45/2022/NĐ-CP NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (FULL)
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
45/2022/NĐ-CP |
Hà
Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2022 |
QUY
ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm
2020;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Cảnh sát môi trường ngày 23 tháng 12
năm 2014;
Theo đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính
phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
1. Nghị
định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao
gồm:
a) Các
hành vi vi phạm các quy định về đăng ký môi trường, giấy phép môi trường, đánh
giá tác động môi trường;
b) Các
hành vi gây ô nhiễm môi trường;
c) Các
hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
d) Các
hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế (sau đây gọi
chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung), cụm công nghiệp, làng
nghề;
đ) Các
hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy
móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển
đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
e) Các
hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó
phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có
chứa chất ô nhiễm khó phân hủy;
g) Các
hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, sự cố chất thải; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn;
h) Các
hành vi vi phạm về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm: các quy
định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự
nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển
bền vững tài nguyên di truyền;
i) Các
hành vi vi phạm các quy định về thực hiện quan trắc môi trường; quản lý thông
tin, dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo
công tác bảo vệ môi trường;
k) Các
hành vi cản trở trong hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt
vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường
được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
1. Cá
nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là
cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang
quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định
có liên quan.
2. Hộ
gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định
này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
3. Tổ
chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị
định này bao gồm:
a)
Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa
điểm kinh doanh) được thành lập theo quy định của Luật
Doanh nghiệp;
b) Hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Nhà
đầu tư nước ngoài là tổ chức, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn
phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng
đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập
theo quy định của Luật Đầu tư; pháp nhân nước
ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam;
d) Cơ
quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà
nước được giao;
đ) Tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Các
đơn vị sự nghiệp;
g) Tổ
hợp tác;
h) Các
tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
4.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; các cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường tại Nghị định này.
Trong
Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xả
nước thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức xả các loại nước thải vào môi
trường đất, nước dưới đất, nước mặt, nước biển bên trong và ngoài cơ sở, khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
2. Thải
bụi, khí thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức làm phát sinh bụi, khí
thải vào môi trường không khí.
3.
Thông số môi trường (thông số ô nhiễm) nguy hại trong nước thải là các thông số
môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại, chi tiết trong Mục I Phụ lục kèm theo Nghị định này.
4. Thông
số môi trường (thông số ô nhiễm) nguy hại trong khí thải và môi trường không
khí là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một
số chất độc hại trong không khí xung quanh và một số thông số có tên trong quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải, chi tiết trong Mục II Phụ lục kèm theo
Nghị định này.
5.
Thông số môi trường (thông số ô nhiễm) thông thường là các thông số môi trường
có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải và môi trường xung quanh,
trừ các thông số môi trường quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Khai
thác trái phép loài sinh vật là các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, hái, lượm, thu
giữ nhằm lấy các sinh vật (bao gồm động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật), bộ
phận hoặc dẫn xuất của các loài động vật, thực vật mà không được phép của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vượt quá số lượng cho phép trong giấy phép
khai thác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Nơi
công cộng là công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập
trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và những nơi phục vụ
chung cho nhu cầu của nhiều người.
8. Phá
hoại di sản thiên nhiên là hành vi làm hủy hoại cảnh quan, thay đổi cấu trúc
của hệ sinh thái tự nhiên, suy giảm thành phần loài động, thực vật; ngăn cản
đường đi, gây tổn hại đến nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của các loài thủy sinh; làm
thay đổi yếu tố gốc cấu thành, hư hại các danh lam thắng cảnh theo quy định của
pháp luật về di sản văn hóa; gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài
thủy sản, khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật về thủy sản.
9. Xâm
chiếm di sản thiên nhiên là hành vi xây dựng công trình, nhà ở trái phép; thực
hiện các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi danh lam thắng cảnh không đúng quy
định của pháp luật về di sản văn hóa; các hoạt động lấn, chiếm rừng, khai thác
trái phép môi trường rừng, tài nguyên rừng, thực hiện các dịch vụ, kinh doanh
trái phép trong rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục
hậu quả
1. Hình
thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị
áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh
cáo;
b) Phạt
tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ
chức.
2. Hình
thức xử phạt bổ sung:
a) Tước
quyền sử dụng có thời hạn đối với: giấy phép môi trường; giấy chứng nhận đủ
điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; giấy phép tiếp cận nguồn gen;
giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận phòng thí
nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm
sinh vật biến đổi gen (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm
hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm
hành chính có hiệu lực thi hành;
b) Tịch
thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính); tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo
quy định của pháp luật;
c) Việc
áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước
quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng
sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu được
thực hiện theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp hành vi vi phạm của
cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc
đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Thời
điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi
trường có thời hạn được tính từ thời điểm cơ quan nhà nước đã giao nhiệm vụ,
đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà
thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.
3.
Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp
dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả trong thời hạn do người có thẩm
quyền xử phạt ấn định sau đây:
a) Buộc
phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo
quy định; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc
phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để
xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; buộc phải phá dỡ công trình, thiết
bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về
chất thải; buộc phá dỡ, di dời công trình, cây trồng; buộc phá dỡ công trình,
nhà ở trái phép;
c) Buộc
thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định;
buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải
thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật;
d) Buộc
tái xuất máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng,
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài;
buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; buộc tái xuất lô hàng chứa sinh
vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen ra khỏi lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Buộc
tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng,
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài;
buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại; tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến
đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy
chứng nhận an toàn sinh học; buộc tiêu hủy các chất và thiết bị, sản phẩm có
chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm; buộc tiêu hủy toàn bộ
sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
e) Buộc
cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường;
g) Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc
nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị
tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Đối với
vi phạm hành chính quy định tại: điểm g khoản 1, điểm g khoản 2
Điều 10; điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h
khoản 3 Điều 11; điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều
13; điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4
Điều 14; điểm g, h khoản 3, điểm h, i khoản 4 Điều 15 Nghị
định này làm phát sinh nước thải chưa qua xử lý ra môi trường thì số lợi
bất hợp pháp được tính bằng tổng lưu lượng nước thải đã xả ra môi trường chưa
qua xử lý xác định trong thời gian vi phạm tính theo m3 (trường
hợp không xác định được thải lượng nước thải thì thải lượng nước thải được tính
theo lưu lượng tối đa ngày đêm ghi trong các hồ sơ theo thứ tự ưu tiên như sau:
kết luận thanh tra, kết quả kiểm toán, hồ sơ cấp giấy phép môi trường hoặc giấy
phép môi trường thành phần, báo cáo đánh giá tác động môi trường) nhân với giá
dịch vụ xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định ban hành tính theo đồng/m3 (trong trường hợp Ủy ban nhân
dân tỉnh không ban hành thì áp dụng giá dịch vụ xử lý nước thải của khu công
nghiệp có khoảng cách gần nhất so với tổ chức vi phạm).
Đối với
vi phạm hành chính quy định tại: điểm g khoản 1, điểm g khoản 2
Điều 10; điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h
khoản 3 Điều 11; điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều
13; điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4
Điều 14; điểm g, h khoản 3, điểm h, i khoản 4 Điều 15 Nghị
định này làm phát sinh khí thải chưa qua xử lý ra môi trường thì số lợi bất
hợp pháp được tính bằng lưu lượng khí thải tính theo m3/giờ (trường
hợp không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, không vận hành hệ thống xử lý khí
thải thì lưu lượng khí thải được xác định theo lưu lượng tối đa trong một giờ
ghi trong các hồ sơ theo thứ tự ưu tiên như sau: kết luận thanh tra, kết quả
kiểm toán, hồ sơ cấp giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần,
báo cáo đánh giá tác động môi trường) nhân với thời gian vi phạm tính theo giờ
và nhân với chi phí cho việc vận hành hệ thống xử lý khí thải trong một giờ
gồm: điện, nước, nhân công, hóa chất và vật tư tiêu hao tính theo đồng/m3.
Đối với
vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 16; điểm a khoản 4, 5 Điều 17; khoản 4, 7 Điều 46
thì số lợi bất hợp pháp là toàn bộ số tiền mà tổ chức, cá nhân thu được khi
thực hiện hành vi vi phạm.
h) Buộc
phải thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp
luật; buộc hủy kết quả thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm
phát thải khí nhà kính;
i) Buộc
phải thực hiện biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó
phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị đã
nhập khẩu, sản xuất và sử dụng có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định
và báo cáo đã khắc phục xong hậu quả vi phạm;
k) Buộc
chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý; buộc chuyển giao các chất
và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát cần xử
lý theo đúng quy định cho đơn vị có chức năng xử lý và chịu mọi chi phí phát
sinh;
l) Truy
thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp; buộc chi trả kinh phí trưng
cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường; buộc phải thực
hiện ký quỹ bảo vệ môi trường; buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về môi trường; buộc chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố chất thải, chi
phí phục hồi môi trường; buộc phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra
theo quy định; buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và
thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01 tháng; buộc phải chuyển số tiền còn
lại về quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đối
với địa phương chưa có quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh trong thời hạn 06 tháng;
buộc phải hoàn trả số tiền sử dụng sai mục đích trong thời hạn 01 tháng; buộc
nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng tỷ lệ tái chế bắt buộc chưa hoàn
thành hoặc số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ tái chế không
đáp ứng quy cách tái chế bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc nộp
số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ, quy cách tái chế
bắt buộc phải thực hiện vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc chấm dứt hợp
đồng thực hiện tái chế, hợp đồng ủy quyền tổ chức tái chế và nộp số tiền hỗ trợ
tái chế tương ứng với tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam để thực hiện trách nhiệm tái chế; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ
trợ xử lý chất thải còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
m)
Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân
vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê
duyệt đối với các trường hợp vi phạm mà địa điểm đang thực hiện dự án, cơ sở
không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi
trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; buộc phải xây dựng, lắp
đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
n) Buộc
lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính cho
(các) năm nộp chậm, nộp thiếu và chịu mọi phí tổn phát sinh nếu có; buộc xây
dựng quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn theo quy định; buộc phải
lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở trong thời hạn 06
tháng; buộc báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định;
o) Buộc
cung cấp thông tin đúng, đầy đủ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức
giảm phát thải khí nhà kính; buộc công khai báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định; buộc công khai thông
tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy định; buộc thực
hiện đăng ký kế hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế,
báo cáo kết quả tái chế theo quy định; buộc phải cung cấp, công bố thông tin;
buộc phải nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền; buộc gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo
quy định.
4.
Không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại các điểm a, c, g và l
khoản 3 Điều này khi không có đủ căn cứ xác định hậu quả hoặc không có đủ căn
cứ xác định số lợi bất hợp pháp thu được hoặc không có đủ căn cứ xác định số
phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định do hành vi vi phạm hành
chính đó gây ra.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các
hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để
tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như
sau:
a) Các
hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e,
g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm
b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản
4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i
khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là
hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời
điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các
hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2
Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3
Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều
33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là
hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá
nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Các
hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã
kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các
hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành
vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành
vi vi phạm;
đ) Trừ
các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác
được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định
thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
Điều 6. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức
phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức
phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị
định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân
thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần
mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng
đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền,
thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Trường
hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của
cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức
phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó bao gồm cả phạt tăng thêm.
1. Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để xác định hành vi vi phạm hành chính và
mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức
xả, thải chất thải vào môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
và quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau
đây gọi chung là quy chuẩn kỹ thuật).
2. Số
lần vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giá trị cao nhất được xác định trên
cơ sở lấy kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, kết quả
giám định, kiểm định, quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích của một trong các
thông số môi trường của mẫu chất thải, mẫu môi trường xung quanh chia cho giá
trị tối đa cho phép của thông số đó trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Khi
áp dụng hình thức phạt tiền đối với các hành vi xả nước thải (Điều
18 và Điều 19 của Nghị định này) hoặc thải bụi, khí thải (Điều
20 và Điều 21 của Nghị định này) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nếu
trong nước thải hoặc bụi, khí thải có cả các thông số môi trường nguy hại, các
thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc giá
trị pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật thì chọn thông số tương
ứng với hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu nước thải hoặc bụi,
khí thải để xử phạt; trường hợp có mức phạt bằng nhau thì thông số nguy hại là
thông số để xác định hành vi vi phạm.
Các
thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật còn lại của cùng mẫu chất thải đó
sẽ bị phạt tăng thêm từ 10% đến 50% mức phạt tiền của hành vi vi phạm đã chọn
đối với mỗi thông số môi trường đó nhưng tổng mức phạt tiền đối với mỗi hành vi
vi phạm không vượt quá mức phạt tiền tối đa.
Trường
hợp một cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiều điểm xả
nước thải hoặc nhiều điểm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
bị xử phạt đối với hành vi vi phạm theo từng điểm xả, thải đó.
4. Thải
lượng nước thải quy định tại Điều 18, Điều 19 của Nghị định này
là tổng khối lượng nước thải xả ra môi trường tính trong một ngày (24 giờ).
Trường hợp không xác định được thải lượng nước thải thì thải lượng được tính
theo lưu lượng nước thải tại thời điểm lấy mẫu nhân với 24 giờ. Trường hợp xả
nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt (ao, hồ, hố,... trong
khuôn viên của cơ sở) khi tính số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, giá
trị nguồn tiếp nhận Kq được tính bằng 0,6 theo quy chuẩn kỹ thuật đó; nếu quy
chuẩn kỹ thuật về chất thải không áp dụng giá trị nguồn tiếp nhận Kq mà tính
theo phân vùng môi trường thì giá trị giới hạn của thông số ô nhiễm được áp
dụng theo vùng môi trường bảo vệ nghiêm ngặt.
1. Việc
sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và dữ liệu thu được từ phương
tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo Nghị định về danh
mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy
trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do
cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính. Kết quả thu thập
được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật được so sánh với nồng độ tối đa cho
phép của các thông số môi trường trong quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để xác định
hành vi vi phạm hành chính.
2.
Ngoài dữ liệu do cơ quan, người có thẩm quyền trực tiếp thu thập được từ việc
sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định, cơ quan, người
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được
sử dụng kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, kiểm định, đo đạc, phân tích
mẫu môi trường và dữ liệu do các cá nhân, tổ chức sau đây cung cấp để phát
hiện, xác định hành vi vi phạm hành chính:
a) Tổ
chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường theo quy định của pháp luật;
b) Tổ
chức giám định, kiểm định, quan trắc môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thành lập, có đủ năng lực thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền chỉ
định theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
c) Kết
quả thu được bằng thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục khí thải, nước
thải của cá nhân, tổ chức đã được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy
định của pháp luật đối với các trường hợp phải lắp đặt và truyền số liệu trực
tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát.
3. Cá
nhân, tổ chức có liên quan có trách nhiệm hợp tác với cơ quan chức năng, người
có thẩm quyền trong việc sử dụng dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị
kỹ thuật để xác định đối tượng, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện đăng ký môi
trường
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 20.11.2023)
45/2022/NĐ-CP: Còn hiệu lực
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
45/2022/NĐ-CP (BẢN PDF)
45/2022/NĐ-CP (BẢN WORD - TIẾNG VIỆT)
45/2022/NĐ-CP (BẢN WORD - TIẾNG ANH)
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
45/2022/NĐ-CP |
Hà
Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2022 |
QUY
ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm
2020;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Cảnh sát môi trường ngày 23 tháng 12
năm 2014;
Theo đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính
phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
1. Nghị
định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao
gồm:
a) Các
hành vi vi phạm các quy định về đăng ký môi trường, giấy phép môi trường, đánh
giá tác động môi trường;
b) Các
hành vi gây ô nhiễm môi trường;
c) Các
hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
d) Các
hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế (sau đây gọi
chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung), cụm công nghiệp, làng
nghề;
đ) Các
hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy
móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển
đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
e) Các
hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó
phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có
chứa chất ô nhiễm khó phân hủy;
g) Các
hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, sự cố chất thải; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn;
h) Các
hành vi vi phạm về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm: các quy
định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự
nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển
bền vững tài nguyên di truyền;
i) Các
hành vi vi phạm các quy định về thực hiện quan trắc môi trường; quản lý thông
tin, dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo
công tác bảo vệ môi trường;
k) Các
hành vi cản trở trong hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt
vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường
được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
1. Cá
nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là
cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang
quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định
có liên quan.
2. Hộ
gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định
này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
3. Tổ
chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị
định này bao gồm:
a)
Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa
điểm kinh doanh) được thành lập theo quy định của Luật
Doanh nghiệp;
b) Hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Nhà
đầu tư nước ngoài là tổ chức, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn
phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng
đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập
theo quy định của Luật Đầu tư; pháp nhân nước
ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam;
d) Cơ
quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà
nước được giao;
đ) Tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Các
đơn vị sự nghiệp;
g) Tổ
hợp tác;
h) Các
tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
4.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; các cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường tại Nghị định này.
Trong
Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xả
nước thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức xả các loại nước thải vào môi
trường đất, nước dưới đất, nước mặt, nước biển bên trong và ngoài cơ sở, khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
2. Thải
bụi, khí thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức làm phát sinh bụi, khí
thải vào môi trường không khí.
3.
Thông số môi trường (thông số ô nhiễm) nguy hại trong nước thải là các thông số
môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại, chi tiết trong Mục I Phụ lục kèm theo Nghị định này.
4. Thông
số môi trường (thông số ô nhiễm) nguy hại trong khí thải và môi trường không
khí là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một
số chất độc hại trong không khí xung quanh và một số thông số có tên trong quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải, chi tiết trong Mục II Phụ lục kèm theo
Nghị định này.
5.
Thông số môi trường (thông số ô nhiễm) thông thường là các thông số môi trường
có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải và môi trường xung quanh,
trừ các thông số môi trường quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Khai
thác trái phép loài sinh vật là các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, hái, lượm, thu
giữ nhằm lấy các sinh vật (bao gồm động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật), bộ
phận hoặc dẫn xuất của các loài động vật, thực vật mà không được phép của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vượt quá số lượng cho phép trong giấy phép
khai thác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Nơi
công cộng là công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập
trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và những nơi phục vụ
chung cho nhu cầu của nhiều người.
8. Phá
hoại di sản thiên nhiên là hành vi làm hủy hoại cảnh quan, thay đổi cấu trúc
của hệ sinh thái tự nhiên, suy giảm thành phần loài động, thực vật; ngăn cản
đường đi, gây tổn hại đến nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của các loài thủy sinh; làm
thay đổi yếu tố gốc cấu thành, hư hại các danh lam thắng cảnh theo quy định của
pháp luật về di sản văn hóa; gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài
thủy sản, khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật về thủy sản.
9. Xâm
chiếm di sản thiên nhiên là hành vi xây dựng công trình, nhà ở trái phép; thực
hiện các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi danh lam thắng cảnh không đúng quy
định của pháp luật về di sản văn hóa; các hoạt động lấn, chiếm rừng, khai thác
trái phép môi trường rừng, tài nguyên rừng, thực hiện các dịch vụ, kinh doanh
trái phép trong rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục
hậu quả
1. Hình
thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị
áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh
cáo;
b) Phạt
tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ
chức.
2. Hình
thức xử phạt bổ sung:
a) Tước
quyền sử dụng có thời hạn đối với: giấy phép môi trường; giấy chứng nhận đủ
điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; giấy phép tiếp cận nguồn gen;
giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận phòng thí
nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm
sinh vật biến đổi gen (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm
hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm
hành chính có hiệu lực thi hành;
b) Tịch
thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính); tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo
quy định của pháp luật;
c) Việc
áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước
quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng
sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu được
thực hiện theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp hành vi vi phạm của
cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc
đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Thời
điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi
trường có thời hạn được tính từ thời điểm cơ quan nhà nước đã giao nhiệm vụ,
đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà
thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.
3.
Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp
dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả trong thời hạn do người có thẩm
quyền xử phạt ấn định sau đây:
a) Buộc
phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo
quy định; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc
phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để
xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; buộc phải phá dỡ công trình, thiết
bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về
chất thải; buộc phá dỡ, di dời công trình, cây trồng; buộc phá dỡ công trình,
nhà ở trái phép;
c) Buộc
thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định;
buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải
thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật;
d) Buộc
tái xuất máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng,
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài;
buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; buộc tái xuất lô hàng chứa sinh
vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen ra khỏi lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Buộc
tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng,
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài;
buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại; tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến
đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy
chứng nhận an toàn sinh học; buộc tiêu hủy các chất và thiết bị, sản phẩm có
chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm; buộc tiêu hủy toàn bộ
sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
e) Buộc
cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường;
g) Buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc
nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị
tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Đối với
vi phạm hành chính quy định tại: điểm g khoản 1, điểm g khoản 2
Điều 10; điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h
khoản 3 Điều 11; điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều
13; điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4
Điều 14; điểm g, h khoản 3, điểm h, i khoản 4 Điều 15 Nghị
định này làm phát sinh nước thải chưa qua xử lý ra môi trường thì số lợi
bất hợp pháp được tính bằng tổng lưu lượng nước thải đã xả ra môi trường chưa
qua xử lý xác định trong thời gian vi phạm tính theo m3 (trường
hợp không xác định được thải lượng nước thải thì thải lượng nước thải được tính
theo lưu lượng tối đa ngày đêm ghi trong các hồ sơ theo thứ tự ưu tiên như sau:
kết luận thanh tra, kết quả kiểm toán, hồ sơ cấp giấy phép môi trường hoặc giấy
phép môi trường thành phần, báo cáo đánh giá tác động môi trường) nhân với giá
dịch vụ xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định ban hành tính theo đồng/m3 (trong trường hợp Ủy ban nhân
dân tỉnh không ban hành thì áp dụng giá dịch vụ xử lý nước thải của khu công
nghiệp có khoảng cách gần nhất so với tổ chức vi phạm).
Đối với
vi phạm hành chính quy định tại: điểm g khoản 1, điểm g khoản 2
Điều 10; điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h
khoản 3 Điều 11; điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều
13; điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4
Điều 14; điểm g, h khoản 3, điểm h, i khoản 4 Điều 15 Nghị
định này làm phát sinh khí thải chưa qua xử lý ra môi trường thì số lợi bất
hợp pháp được tính bằng lưu lượng khí thải tính theo m3/giờ (trường
hợp không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, không vận hành hệ thống xử lý khí
thải thì lưu lượng khí thải được xác định theo lưu lượng tối đa trong một giờ
ghi trong các hồ sơ theo thứ tự ưu tiên như sau: kết luận thanh tra, kết quả
kiểm toán, hồ sơ cấp giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần,
báo cáo đánh giá tác động môi trường) nhân với thời gian vi phạm tính theo giờ
và nhân với chi phí cho việc vận hành hệ thống xử lý khí thải trong một giờ
gồm: điện, nước, nhân công, hóa chất và vật tư tiêu hao tính theo đồng/m3.
Đối với
vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 16; điểm a khoản 4, 5 Điều 17; khoản 4, 7 Điều 46
thì số lợi bất hợp pháp là toàn bộ số tiền mà tổ chức, cá nhân thu được khi
thực hiện hành vi vi phạm.
h) Buộc
phải thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp
luật; buộc hủy kết quả thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm
phát thải khí nhà kính;
i) Buộc
phải thực hiện biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó
phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị đã
nhập khẩu, sản xuất và sử dụng có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định
và báo cáo đã khắc phục xong hậu quả vi phạm;
k) Buộc
chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý; buộc chuyển giao các chất
và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát cần xử
lý theo đúng quy định cho đơn vị có chức năng xử lý và chịu mọi chi phí phát
sinh;
l) Truy
thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp; buộc chi trả kinh phí trưng
cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường; buộc phải thực
hiện ký quỹ bảo vệ môi trường; buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về môi trường; buộc chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố chất thải, chi
phí phục hồi môi trường; buộc phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra
theo quy định; buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và
thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01 tháng; buộc phải chuyển số tiền còn
lại về quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đối
với địa phương chưa có quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh trong thời hạn 06 tháng;
buộc phải hoàn trả số tiền sử dụng sai mục đích trong thời hạn 01 tháng; buộc
nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng tỷ lệ tái chế bắt buộc chưa hoàn
thành hoặc số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ tái chế không
đáp ứng quy cách tái chế bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc nộp
số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ, quy cách tái chế
bắt buộc phải thực hiện vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc chấm dứt hợp
đồng thực hiện tái chế, hợp đồng ủy quyền tổ chức tái chế và nộp số tiền hỗ trợ
tái chế tương ứng với tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam để thực hiện trách nhiệm tái chế; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ
trợ xử lý chất thải còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
m)
Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân
vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê
duyệt đối với các trường hợp vi phạm mà địa điểm đang thực hiện dự án, cơ sở
không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi
trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; buộc phải xây dựng, lắp
đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
n) Buộc
lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính cho
(các) năm nộp chậm, nộp thiếu và chịu mọi phí tổn phát sinh nếu có; buộc xây
dựng quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn theo quy định; buộc phải
lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở trong thời hạn 06
tháng; buộc báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định;
o) Buộc
cung cấp thông tin đúng, đầy đủ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức
giảm phát thải khí nhà kính; buộc công khai báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định; buộc công khai thông
tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy định; buộc thực
hiện đăng ký kế hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế,
báo cáo kết quả tái chế theo quy định; buộc phải cung cấp, công bố thông tin;
buộc phải nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền; buộc gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo
quy định.
4.
Không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại các điểm a, c, g và l
khoản 3 Điều này khi không có đủ căn cứ xác định hậu quả hoặc không có đủ căn
cứ xác định số lợi bất hợp pháp thu được hoặc không có đủ căn cứ xác định số
phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định do hành vi vi phạm hành
chính đó gây ra.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các
hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để
tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như
sau:
a) Các
hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e,
g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm
b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản
4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i
khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là
hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời
điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các
hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2
Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3
Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều
33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là
hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá
nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Các
hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã
kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các
hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành
vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành
vi vi phạm;
đ) Trừ
các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác
được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định
thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
Điều 6. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức
phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức
phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị
định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân
thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần
mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng
đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền,
thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Trường
hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của
cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức
phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó bao gồm cả phạt tăng thêm.
1. Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để xác định hành vi vi phạm hành chính và
mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức
xả, thải chất thải vào môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
và quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau
đây gọi chung là quy chuẩn kỹ thuật).
2. Số
lần vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giá trị cao nhất được xác định trên
cơ sở lấy kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, kết quả
giám định, kiểm định, quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích của một trong các
thông số môi trường của mẫu chất thải, mẫu môi trường xung quanh chia cho giá
trị tối đa cho phép của thông số đó trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Khi
áp dụng hình thức phạt tiền đối với các hành vi xả nước thải (Điều
18 và Điều 19 của Nghị định này) hoặc thải bụi, khí thải (Điều
20 và Điều 21 của Nghị định này) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nếu
trong nước thải hoặc bụi, khí thải có cả các thông số môi trường nguy hại, các
thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc giá
trị pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật thì chọn thông số tương
ứng với hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu nước thải hoặc bụi,
khí thải để xử phạt; trường hợp có mức phạt bằng nhau thì thông số nguy hại là
thông số để xác định hành vi vi phạm.
Các
thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật còn lại của cùng mẫu chất thải đó
sẽ bị phạt tăng thêm từ 10% đến 50% mức phạt tiền của hành vi vi phạm đã chọn
đối với mỗi thông số môi trường đó nhưng tổng mức phạt tiền đối với mỗi hành vi
vi phạm không vượt quá mức phạt tiền tối đa.
Trường
hợp một cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiều điểm xả
nước thải hoặc nhiều điểm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
bị xử phạt đối với hành vi vi phạm theo từng điểm xả, thải đó.
4. Thải
lượng nước thải quy định tại Điều 18, Điều 19 của Nghị định này
là tổng khối lượng nước thải xả ra môi trường tính trong một ngày (24 giờ).
Trường hợp không xác định được thải lượng nước thải thì thải lượng được tính
theo lưu lượng nước thải tại thời điểm lấy mẫu nhân với 24 giờ. Trường hợp xả
nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt (ao, hồ, hố,... trong
khuôn viên của cơ sở) khi tính số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, giá
trị nguồn tiếp nhận Kq được tính bằng 0,6 theo quy chuẩn kỹ thuật đó; nếu quy
chuẩn kỹ thuật về chất thải không áp dụng giá trị nguồn tiếp nhận Kq mà tính
theo phân vùng môi trường thì giá trị giới hạn của thông số ô nhiễm được áp
dụng theo vùng môi trường bảo vệ nghiêm ngặt.
1. Việc
sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và dữ liệu thu được từ phương
tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo Nghị định về danh
mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy
trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do
cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính. Kết quả thu thập
được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật được so sánh với nồng độ tối đa cho
phép của các thông số môi trường trong quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để xác định
hành vi vi phạm hành chính.
2.
Ngoài dữ liệu do cơ quan, người có thẩm quyền trực tiếp thu thập được từ việc
sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định, cơ quan, người
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được
sử dụng kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, kiểm định, đo đạc, phân tích
mẫu môi trường và dữ liệu do các cá nhân, tổ chức sau đây cung cấp để phát
hiện, xác định hành vi vi phạm hành chính:
a) Tổ
chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường theo quy định của pháp luật;
b) Tổ
chức giám định, kiểm định, quan trắc môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thành lập, có đủ năng lực thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền chỉ
định theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
c) Kết
quả thu được bằng thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục khí thải, nước
thải của cá nhân, tổ chức đã được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy
định của pháp luật đối với các trường hợp phải lắp đặt và truyền số liệu trực
tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát.
3. Cá
nhân, tổ chức có liên quan có trách nhiệm hợp tác với cơ quan chức năng, người
có thẩm quyền trong việc sử dụng dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị
kỹ thuật để xác định đối tượng, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện đăng ký môi
trường
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 20.11.2023)
45/2022/NĐ-CP: Còn hiệu lực
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
45/2022/NĐ-CP (BẢN PDF)
45/2022/NĐ-CP (BẢN WORD - TIẾNG VIỆT)
45/2022/NĐ-CP (BẢN WORD - TIẾNG ANH)
Không có nhận xét nào: