấy sự thay đổi tên gọi của môn học - cũng đồng thời là ngành chuyên môn này như trên là hợp lí.

Sách ĐHKK được biên soạn trên cơ sở chương trình và nội dung môn học đã được ấn định ở Trường Đại học Xây dựng từ các tài liệu giảng dạy do nhóm tác giả biên soạn và ấn hành nội bộ trong nhiều năm qua, có sửa chữa, bổ sung và nâng cao để phục vụ không những làm tài liệu học tập cho sinh viên chuyên ngành Vi khí hậu và Môi trường Xây dựng mà còn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và cán bộ khoa học kĩ thuật nói chung ở các cơ quan đào tạo, nghiên cứu, thiết kế và thi công có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn này.

Về đơn vị đo dùng trong tập sách, nhóm tác giả sử dụng hệ thống đơn vị quốc tế SI là chủ yếu. Tuy nhiên, do nhiều nguồn tài liệu tham khảo gốc, cũng như do các tài liệu biên soạn ban đầu, một số biểu bảng vẫn dùng đơn vị truyền thống hoặc đơn vị hệ Anh-Mỹ - nay nhóm tác giả vẫn giữ đúng nguyên bản mà không chuyển đổi ra đơn vị mới. Bạn đọc có thể chuyển đổi từ hệ đơn vị này ra hệ đơn vị khác một cách dễ dàng theo các bảng hệ số chuyển đổi đơn vị có giới thiệu ở nhiều tài liệu khác nhau, trong đó có tài liệu [4] của tác giả.


NỘI DUNG:

Chương 1: Khái niệm chung về Điều hòa không khí  
Chương 2: Trao đổi nhiệt ẩm giữa nước và không khí  
Chương 3: Tiện nghi nhiệt và sức khỏe con người - Thông số tính toán của không khí trong nhà  
Chương 4: Thông số tính toán của không khí ngoài trời dùng cho thiết kế điều hoà không khí  
Chương 5: Tính toán nhiệt thừa và ẩm thừa trong phòng cần điều hoà không khí  
Chương 6: Thiết lập các quá trình ĐHKK cơ bản trên biểu đồ I-d  
Chương 7: Cấu tạo chung và các bộ phận riêng biệt của buồng xử lí nhiệt ẩm không khí trong hệ thống ĐHKK trung tâm  
Chương 8: Tính toán các bộ phận chủ yếu của buồng xử lí nhiệt ẩm  
Chương 9: Các dạng khác nhau của hệ thống ĐHKK trung tâm  
Chương 10: Các phương pháp xử lý nhiệt ẩm đặc biệt được áp dụng trong kĩ thuật ĐHKK  
Chương 11: Máy điều hòa không khí độc lập  
Chương 12: Nguồn cấp lạnh cho hệ thống ĐHKK  
Chương 13: Phân phối không khí trong các phòng được ĐHKK  
Chương 14: Điều chỉnh tự động các hệ thống ĐHKK  
Chương 15: Tính toán khử ồn và chống rung cho hệ thống ĐHKK  
Các phụ lục  
Tài liệu tham khảo





Điều hòa không khí (ĐHKK) là một chuyên ngành khoa học kĩ thuật có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất, nhằm mục đích tạo ra môi trường vi khí hậu bên trong các công trình kiến trúc có các thông số nhiệt độ, độ ẩm tương đối, vận tốc gió và độ trong sạch của không khí phù hợp với điều kiện tiện nghi nhiệt của cơ thể con người và với yêu cầu của các quá trinh công nghệ khác nhau.

Con người được sống và làm việc trong môi trường không khí trong lành, có nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió nằm trong giới hạn nhất định và điều chỉnh được sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, phát huy được năng suất và hiệu quả lao động, bảo vệ được sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ.

Về mặt sản xuất, môi trường không khí có trạng thái nhất định là điều kiện cần thiết và nhiều khi là yếu tố quyết định để tiến hành một cách có hiệu quả và chất lượng các quá trình công nghệ trong các nhà máy thực phẩm, sợi, dệt, giấy, da, dụng cụ điện tử - bán dẫn, dụng cụ quang học, dụng cụ đo lường và cơ khí chính xác v.v...

Tất cả những điều nêu trên chỉ có thể đạt được bằng kĩ thuật ĐHKK.

Trong thời đại hiện nay, khi nền kinh tế và khoa học kĩ thuật đã phát triển cao ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới nói chung và cả ở Việt Nam nói riêng, khó có thể hình dung được nếu trong các nhà cao tầng, nhà máy xí nghiệp công nghệ cao không được trang bị hệ thống ĐHKK thì cuộc sống và hoạt động của con người cũng như quá trình sản xuất sẽ gặp khó khăn, trở ngại đến nhường nào.

Ở Việt Nam, ngành chuyên môn Thông gió - ĐHKK - Cấp nhiệt đã dược hình thành từ năm 1962 tại Khoa Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và nay là Trường Đại học Xây dựng. Môn học ĐHKK cũng được giảng dạy trong trường ĐHBK từ ngày ấy với tên gọi ban đầu là "Điều tiết không khí" - cốt để nhấn mạnh nội dung xử lí nhiệt ẩm không khí và khống chế cả nhiệt độ và độ ẩm không khí bên trong công trình của môn học này. Tuy nhiên, theo đà phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung và thuật ngữ chuyên môn nói riêng, ngày nay giới chuyên môn ở nước ta quen dùng thuật ngữ ĐHKK một cách phổ biến. Ngoài ra, bên cạnh thuật ngữ ĐHKK vẫn tồn tại khái niệm "Điều hoà nhiệt độ" để chỉ các hệ thống đơn giản chỉ có khả năng khống chế nhiệt độ không khí là chủ yếu. Vì vậy nhóm tác giả thấy sự thay đổi tên gọi của môn học - cũng đồng thời là ngành chuyên môn này như trên là hợp lí.

Sách ĐHKK được biên soạn trên cơ sở chương trình và nội dung môn học đã được ấn định ở Trường Đại học Xây dựng từ các tài liệu giảng dạy do nhóm tác giả biên soạn và ấn hành nội bộ trong nhiều năm qua, có sửa chữa, bổ sung và nâng cao để phục vụ không những làm tài liệu học tập cho sinh viên chuyên ngành Vi khí hậu và Môi trường Xây dựng mà còn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và cán bộ khoa học kĩ thuật nói chung ở các cơ quan đào tạo, nghiên cứu, thiết kế và thi công có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn này.

Về đơn vị đo dùng trong tập sách, nhóm tác giả sử dụng hệ thống đơn vị quốc tế SI là chủ yếu. Tuy nhiên, do nhiều nguồn tài liệu tham khảo gốc, cũng như do các tài liệu biên soạn ban đầu, một số biểu bảng vẫn dùng đơn vị truyền thống hoặc đơn vị hệ Anh-Mỹ - nay nhóm tác giả vẫn giữ đúng nguyên bản mà không chuyển đổi ra đơn vị mới. Bạn đọc có thể chuyển đổi từ hệ đơn vị này ra hệ đơn vị khác một cách dễ dàng theo các bảng hệ số chuyển đổi đơn vị có giới thiệu ở nhiều tài liệu khác nhau, trong đó có tài liệu [4] của tác giả.


NỘI DUNG:

Chương 1: Khái niệm chung về Điều hòa không khí  
Chương 2: Trao đổi nhiệt ẩm giữa nước và không khí  
Chương 3: Tiện nghi nhiệt và sức khỏe con người - Thông số tính toán của không khí trong nhà  
Chương 4: Thông số tính toán của không khí ngoài trời dùng cho thiết kế điều hoà không khí  
Chương 5: Tính toán nhiệt thừa và ẩm thừa trong phòng cần điều hoà không khí  
Chương 6: Thiết lập các quá trình ĐHKK cơ bản trên biểu đồ I-d  
Chương 7: Cấu tạo chung và các bộ phận riêng biệt của buồng xử lí nhiệt ẩm không khí trong hệ thống ĐHKK trung tâm  
Chương 8: Tính toán các bộ phận chủ yếu của buồng xử lí nhiệt ẩm  
Chương 9: Các dạng khác nhau của hệ thống ĐHKK trung tâm  
Chương 10: Các phương pháp xử lý nhiệt ẩm đặc biệt được áp dụng trong kĩ thuật ĐHKK  
Chương 11: Máy điều hòa không khí độc lập  
Chương 12: Nguồn cấp lạnh cho hệ thống ĐHKK  
Chương 13: Phân phối không khí trong các phòng được ĐHKK  
Chương 14: Điều chỉnh tự động các hệ thống ĐHKK  
Chương 15: Tính toán khử ồn và chống rung cho hệ thống ĐHKK  
Các phụ lục  
Tài liệu tham khảo




M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: