Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay
Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xã hội. Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong hệ giá trị của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của con người. Những giá trị văn hóa là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy không có sức sống thật sự của nó” [9, tr.16].
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, được phân bố ở các vùng, miền của Tổ quốc. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên các vùng văn hóa khác nhau, từ đó văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt và mang tính đặc thù. Trong các vùng văn hóa ấy, vùng Tây Bắc nước ta gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Là một vùng rộng lớn, có địa chính trị, kinh tế - văn hóa độc đáo, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cả về an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa riêng có, độc đáo của mình.
Dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông thứ hai trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta. Cũng như mọi dân tộc khác, người Thái ở Tây Bắc đã sớm hình thành một nền văn hóa mang mầu sắc riêng và hết sức đặc sắc. Nền văn hóa ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Thái, góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam.
Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài dòng chảy này. Kinh tế thị trường với những ưu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của người Thái, còn có những yếu tố không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Thái nói chung, và người Thái ở Tây Bắc nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc. Vấn đề khác quan trọng hơn cả, đó là chúng ta đang phấn đấu để có được sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, các vùng miền trên cả nước. Để đạt được điều này phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó văn hóa chiếm vai trò, vị trí hết sức quan trọng, không thể có bình đẳng dân tộc nếu như không giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta, bởi lẽ: "Vấn đề dân tộc là vấn đề văn hóa, đừng tìm vấn đề dân tộc ở chỗ khác" [19, tr.10].
Hiện nay, Đảng và Nhà n¬ước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo điều kiện để vùng Tây Bắc phát triển đồng đều và vững chắc, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nư¬ớc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trước tình hình đó thì việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, để đóng góp phần công sức nhỏ bé vào mục tiêu của cả nước nói chung, và tỉnh Sơn La nói riêng, tôi chọn vấn đề “Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Sơn La)" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xã hội. Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong hệ giá trị của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của con người. Những giá trị văn hóa là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy không có sức sống thật sự của nó” [9, tr.16].
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, được phân bố ở các vùng, miền của Tổ quốc. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên các vùng văn hóa khác nhau, từ đó văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt và mang tính đặc thù. Trong các vùng văn hóa ấy, vùng Tây Bắc nước ta gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Là một vùng rộng lớn, có địa chính trị, kinh tế - văn hóa độc đáo, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cả về an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa riêng có, độc đáo của mình.
Dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông thứ hai trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta. Cũng như mọi dân tộc khác, người Thái ở Tây Bắc đã sớm hình thành một nền văn hóa mang mầu sắc riêng và hết sức đặc sắc. Nền văn hóa ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Thái, góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam.
Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài dòng chảy này. Kinh tế thị trường với những ưu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của người Thái, còn có những yếu tố không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Thái nói chung, và người Thái ở Tây Bắc nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc. Vấn đề khác quan trọng hơn cả, đó là chúng ta đang phấn đấu để có được sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, các vùng miền trên cả nước. Để đạt được điều này phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó văn hóa chiếm vai trò, vị trí hết sức quan trọng, không thể có bình đẳng dân tộc nếu như không giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta, bởi lẽ: "Vấn đề dân tộc là vấn đề văn hóa, đừng tìm vấn đề dân tộc ở chỗ khác" [19, tr.10].
Hiện nay, Đảng và Nhà n¬ước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo điều kiện để vùng Tây Bắc phát triển đồng đều và vững chắc, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nư¬ớc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trước tình hình đó thì việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, để đóng góp phần công sức nhỏ bé vào mục tiêu của cả nước nói chung, và tỉnh Sơn La nói riêng, tôi chọn vấn đề “Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Sơn La)" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Không có nhận xét nào: