QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÂY THUỐC LÁ (FULL)



Module 1:

QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM)

TRÊN CÂY THUỐC LÁ

I. Khái niệm về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM):

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Integrated Pest Management. Nghĩa là sử dụng tổng hợp các biện pháp quản lý, kỹ thuật hợp lý nhất một cách khôn ngoan nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do các loài dịch hại gây ra cho cây trồng; thực hiện việc bảo vệ cây trồng đi đôi với bảo vệ môi trường; sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, vừa đảm bảo chi phí sản xuất thấp nhất nhưng phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đạt được mục đích này, người nông dân cần thiết phải hiểu được hệ sinh thái đồng ruộng cùng với sự tương tác của các thành phần trong hệ sinh thái. Trên cơ sở đó, chính người nông dân đưa ra các quyết định thực hiện các giải pháp kỹ thuật hay phương pháp quản lý sao cho đạt kết quả tốt nhất. IPM phải do chính người nông dân thực hiện chứ không phải ai khác.

II. Các nguyên tắc căn bản của IPM:

- Trồng cây khỏe mạnh trong môi trường phù hợp.

- Phải bảo tồn và phát triển thiên địch.

- Thường xuyên thăm đồng ruộng để theo dõi diễn biến của các thành phần trong hệ sinh thái, đặc biệt là các loài dịch hại.

- Học viên là những người nông dân phải trở thành chuyên gia IPM ngay trên đồng ruộng của mình.

III. Giới thiệu một số biện pháp căn bản trong IPM:

1. Luân canh:

Luân canh là một biện pháp canh tác cần được chú trọng, bởi vì nó mang đến nhiều lợi điểm. Mục tiêu của luân canh là tránh không cho các tác nhân gây hại có được ký chủ thích hợp để sinh sống và phát triển dân số trong thời gian càng lâu càng tốt.

● Chọn cây trồng luân canh: Việc chọn cây trồng luân canh có ý nghĩa quyết định đến kết quả luân canh. Phải xác định đúng các loại cây trồng mà các loại dịch hại thuốc lá không thể gây hại được để đưa vào công thức luân canh. Các loại cây trồng không nên chọn luân canh hoặc gối vụ với thuốc lá: các loại cà, khoai tây, dưa chuột, dưa hấu, khổ qua, bầu bí, đậu bắp …






Module 1:

QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM)

TRÊN CÂY THUỐC LÁ

I. Khái niệm về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM):

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Integrated Pest Management. Nghĩa là sử dụng tổng hợp các biện pháp quản lý, kỹ thuật hợp lý nhất một cách khôn ngoan nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do các loài dịch hại gây ra cho cây trồng; thực hiện việc bảo vệ cây trồng đi đôi với bảo vệ môi trường; sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, vừa đảm bảo chi phí sản xuất thấp nhất nhưng phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đạt được mục đích này, người nông dân cần thiết phải hiểu được hệ sinh thái đồng ruộng cùng với sự tương tác của các thành phần trong hệ sinh thái. Trên cơ sở đó, chính người nông dân đưa ra các quyết định thực hiện các giải pháp kỹ thuật hay phương pháp quản lý sao cho đạt kết quả tốt nhất. IPM phải do chính người nông dân thực hiện chứ không phải ai khác.

II. Các nguyên tắc căn bản của IPM:

- Trồng cây khỏe mạnh trong môi trường phù hợp.

- Phải bảo tồn và phát triển thiên địch.

- Thường xuyên thăm đồng ruộng để theo dõi diễn biến của các thành phần trong hệ sinh thái, đặc biệt là các loài dịch hại.

- Học viên là những người nông dân phải trở thành chuyên gia IPM ngay trên đồng ruộng của mình.

III. Giới thiệu một số biện pháp căn bản trong IPM:

1. Luân canh:

Luân canh là một biện pháp canh tác cần được chú trọng, bởi vì nó mang đến nhiều lợi điểm. Mục tiêu của luân canh là tránh không cho các tác nhân gây hại có được ký chủ thích hợp để sinh sống và phát triển dân số trong thời gian càng lâu càng tốt.

● Chọn cây trồng luân canh: Việc chọn cây trồng luân canh có ý nghĩa quyết định đến kết quả luân canh. Phải xác định đúng các loại cây trồng mà các loại dịch hại thuốc lá không thể gây hại được để đưa vào công thức luân canh. Các loại cây trồng không nên chọn luân canh hoặc gối vụ với thuốc lá: các loại cà, khoai tây, dưa chuột, dưa hấu, khổ qua, bầu bí, đậu bắp …




M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: