Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn



Trong khi trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển thì các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Luật thuộc Đại học tổng hợp Virginia - Hoa Kỳ đã đưa ra một kết luận bất ngờ là: trong giai đoạn 1960-1992, sự tăng trưởng kinh tế của các nước theo hệ thống luật án lệ nhanh hơn và lớn hơn so với các nước theo hệ thống luật dân sự. Một trong những lý do của sự khác biệt đó là: pháp luật của các nước theo hệ thống luật án lệ đưa ra những bảo đảm tốt hơn đối với các quyền tài sản và quyền hợp đồng so với các nước theo hệ thống pháp luật dân sự [100]. 

Kết luận đã gây ra sự chú ý không chỉ của giới luật gia mà của cả các nhà quản lý. Có thể kiểm nghiệm kết luận này bằng chính thực tiễn của Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua. Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng chủ yếu là do Nhà nước đã đưa ra các quy định pháp luật bảo vệ quyền tự chủ của doanh nghiệp và tự do hợp đồng. Việc ban hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989), Bộ luật Dân sự (1995), Luật Thương mai (1997) và sau đó là Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thương mại (2005) thay thế các văn bản  trên, đã đánh dấu những bước phát triển quan trọng của pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Quyền tự do hợp đồng đã từng bước được pháp luật bảo vệ. Sau 20 năm đổi mới, hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng, về cơ bản, được xây dựng và hoàn thiện theo hướng ngày càng bảo đảm quyền tự do hợp đồng, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng còn bộc lộ những bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại, như: sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, hạn chế của các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về các hợp đồng trong những hoạt động thương mại đặc thù so với các quy định về hợp đồng của Bộ luật Dân sự (2005), nhất là các văn bản được ban hành trước Bộ luật Dân sự (2005). Ngay trong Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thương mại (2005) vẫn còn có những hạn chế trong việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng. 

Trong quá trình nước ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, dưới sức ép mạnh mẽ của tự do thương  mại và quá trình toàn cầu hoá, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam tuy đã được hoàn thiện nhưng vẫn còn ảnh hưởng của cơ chế cũ: Nhà nước vẫn còn can thiệp sâu vào quyền tự do khế ước, vừa không bảo vệ được trật tự công, đôi khi làm cho doanh nghiệp thế yếu và người tiêu dùng bị thiệt thòi trước các hành vi kinh doanh thiếu bình đẳng, lợi dụng vị thế thị trường gây thiệt hại cho đối tác. Việc bảo vệ quyền tự do xác lập hợp đồng của bên ở vị trí thế yếu trước các hành vi lạm dụng quyền tự do hợp đồng của bên có thế mạnh trong quan hệ hợp đồng chưa được pháp luật điều chỉnh cụ thể… Trong thực tiễn giao kết hợp đồng ở Việt Nam đang tồn tại khá phổ biến việc các doanh nghiệp lạm dụng các “điều kiện thương mại chung”, các “hợp đồng mẫu” (hợp đồng được soạn trước), nhất là các hợp đồng được ký kết bởi các doanh nghiệp có vị trí độc quyền. Do vậy, cần phải nghiên cứu xác định bản chất của các loại hợp đồng này. Các nhà lập pháp và Toà án, Thẩm phán cần phải tạo ra các công cụ pháp lý bảo vệ quyền tự do hợp đồng của bên yếu thế trước bên có thế mạnh hơn, bảo vệ sự “công bằng” trong giao kết hợp đồng [22]. Những hạn chế, bất cập này của pháp luật hợp đồng đặt ra yêu cầu cấp thiết cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện kịp thời.

Do đó, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: "Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình. Việc này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 



LƯU Ý:


Tài liệu được chia sẻ bởi CTV EBOOKBKMT "Mân Trần Lê" chỉ được dùng phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.



LINK DOWNLOAD



Trong khi trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển thì các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Luật thuộc Đại học tổng hợp Virginia - Hoa Kỳ đã đưa ra một kết luận bất ngờ là: trong giai đoạn 1960-1992, sự tăng trưởng kinh tế của các nước theo hệ thống luật án lệ nhanh hơn và lớn hơn so với các nước theo hệ thống luật dân sự. Một trong những lý do của sự khác biệt đó là: pháp luật của các nước theo hệ thống luật án lệ đưa ra những bảo đảm tốt hơn đối với các quyền tài sản và quyền hợp đồng so với các nước theo hệ thống pháp luật dân sự [100]. 

Kết luận đã gây ra sự chú ý không chỉ của giới luật gia mà của cả các nhà quản lý. Có thể kiểm nghiệm kết luận này bằng chính thực tiễn của Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua. Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng chủ yếu là do Nhà nước đã đưa ra các quy định pháp luật bảo vệ quyền tự chủ của doanh nghiệp và tự do hợp đồng. Việc ban hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989), Bộ luật Dân sự (1995), Luật Thương mai (1997) và sau đó là Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thương mại (2005) thay thế các văn bản  trên, đã đánh dấu những bước phát triển quan trọng của pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Quyền tự do hợp đồng đã từng bước được pháp luật bảo vệ. Sau 20 năm đổi mới, hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng, về cơ bản, được xây dựng và hoàn thiện theo hướng ngày càng bảo đảm quyền tự do hợp đồng, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng còn bộc lộ những bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại, như: sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, hạn chế của các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về các hợp đồng trong những hoạt động thương mại đặc thù so với các quy định về hợp đồng của Bộ luật Dân sự (2005), nhất là các văn bản được ban hành trước Bộ luật Dân sự (2005). Ngay trong Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thương mại (2005) vẫn còn có những hạn chế trong việc bảo đảm quyền tự do hợp đồng. 

Trong quá trình nước ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, dưới sức ép mạnh mẽ của tự do thương  mại và quá trình toàn cầu hoá, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam tuy đã được hoàn thiện nhưng vẫn còn ảnh hưởng của cơ chế cũ: Nhà nước vẫn còn can thiệp sâu vào quyền tự do khế ước, vừa không bảo vệ được trật tự công, đôi khi làm cho doanh nghiệp thế yếu và người tiêu dùng bị thiệt thòi trước các hành vi kinh doanh thiếu bình đẳng, lợi dụng vị thế thị trường gây thiệt hại cho đối tác. Việc bảo vệ quyền tự do xác lập hợp đồng của bên ở vị trí thế yếu trước các hành vi lạm dụng quyền tự do hợp đồng của bên có thế mạnh trong quan hệ hợp đồng chưa được pháp luật điều chỉnh cụ thể… Trong thực tiễn giao kết hợp đồng ở Việt Nam đang tồn tại khá phổ biến việc các doanh nghiệp lạm dụng các “điều kiện thương mại chung”, các “hợp đồng mẫu” (hợp đồng được soạn trước), nhất là các hợp đồng được ký kết bởi các doanh nghiệp có vị trí độc quyền. Do vậy, cần phải nghiên cứu xác định bản chất của các loại hợp đồng này. Các nhà lập pháp và Toà án, Thẩm phán cần phải tạo ra các công cụ pháp lý bảo vệ quyền tự do hợp đồng của bên yếu thế trước bên có thế mạnh hơn, bảo vệ sự “công bằng” trong giao kết hợp đồng [22]. Những hạn chế, bất cập này của pháp luật hợp đồng đặt ra yêu cầu cấp thiết cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện kịp thời.

Do đó, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: "Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình. Việc này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 



LƯU Ý:


Tài liệu được chia sẻ bởi CTV EBOOKBKMT "Mân Trần Lê" chỉ được dùng phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.



LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: