Nghiên cứu phương pháp xác định nhanh ion amoni và ứng dụng để đánh giá hiện trạng ô nhiễm amoni trong một số nguồn nước sinh hoạt ở hà nội



Nước là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự sống trên trái đất, là hợp phần chính chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể con người và tới 90% ở một số thực vật. Nước tham gia vào các phản ứng quang hoá và sinh hoá như phản ứng quang hợp của cây xanh, các phản ứng thuỷ phân, trao đổi chất và tổng hợp tế bào để tạo lên sự sống cho người và động thực vật. Không những thế, nước còn giữ vai trò quan trọng, thiết yếu trong đời sống, trong công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường nước đang là mối quan tâm lo ngại của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Môi trường nước bị ô nhiễm do nước thải của các nhà máy công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước sau sản xuất nông nghiệp và nước do mưa lũ. Một trong những biểu hiện ô nhiễm nước cấp hiện nay là hàm lượng các chất dinh dưỡng (Nitơ, Photpho) trong nước tăng cao. Nồng độ cao của những nguyên tố này trong nước đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho các thực vật xanh sinh trưởng, làm cho nước có màu, mùi, làm giảm lượng oxi hoà tan, cản trở dòng chảy của hệ thống cấp nước.

Theo nhiều nghiên cứu, nguồn nước sinh hoạt ở một số nơi trong Hà Nội đang bị ô nhiễm amoni (NH4 +) rất nghiêm trọng. Hàm lượng amoni theo quy chuẩn Việt nam (QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT) cho nước cấp sinh hoạt và ăn uống không được vượt quá 3,0 mg/L [10, 11], nhưng nhiều nơi ở Hà Nội đã bị nhiễm nặng, cao hơn 5-10 lần mức cho phép. Điển hình là khu vực phía nam và tây nam thành phố như Hạ Đình, Pháp Vân, Tương mai, Định Công, Hoàng Mai, Đồn Thủy, Nhổn, ... với diện tích nguồn nước bị nhiễm lên tới gần 10 km2 và một số điểm nhỏ lẻ ở khu vực Gia Lâm.  

Khi nước sinh hoạt có nhiễm amoni tiếp xúc với không khí, nhiều loài vi khuẩn đã chuyển hóa amoni thành nitrit và nitrat. Nitrit trong cơ thể cạnh tranh với hồng cầu để lấy oxy và gây bệnh đường hô hấp (đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ em); mặt khác còn có thể kết hợp với các chất hữu cơ để tạo ra những chất có khả năng gây ung thư. 

Chính vì tính cấp bách của vấn đề này mà rất nhiều các công trình nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra những phương pháp tối ưu khắc phục đến mức tốt nhất có thể được. Để giúp cho quá trình xử lý ô nhiễm amoni trong nước sinh hoạt thì việc đánh giá xác định nhanh amoni cũng góp phần không nhỏ.

Do đó đề tài của luận văn được xác định là: “Nghiên cứu phương pháp xác định nhanh ion amoni và ứng dụng để đánh giá hiện trạng ô nhiễm amoni trong một số nguồn nước sinh hoạt ở Hà Nội”.




LƯU Ý:


Tài liệu được chia sẻ bởi CTV EBOOKBKMT "Mân Trần Lê" chỉ được dùng phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.





LINK DOWNLOAD



Nước là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự sống trên trái đất, là hợp phần chính chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể con người và tới 90% ở một số thực vật. Nước tham gia vào các phản ứng quang hoá và sinh hoá như phản ứng quang hợp của cây xanh, các phản ứng thuỷ phân, trao đổi chất và tổng hợp tế bào để tạo lên sự sống cho người và động thực vật. Không những thế, nước còn giữ vai trò quan trọng, thiết yếu trong đời sống, trong công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường nước đang là mối quan tâm lo ngại của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Môi trường nước bị ô nhiễm do nước thải của các nhà máy công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước sau sản xuất nông nghiệp và nước do mưa lũ. Một trong những biểu hiện ô nhiễm nước cấp hiện nay là hàm lượng các chất dinh dưỡng (Nitơ, Photpho) trong nước tăng cao. Nồng độ cao của những nguyên tố này trong nước đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho các thực vật xanh sinh trưởng, làm cho nước có màu, mùi, làm giảm lượng oxi hoà tan, cản trở dòng chảy của hệ thống cấp nước.

Theo nhiều nghiên cứu, nguồn nước sinh hoạt ở một số nơi trong Hà Nội đang bị ô nhiễm amoni (NH4 +) rất nghiêm trọng. Hàm lượng amoni theo quy chuẩn Việt nam (QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT) cho nước cấp sinh hoạt và ăn uống không được vượt quá 3,0 mg/L [10, 11], nhưng nhiều nơi ở Hà Nội đã bị nhiễm nặng, cao hơn 5-10 lần mức cho phép. Điển hình là khu vực phía nam và tây nam thành phố như Hạ Đình, Pháp Vân, Tương mai, Định Công, Hoàng Mai, Đồn Thủy, Nhổn, ... với diện tích nguồn nước bị nhiễm lên tới gần 10 km2 và một số điểm nhỏ lẻ ở khu vực Gia Lâm.  

Khi nước sinh hoạt có nhiễm amoni tiếp xúc với không khí, nhiều loài vi khuẩn đã chuyển hóa amoni thành nitrit và nitrat. Nitrit trong cơ thể cạnh tranh với hồng cầu để lấy oxy và gây bệnh đường hô hấp (đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ em); mặt khác còn có thể kết hợp với các chất hữu cơ để tạo ra những chất có khả năng gây ung thư. 

Chính vì tính cấp bách của vấn đề này mà rất nhiều các công trình nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra những phương pháp tối ưu khắc phục đến mức tốt nhất có thể được. Để giúp cho quá trình xử lý ô nhiễm amoni trong nước sinh hoạt thì việc đánh giá xác định nhanh amoni cũng góp phần không nhỏ.

Do đó đề tài của luận văn được xác định là: “Nghiên cứu phương pháp xác định nhanh ion amoni và ứng dụng để đánh giá hiện trạng ô nhiễm amoni trong một số nguồn nước sinh hoạt ở Hà Nội”.




LƯU Ý:


Tài liệu được chia sẻ bởi CTV EBOOKBKMT "Mân Trần Lê" chỉ được dùng phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.





LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: