SÁCH - Cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích điện hóa (Phạm Luận) Full



Các phương pháp phân tích điện hóa, cũng như các phương pháp quang phổ đều là những phương pháp phân tích hóa lý hiện đại đang được phát triển và ứng dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới trong nhiều ngành khoa học kỹ thuật, vật lý, hóa học, sinh học, trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y dược, địa chất, môi trường,... Các phương pháp phân tích công cụ này đã trở thành một hệ thống các phương pháp phân tích công cụ được ứng dụng có hiệu quả trong việc xác định lượng nhỏ và vết các chất vô cơ, hữu cơ, kim loại độc hại trong nhiều đối tượng khác nhau như nước, không khí, thực phẩm, đồ uống, kim loại, hợp kim.


Hiện nay, trong công tác nghiên cứu bảo vệ môi trường và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, các phương pháp phân tích điện hóa cũng là những công cụ phục vụ đắc lực cho cho công việc phát hiện và xác định các kim loại nặng và chất hữu cơ độc hại độc hại trong các đối tượng đất, nước, không khí, thực phẩm và sinh học. Đến nay trên thế giới đã có hàng trăm quy trình phân tích tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên cơ sở của các kỹ thuật phân tích điện hóa hiện đại. 

Trong những năm qua, nước ta cũng đã dịch rất nhiều quy trình phân tích tiêu chuẩn của USA và EU,… để áp dụng phục vụ cho khoa học và kinh tế. Song một điều cần thiết trước tiên là phải có người hiểu biết sâu về chuyên môn của các kỹ thuật phân tích điện hóa hiện đại. Bên cạnh đó, tài liệu, sách vở, cơ sở phục vụ cho đào tạo và tự đào tạo cán bộ chuyên môn, các kỹ thuật viên lành nghề là điều không thể thiếu. Song đây lại chính là điều mà chúng ta còn thiếu, vì sách và tài liệu đã có đều là tài liệu tiếng Anh, Pháp, Nga nên có nhiều khó khăn cho các cán bộ và kỹ thuật viên không có điều kiện đọc và học tập, để nâng cao trình độ.

Ở nước ta, các kỹ thuật phân tích điện hóa cũng đã được phát triển và đang ứng dụng trong khoảng hai chục năm nay. Một số phòng thí nghiệm đã được trang bị các hệ thống máy phân tích điện hóa hiện đại, hoặc do Nhà nước ta đầu tư, hoặc do viện trợ của nước ngoài theo các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Nhờ đó chúng ta đã có các máy phân tích hiện đại của nhiều hãng, nhiều model khác nhau từ đơn giản đến hoàn chỉnh. Một số cán bộ khoa học kỹ thuật của các Viện, các trường Đại học đã được ra nước ngoài (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Nga, USA,…) để học tập nghiên cứu và tu nghiệp. Song con số đó là quá nhỏ, còn đại đa số không có điều kiện, nhưng họ lại rất cần được cung cấp các kiến thức về các kỹ thuật phân tích hiện đại, để phục vụ cho công việc hiện tại và tương lai của mình. Mặt khác, hầu hết các tài liệu và sách về các kỹ thuật phân tích hiện nay lại chỉ có bằng tiếng Anh, hay Pháp, Đức hoặc Nga. Thêm vào đó, đến nay chúng ta chưa có cuốn sách cơ sở lý thuyết đầy đủ nào viết bằng tiếng Việt về các kỹ thuật phân tích điện hóa, để phục vụ đào tạo, hay giúp các cán bộ của chúng ta học tập và nâng cao tay nghề, phục vụ cho nhu cầu phân tích của các ngành khoa học và kinh tế hiện nay của nước ta đang từng ngày phát triển và đổi mới, đòi hỏi chất lượng cao cùng với sự phát triển của khoa học và kinh tế thế giới.

Xuất phát từ thực tế đó, trước tiên để đóng góp cho công tác đào tạo sinh viên và Thạc sỹ trên các lĩnh vực kỹ thuật phân tích hiện đại của Khoa Hóa học, Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường Đại học Khoa học khác, cũng như tạo điều kiện cho một số cán bộ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật viên phân tích của các phòng thí nghiệm có tài liệu học tập tham khảo thuận lợi bằng tiếng Việt để nâng cao kiến thức chuyên môn, nhằm phục vụ tốt cho công việc của mỗi người, tác giả mạnh dạn biên soạn cuốn sách “Cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích điện hóa” này. Nó được xem như là cuốn sách cơ sở lý thuyết của các kỹ thuật phân tích điện hóa.

Đây là cuốn sách đầu tiên về các kỹ thuật phân tích điện hóa hiện đại được viết bằng tiếng Việt, nên không thể tránh khỏi một số hạn chế nhất định, vì thế tác giả rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của các bạn bè, đồng nghiệp và các bạn đọc gần xa có quan tâm, để tác giả có thêm điều kiện hoàn chỉnh cho lần xuất bản tiếp sau.

Nhân dịp này, tác giả cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến GS. TS. J. F. M. Maesen, kỹ sư
J. W. Elgersma thuộc Khoa Hóa học Trường Đại học Tổng hợp Amsterdam, GS. TS. Trịnh Xuân Giản (Viện Hóa học, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam), GS. TS. Từ Vọng Nghi, GS. TS. Trần Chương Huyến, (Khoa Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS. TS. Ngô Huy Du (Viện Hóa học Công nghệ Việt Nam) và các bạn đồng nghiệp trong Bộ môn Hóa Phân tích, Khoa Hóa học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có nhiều ý kiến đóng góp cho nội dung của cuốn sách này.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả mạnh dạn biên soạn cuốn sách “Cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích điện hóa” này. Nó được xem như là cuốn sách cơ sở lý thuyết của các kỹ thuật phân tích điện hóa. Nội dung sách bao gồm 10 chương, tương ứng với các kỹ thuật phân tích điện hóa, đó là:

1. Một số khái niệm cơ bản của phân tích điện hóa.

2. Phương pháp phân tích đo điện thế.

3. Phương pháp phân tích điện phân.

4. Phương pháp phân tích điện lượng.

5. Phương pháp phân tích đo độ dẫn.

6. Phương pháp phân tích cực phổ.

7. Phương pháp phân tích Volt – Ampe hòa tan.

8. Phương pháp phân tích cực phổ dòng xoay chiều.

9. Phương pháp phân tích cực phổ dòng sóng vuông.



NỘI DUNG:


CHƯƠNG 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm
1.2. Phản ứng điện hóa
1.3. Các thành phần của hệ nguyên tố điện hóa
1.4. Pin và bình điện phân
1.5. Thế điện cực và thế điện cực cân bằng
1.6. Lớp điện kép
1.7. Tốc độ của phản ứng điện hóa
1.8. Các giai đoạn của phản ứng điện hóa
1.9. Sự vận chuyển chất trong hệ điện hóa
1.10. Thế khuếch tán và quá thế khuếch tán
1.11. Hệ điện hóa nhanh và hệ điện hóa chậm
1.12. Hệ điện hóa thuận nghịch và bất thuận nghịch
1.13. Tính hằng số cân bằng phản ứng oxy hóa khử điện hóa
1.14. Xác định số electron n
1.15. Các nội dung chủ điểm và ôn tập của chương
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐO ĐIỆN THẾ
2.1. Phương pháp đo điện thế trực tiếp
2.2. Chuẩn độ đo điện thế
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN PHÂN
3.1. Nguyên tắc chung
3.2. Các cách (phương pháp) điện phân
3.3. Phạm vi ứng dụng của điện phân
3.4. Phương pháp phân tích điện khối lượng
3.5. Các nội dung chủ điểm của chương
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN LƯỢNG
4.1. Phân tích điện lượng
4.2. Phương pháp phân tích điện lượng trực tiếp
4.3. Phương pháp chuẩn độ điện lượng
4.4. Các nội dung chủ điểm của chương
CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐO ĐỘ DẪN
5.1. Độ dẫn điện của dung dịch chất điện ly
5.2. Đo độ dẫn χ của dung dịch chất điện ly
5.3. Đo độ dẫn trực tiếp để xác định nồng độ chất
5.4. Các loại chuẩn độ đo độ dẫn điện
5.5. Các nội dung chủ điểm của chươn
CHƯƠNG 6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỰC PHỔ
6.1. Nguyên tắc chung của phương pháp cực phổ
6.2. Phương pháp cực phổ dùng cực giọt thủy ngân
6.3. Các loại dòng điện trong cực phổ
6.4. Phương trình sóng cực phổ
6.5. Cực đại của sóng cực phổ
6.6. Đuổi oxy khỏi dung dịch đo cực phổ
6.7. Các kỹ thuật loại trừ dòng tụ điện
6.8. Chuẩn độ Volt – Ampe, chuẩn độ cực phổ
6.9. Các nội dung chủ điểm của chương
CHƯƠNG 7. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA VOLT – AMPE HÒA TAN
7.1. Nguyên tắc của phương pháp cực phổ stripping
7.2. Điện cực làm việc (WE)
7.3. Các loại phản ứng kết tủa làm giàu chất lên WE
7.4. Phương pháp SV dùng cực chỉ thị thủy ngân tĩnh
7.5. Phương pháp Volt – Ampe hòa tan dùng cực rắn trơ
7.6. Phương pháp Volt – Ampe hòa tan cực đĩa quay than kính
7.7. Ưu, nhược điểm và những điều cần lưu ý khi dùng kỹ thuật SV
7.8. Một số ví dụ về phân tích ứng dụng SV
7.9. Các nội dung chủ điểm của chương
CHƯƠNG 8. PHƯƠNG PHÁP CỰC PHỔ DÒNG XOAY CHIỀU
8.1. Nguyên tắc chung
8.2. Đường dòng – thế trong cực phổ dòng xoay chiều
8.3. Cực phổ dòng xoay chiều của chất điện hoạt
8.4. Cực phổ dòng xoay chiều của chất không điện hoạt
8.5. Một số ví dụ ứng dụng của cực phổ dòng xoay chiều
8.6. Các nội dung chủ điểm của chương
CHƯƠNG 9. PHƯƠNG PHÁP CỰC PHỔ SÓNG VUÔNG
9.1. Nguyên tắc chung
9.2. Các loại dòng xuất hiện trong bình điện phân của SWP
9.3. Phương trình sóng của cực phổ sóng vuông
9.4. Các đặc điểm, ưu và nhược điểm của cực phổ sóng vuông
9.5. Một số ví dụ ứng dụng SWP
9.6. Các nội dung chủ điểm của chương
CHƯƠNG 10. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH ĐIỆN HÓA TRONG PHÂN TÍCH ĐỊNH DẠNG CÁC NGUYÊN TỐ
10.1. Khái niệm về phân tích định dạng
10.2. Kỹ thuật phân tích điện hóa trong phân tích định dạng
10.3. Các nội dung chủ điểm của chương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CHỈ MỤC



LINK THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐH/CĐ ĐỂ MƯỢN SÁCH/XEM ONLINE


LINK MƯỢN SÁCH THƯ VIỆN 1

LINK MƯỢN SÁCH THƯ VIỆN 2



LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE


LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 1

LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 2

LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 3








LINK DOWNLOAD - BẢN 2018 (UPDATING...)


LINK DOWNLOAD - BẢN 2023 (UPDATING...)



Các phương pháp phân tích điện hóa, cũng như các phương pháp quang phổ đều là những phương pháp phân tích hóa lý hiện đại đang được phát triển và ứng dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới trong nhiều ngành khoa học kỹ thuật, vật lý, hóa học, sinh học, trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y dược, địa chất, môi trường,... Các phương pháp phân tích công cụ này đã trở thành một hệ thống các phương pháp phân tích công cụ được ứng dụng có hiệu quả trong việc xác định lượng nhỏ và vết các chất vô cơ, hữu cơ, kim loại độc hại trong nhiều đối tượng khác nhau như nước, không khí, thực phẩm, đồ uống, kim loại, hợp kim.


Hiện nay, trong công tác nghiên cứu bảo vệ môi trường và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, các phương pháp phân tích điện hóa cũng là những công cụ phục vụ đắc lực cho cho công việc phát hiện và xác định các kim loại nặng và chất hữu cơ độc hại độc hại trong các đối tượng đất, nước, không khí, thực phẩm và sinh học. Đến nay trên thế giới đã có hàng trăm quy trình phân tích tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên cơ sở của các kỹ thuật phân tích điện hóa hiện đại. 

Trong những năm qua, nước ta cũng đã dịch rất nhiều quy trình phân tích tiêu chuẩn của USA và EU,… để áp dụng phục vụ cho khoa học và kinh tế. Song một điều cần thiết trước tiên là phải có người hiểu biết sâu về chuyên môn của các kỹ thuật phân tích điện hóa hiện đại. Bên cạnh đó, tài liệu, sách vở, cơ sở phục vụ cho đào tạo và tự đào tạo cán bộ chuyên môn, các kỹ thuật viên lành nghề là điều không thể thiếu. Song đây lại chính là điều mà chúng ta còn thiếu, vì sách và tài liệu đã có đều là tài liệu tiếng Anh, Pháp, Nga nên có nhiều khó khăn cho các cán bộ và kỹ thuật viên không có điều kiện đọc và học tập, để nâng cao trình độ.

Ở nước ta, các kỹ thuật phân tích điện hóa cũng đã được phát triển và đang ứng dụng trong khoảng hai chục năm nay. Một số phòng thí nghiệm đã được trang bị các hệ thống máy phân tích điện hóa hiện đại, hoặc do Nhà nước ta đầu tư, hoặc do viện trợ của nước ngoài theo các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Nhờ đó chúng ta đã có các máy phân tích hiện đại của nhiều hãng, nhiều model khác nhau từ đơn giản đến hoàn chỉnh. Một số cán bộ khoa học kỹ thuật của các Viện, các trường Đại học đã được ra nước ngoài (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Nga, USA,…) để học tập nghiên cứu và tu nghiệp. Song con số đó là quá nhỏ, còn đại đa số không có điều kiện, nhưng họ lại rất cần được cung cấp các kiến thức về các kỹ thuật phân tích hiện đại, để phục vụ cho công việc hiện tại và tương lai của mình. Mặt khác, hầu hết các tài liệu và sách về các kỹ thuật phân tích hiện nay lại chỉ có bằng tiếng Anh, hay Pháp, Đức hoặc Nga. Thêm vào đó, đến nay chúng ta chưa có cuốn sách cơ sở lý thuyết đầy đủ nào viết bằng tiếng Việt về các kỹ thuật phân tích điện hóa, để phục vụ đào tạo, hay giúp các cán bộ của chúng ta học tập và nâng cao tay nghề, phục vụ cho nhu cầu phân tích của các ngành khoa học và kinh tế hiện nay của nước ta đang từng ngày phát triển và đổi mới, đòi hỏi chất lượng cao cùng với sự phát triển của khoa học và kinh tế thế giới.

Xuất phát từ thực tế đó, trước tiên để đóng góp cho công tác đào tạo sinh viên và Thạc sỹ trên các lĩnh vực kỹ thuật phân tích hiện đại của Khoa Hóa học, Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường Đại học Khoa học khác, cũng như tạo điều kiện cho một số cán bộ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật viên phân tích của các phòng thí nghiệm có tài liệu học tập tham khảo thuận lợi bằng tiếng Việt để nâng cao kiến thức chuyên môn, nhằm phục vụ tốt cho công việc của mỗi người, tác giả mạnh dạn biên soạn cuốn sách “Cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích điện hóa” này. Nó được xem như là cuốn sách cơ sở lý thuyết của các kỹ thuật phân tích điện hóa.

Đây là cuốn sách đầu tiên về các kỹ thuật phân tích điện hóa hiện đại được viết bằng tiếng Việt, nên không thể tránh khỏi một số hạn chế nhất định, vì thế tác giả rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của các bạn bè, đồng nghiệp và các bạn đọc gần xa có quan tâm, để tác giả có thêm điều kiện hoàn chỉnh cho lần xuất bản tiếp sau.

Nhân dịp này, tác giả cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến GS. TS. J. F. M. Maesen, kỹ sư
J. W. Elgersma thuộc Khoa Hóa học Trường Đại học Tổng hợp Amsterdam, GS. TS. Trịnh Xuân Giản (Viện Hóa học, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam), GS. TS. Từ Vọng Nghi, GS. TS. Trần Chương Huyến, (Khoa Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS. TS. Ngô Huy Du (Viện Hóa học Công nghệ Việt Nam) và các bạn đồng nghiệp trong Bộ môn Hóa Phân tích, Khoa Hóa học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có nhiều ý kiến đóng góp cho nội dung của cuốn sách này.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả mạnh dạn biên soạn cuốn sách “Cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích điện hóa” này. Nó được xem như là cuốn sách cơ sở lý thuyết của các kỹ thuật phân tích điện hóa. Nội dung sách bao gồm 10 chương, tương ứng với các kỹ thuật phân tích điện hóa, đó là:

1. Một số khái niệm cơ bản của phân tích điện hóa.

2. Phương pháp phân tích đo điện thế.

3. Phương pháp phân tích điện phân.

4. Phương pháp phân tích điện lượng.

5. Phương pháp phân tích đo độ dẫn.

6. Phương pháp phân tích cực phổ.

7. Phương pháp phân tích Volt – Ampe hòa tan.

8. Phương pháp phân tích cực phổ dòng xoay chiều.

9. Phương pháp phân tích cực phổ dòng sóng vuông.



NỘI DUNG:


CHƯƠNG 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm
1.2. Phản ứng điện hóa
1.3. Các thành phần của hệ nguyên tố điện hóa
1.4. Pin và bình điện phân
1.5. Thế điện cực và thế điện cực cân bằng
1.6. Lớp điện kép
1.7. Tốc độ của phản ứng điện hóa
1.8. Các giai đoạn của phản ứng điện hóa
1.9. Sự vận chuyển chất trong hệ điện hóa
1.10. Thế khuếch tán và quá thế khuếch tán
1.11. Hệ điện hóa nhanh và hệ điện hóa chậm
1.12. Hệ điện hóa thuận nghịch và bất thuận nghịch
1.13. Tính hằng số cân bằng phản ứng oxy hóa khử điện hóa
1.14. Xác định số electron n
1.15. Các nội dung chủ điểm và ôn tập của chương
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐO ĐIỆN THẾ
2.1. Phương pháp đo điện thế trực tiếp
2.2. Chuẩn độ đo điện thế
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN PHÂN
3.1. Nguyên tắc chung
3.2. Các cách (phương pháp) điện phân
3.3. Phạm vi ứng dụng của điện phân
3.4. Phương pháp phân tích điện khối lượng
3.5. Các nội dung chủ điểm của chương
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN LƯỢNG
4.1. Phân tích điện lượng
4.2. Phương pháp phân tích điện lượng trực tiếp
4.3. Phương pháp chuẩn độ điện lượng
4.4. Các nội dung chủ điểm của chương
CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐO ĐỘ DẪN
5.1. Độ dẫn điện của dung dịch chất điện ly
5.2. Đo độ dẫn χ của dung dịch chất điện ly
5.3. Đo độ dẫn trực tiếp để xác định nồng độ chất
5.4. Các loại chuẩn độ đo độ dẫn điện
5.5. Các nội dung chủ điểm của chươn
CHƯƠNG 6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỰC PHỔ
6.1. Nguyên tắc chung của phương pháp cực phổ
6.2. Phương pháp cực phổ dùng cực giọt thủy ngân
6.3. Các loại dòng điện trong cực phổ
6.4. Phương trình sóng cực phổ
6.5. Cực đại của sóng cực phổ
6.6. Đuổi oxy khỏi dung dịch đo cực phổ
6.7. Các kỹ thuật loại trừ dòng tụ điện
6.8. Chuẩn độ Volt – Ampe, chuẩn độ cực phổ
6.9. Các nội dung chủ điểm của chương
CHƯƠNG 7. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA VOLT – AMPE HÒA TAN
7.1. Nguyên tắc của phương pháp cực phổ stripping
7.2. Điện cực làm việc (WE)
7.3. Các loại phản ứng kết tủa làm giàu chất lên WE
7.4. Phương pháp SV dùng cực chỉ thị thủy ngân tĩnh
7.5. Phương pháp Volt – Ampe hòa tan dùng cực rắn trơ
7.6. Phương pháp Volt – Ampe hòa tan cực đĩa quay than kính
7.7. Ưu, nhược điểm và những điều cần lưu ý khi dùng kỹ thuật SV
7.8. Một số ví dụ về phân tích ứng dụng SV
7.9. Các nội dung chủ điểm của chương
CHƯƠNG 8. PHƯƠNG PHÁP CỰC PHỔ DÒNG XOAY CHIỀU
8.1. Nguyên tắc chung
8.2. Đường dòng – thế trong cực phổ dòng xoay chiều
8.3. Cực phổ dòng xoay chiều của chất điện hoạt
8.4. Cực phổ dòng xoay chiều của chất không điện hoạt
8.5. Một số ví dụ ứng dụng của cực phổ dòng xoay chiều
8.6. Các nội dung chủ điểm của chương
CHƯƠNG 9. PHƯƠNG PHÁP CỰC PHỔ SÓNG VUÔNG
9.1. Nguyên tắc chung
9.2. Các loại dòng xuất hiện trong bình điện phân của SWP
9.3. Phương trình sóng của cực phổ sóng vuông
9.4. Các đặc điểm, ưu và nhược điểm của cực phổ sóng vuông
9.5. Một số ví dụ ứng dụng SWP
9.6. Các nội dung chủ điểm của chương
CHƯƠNG 10. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH ĐIỆN HÓA TRONG PHÂN TÍCH ĐỊNH DẠNG CÁC NGUYÊN TỐ
10.1. Khái niệm về phân tích định dạng
10.2. Kỹ thuật phân tích điện hóa trong phân tích định dạng
10.3. Các nội dung chủ điểm của chương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CHỈ MỤC



LINK THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐH/CĐ ĐỂ MƯỢN SÁCH/XEM ONLINE


LINK MƯỢN SÁCH THƯ VIỆN 1

LINK MƯỢN SÁCH THƯ VIỆN 2



LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE


LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 1

LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 2

LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE 3








LINK DOWNLOAD - BẢN 2018 (UPDATING...)


LINK DOWNLOAD - BẢN 2023 (UPDATING...)

M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: