NĐ 08/2022/NĐ-CP - NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Full Anh - Việt)
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2022/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 10 tháng
01 năm 2022 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày
17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà
nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết khoản 4 Điều 9; khoản
5 Điều 13; khoản 4 Điều 14; khoản 4 Điều 15; khoản 3 Điều
20; khoản 4 Điều 21; khoản 4 Điều 23; khoản 2 Điều 24; khoản
3 Điều 25; khoản 7 Điều 28; khoản 7 Điều 33; khoản 7 Điều 37; khoản
6 Điều 43; khoản 6 Điều 44; khoản 5 Điều 46; khoản 8 Điều 49; khoản
6 Điều 51; khoản 4 Điều 52; khoản 4 Điều 53; khoản 5 Điều 54; khoản
5 Điều 55; khoản 7 Điều 56; khoản 3 Điều 59; khoản 5 Điều 61; khoản
1 Điều 63; khoản 7 Điều 65; khoản 7 Điều 67; điểm d khoản 2 Điều 69; khoản 2 Điều 70; khoản 3 Điều 71; khoản 8 Điều 72; khoản 7 Điều 73;
khoản 4 Điều 78; khoản 3, khoản 4 Điều 79; khoản 3 Điều 80; khoản
5 Điều 85; khoản 1 Điều 86; khoản 1 Điều 105; khoản 4 Điều
110; khoản 7 Điều 111; khoản 7 Điều 112; khoản 4 Điều 114; khoản
3 Điều 115; điểm a khoản 2 Điều 116; khoản 7 Điều 121; khoản
4 Điều 131; khoản 4 Điều 132; khoản 4 Điều 135; khoản 5 Điều
137; khoản 5 Điều 138; khoản 2 Điều 140; khoản 5 Điều 141; khoản
4 Điều 142; khoản 3 Điều 143; khoản 5 Điều 144; khoản 4 Điều 145; khoản 2 Điều 146; khoản 7 Điều 148; khoản 5 Điều 149; khoản 5 Điều
150; khoản 3 Điều 151; khoản 4 Điều 158; khoản 6 Điều 160; khoản
4 Điều 167; khoản 6 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường về
bảo vệ các thành phần môi trường; phân vùng môi trường, đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường, đăng ký môi
trường; bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô
thị, nông thôn và một số lĩnh vực; quản lý chất thải; trách nhiệm tái chế, xử
lý sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; quan trắc môi
trường; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự
cố môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường; công cụ kinh tế và nguồn lực
bảo vệ môi trường; quản lý nhà nước, kiểm tra, thanh tra và cung cấp dịch vụ
công trực tuyến về bảo vệ môi trường.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư,
hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ gồm mạng lưới thu gom, thoát nước (đường ống, hố ga, cống, kênh,
mương, hồ điều hòa), các trạm bơm thoát nước mưa và các công trình phụ trợ khác
nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, chống ngập úng.
2. Hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải của cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ gồm mạng lưới thu gom nước thải (đường ống, hố ga, cống),
các trạm bơm nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ
khác nhằm mục đích thu gom, xử lý nước thải và thoát nước thải sau xử lý vào
môi trường tiếp nhận.
3. Công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ là các công trình,
thiết bị được sản xuất, lắp ráp sẵn hoặc được xây dựng tại chỗ để xử lý nước
thải, khí thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình; công
viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga,
bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác; hộ gia đình, cá
nhân có phát sinh nước thải, khí thải phải xử lý theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường.
4. Nước làm mát là nước phục vụ mục đích giải nhiệt cho thiết bị,
máy móc trong quá trình sản xuất, không tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, vật
liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong các công đoạn sản xuất.
5. Tự xử lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải do chủ nguồn
thải thực hiện trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải bằng các hạng mục,
dây chuyền sản xuất hoặc công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu về bảo vệ
môi trường.
6. Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách
trực tiếp hoặc sử dụng sau khi đã sơ chế. Sơ chế chất thải là việc sử dụng các
biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích
thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách
riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác
nhau.
7. Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ,
kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.
8. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ,
kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt,
tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
9. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải
ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
10. Chất thải rắn thông thường là chất thải rắn không thuộc danh mục
chất thải nguy hại và không thuộc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát
có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
11. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là
chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
12. Chất thải công nghiệp là chất thải phát sinh từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải nguy hại, chất thải công
nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường.
13. Vi nhựa trong sản phẩm, hàng hóa là các hạt nhựa rắn, không
tan trong nước có đường kính nhỏ hơn 05 mm với thành phần chính là polyme
tổng hợp hoặc bán tổng hợp, được phối trộn có chủ đích trong các sản
phẩm, hàng hóa bao gồm: kem đánh răng, bột giặt, xà phòng, mỹ phẩm, dầu gội
đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt và các sản phẩm tẩy da khác.
14. Sản phẩm nhựa sử dụng một lần là các sản phẩm (trừ sản phẩm
gắn kèm không thể thay thế) bao gồm khay, hộp chứa đựng thực phẩm, bát, đũa,
ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống hút, dụng cụ ăn uống khác có thành phần nhựa
được thiết kế và đưa ra thị trường với chủ đích để sử dụng một lần trước khi
thải bỏ ra môi trường.
15. Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là bao bì có thành phần
chính là polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ như nhựa Polyme Etylen (PE),
Polypropylen (PP), Polyme Styren (PS), Polyme Vinyl Clorua (PVC), Polyethylene
Terephthalate (PET) và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường
thải bỏ (môi trường nước, môi trường đất hoặc tại bãi chôn lấp chất thải
rắn).
16. Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ
thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan được xác lập
theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.
17. Hàng hóa môi trường là công nghệ, thiết bị, sản phẩm được sử
dụng để bảo vệ môi trường.
18. Hệ thống thông tin môi trường là một hệ thống đồng bộ theo một
kiến trúc tổng thể bao gồm con người, máy móc thiết bị, kỹ thuật, dữ liệu
và các chương trình làm nhiệm vụ thu nhận, xử lý, lưu trữ và phân phối
thông tin về môi trường cho người sử dụng trong một môi trường nhất định.
19. Hạn ngạch xả nước thải là tải lượng của từng thông số ô nhiễm
có thể tiếp tục xả vào môi trường nước.
20. Nguồn ô nhiễm điểm là nguồn thải trực tiếp chất ô nhiễm vào
môi trường phải được xử lý và có tính chất đơn lẻ, có vị trí xác định.
21. Nguồn ô nhiễm diện là nguồn thải chất ô nhiễm vào môi trường,
có tính chất phân tán, không có vị trí xác định.
22. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải là cơ sở có hoạt động
xử lý chất thải (bao gồm cả hoạt động tái chế, đồng xử lý chất thải) cho các hộ
gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Chương II
BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ DI SẢN
THIÊN NHIÊN
Mục 1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Điều 4. Nội dung
kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt được quy
định tại khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội
dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo
hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác
định khu vực sinh thủy:
a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với
sông, hồ giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;
b) Tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước
sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định
theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2. Về loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước
mặt:
a) Kết quả tổng hợp, đánh giá tổng tải lượng của từng chất ô nhiễm
được lựa chọn để đánh giá khả năng chịu tải đối với môi trường nước mặt từ các
nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện đã được điều tra, đánh giá theo quy định
tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô
nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện trong thời kỳ của kế hoạch.
3. Về đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả
nước thải:
a) Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước
mặt trên cơ sở các kết quả đã có trong vòng tối đa 03 năm gần nhất và kết quả điều
tra, đánh giá bổ sung; xác định lộ trình đánh giá khả năng chịu tải của môi
trường nước mặt trong giai đoạn thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi
trường nước mặt;
b) Phân vùng xả thải theo mục đích bảo vệ và cải thiện chất lượng
môi trường nước mặt trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi
trường nước mặt và phân vùng môi trường (nếu có);
c) Xác định hạn ngạch xả nước thải đối với từng đoạn sông, hồ trên
cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và việc phân
vùng xả thải.
4. Dự báo xu hướng diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên
cơ sở các nội dung sau:
a) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô
nhiễm điểm, ô nhiễm diện trong giai đoạn 05 năm tiếp theo;
b) Kết quả thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều này.
5. Về các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch:
a) Mục tiêu, chỉ tiêu về chất lượng nước mặt cần đạt được cho giai
đoạn 05 năm đối với từng đoạn sông, hồ căn cứ nhu cầu thực tiễn về phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ nội
tỉnh phải phù hợp với mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ liên tỉnh;
b) Mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào các đoạn sông, hồ không
còn khả năng chịu tải nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng nước, cụ thể: tổng tải
lượng ô nhiễm cần giảm đối với từng thông số ô nhiễm mà môi trường nước mặt
không còn khả năng chịu tải; phân bổ tải lượng cần giảm theo nhóm nguồn ô nhiễm
và lộ trình thực hiện.
6. Về biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên
biên giới:
a) Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật
Bảo vệ môi trường đối với đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải;
b) Các biện pháp, giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực
lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy theo quy
định của pháp luật về tài nguyên nước;
c) Các biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách để thực hiện lộ
trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;
d) Các biện pháp, giải pháp kiểm soát các nguồn xả thải vào môi
trường nước mặt;
đ) Thiết lập hệ thống quan trắc, cảnh báo diễn biến chất lượng môi
trường nước mặt, bao gồm cả chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới, phù
hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia và nội dung quan trắc
môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
e) Các biện pháp, giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin về chất
lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới;
g) Các biện pháp, giải pháp khác.
7. Về giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt:
a) Các giải pháp về khoa học, công nghệ xử lý, cải thiện chất
lượng môi trường nước mặt;
b) Các giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Các giải pháp về tổ chức, huy động sự tham gia của cơ quan, tổ
chức, cộng đồng;
d) Các giải pháp công trình, phi công trình khác.
8. Tổ chức thực hiện:
a) Phân công trách nhiệm đối với cơ quan chủ trì và các cơ quan
phối hợp thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Danh mục các dự án, nhiệm vụ ưu tiên để thực hiện các mục tiêu
của kế hoạch;
d) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
Điều 5. Trình
tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các
sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo
vệ môi trường được ban hành đối với từng sông, hồ liên tỉnh theo quy định sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ
quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập, phê duyệt, triển khai
đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi
trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất
lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh đến Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến bằng văn bản;
nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch,
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ
bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo
cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có
liên quan;
c) Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước và đề xuất của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc giao nhiệm vụ
xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh
cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan có
liên quan thực hiện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện
trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, lấy ý kiến và
hoàn thiện dự thảo kế hoạch theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này; gửi
hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem
xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông,
hồ nội tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường được xây dựng chung cho toàn bộ sông, hồ nội tỉnh hoặc riêng cho từng
sông, hồ nội tỉnh và theo quy định sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối
hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan lập, phê
duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý
chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh;
b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh gửi dự thảo kế
hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh đến các Ủy ban
nhân dân cấp huyện, các sở, ban, ngành liên quan và cơ quan chuyên môn về bảo
vệ môi trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh
để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý,
hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành.
Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự
thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp
ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
3. Việc xác định sông, hồ có vai trò quan trọng với phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được căn cứ vào hiện trạng chất lượng môi
trường nước mặt, hiện trạng nguồn thải, nhu cầu sử dụng nguồn nước cho các mục
đích phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu bảo vệ và cải thiện chất lượng môi
trường nước mặt và các yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khác.
4. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các
sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch
quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù
hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy
hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành.
5. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các
sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội
dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Trường hợp quy
hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch
vùng, quy hoạch tỉnh chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường
nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà
nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường
quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh khi được ban hành.
6. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều này phải được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết,
đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho
giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Điều 6. Nội dung
kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
Nội dung chính của kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi
trường không khí được quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Bảo vệ
môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp
quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí:
a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường không khí quốc gia
trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi
trường không khí và phân bố phát thải theo không gian từ các nguồn ô nhiễm điểm,
nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
không khí tới sức khỏe cộng đồng;
b) Kết quả thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi
trường không khí, các trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường
không khí và khí thải công nghiệp; việc sử dụng số liệu quan trắc phục vụ công
tác đánh giá diễn biến và quản lý chất lượng môi trường không khí trong giai
đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;
c) Hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường không khí cấp
quốc gia giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; các vấn đề bất cập, tồn tại trong
công tác quản lý chất lượng môi trường không khí;
d) Nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không
khí.
2. Mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Mục tiêu tổng thể: tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chất
lượng môi trường không khí phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
bảo vệ môi trường theo kỳ kế hoạch;
b) Mục tiêu cụ thể: định lượng các chỉ tiêu nhằm giảm thiểu tổng
lượng khí thải phát sinh từ các nguồn thải chính; cải thiện chất lượng môi
trường không khí.
3. Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Về cơ chế, chính sách;
b) Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường
không khí;
c) Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
4. Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không
khí liên vùng, liên tỉnh phải thể hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp phối hợp
xử lý, quản lý chất lượng môi trường không khí; trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức có liên quan trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí liên
vùng, liên tỉnh, thu thập và báo cáo, công bố thông tin trong trường hợp chất
lượng môi trường không khí bị ô nhiễm.
6. Tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi
trường không khí, bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối
hợp trong việc thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm
vụ, giải pháp của kế hoạch;
d) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
Điều 7. Trình
tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không
khí
1. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
được ban hành theo quy định sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ
quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập, phê duyệt,
triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quốc gia về quản
lý chất lượng môi trường không khí;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quốc gia về
quản lý chất lượng môi trường không khí đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ,
cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản; nghiên cứu,
tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ
trình, dự thảo kế hoạch, dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo tổng
hợp, giải trình tiếp thu dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan có
liên quan.
2. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo
vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quốc gia về quản lý chất
lượng môi trường không khí phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia khi được ban hành.
3. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước
ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước,
cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ
sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Điều 8. Nội dung
kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không
khí cấp tỉnh được quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Bảo vệ môi
trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương: hiện
trạng chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị, nông thôn và các khu vực
khác.
2. Về đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí;
quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí
thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí;
thực trạng và hiệu quả của các giải pháp quản lý chất lượng không khí đang thực
hiện; hiện trạng các chương trình, hệ thống quan trắc; tổng hợp, xác định, đánh
giá các nguồn phát thải chính (nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn
ô nhiễm diện); thực hiện kiểm kê các nguồn phát thải chính và mô hình hóa chất
lượng môi trường không khí.
3. Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không
khí: nguyên nhân khách quan từ các yếu tố khí tượng, thời tiết, khí hậu theo
mùa, các vấn đề ô nhiễm liên tỉnh, xuyên biên giới (nếu có); nguyên nhân chủ
quan từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội làm phát sinh các nguồn khí thải
gây ô nhiễm không khí (nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm
diện).
4 Về đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng
đồng: thông tin, số liệu về số ca bệnh do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí (nếu
có); kết quả đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe người dân
tại địa phương.
5. Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí:
hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí, hiện trạng công tác
quản lý chất lượng môi trường không khí ở địa phương.
6. Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Về cơ chế, chính sách;
b) Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường
không khí;
c) Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
7. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không
khí cấp tỉnh, bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối
hợp trong việc thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý chất
lượng môi trường không khí cấp tỉnh theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
Điều 9. Trình
tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được
ban hành theo quy định sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối
hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan lập, phê
duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý
chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh gửi dự thảo kế
hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh đến các sở, ban, ngành,
Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh trong
trường hợp cần thiết để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu,
giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xem xét, ban hành.
Hồ sơ trình ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không
khí cấp tỉnh bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành
kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo kế hoạch;
văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
2. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải
phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường
trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường
quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa
được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải
phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải được rà soát, cập
nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy
hoạch tỉnh khi được ban hành.
3. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được
xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30
tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan
phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề
xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Điều 10. Thực
hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô
nhiễm nghiêm trọng
1. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm
trọng do sự cố môi trường, việc ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo
quy định tại Mục 1 Chương X Luật Bảo vệ môi trường.
2. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm
trọng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền theo quy
định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường
chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau:
a) Hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở
sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc
loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
b) Hạn chế, phân luồng hoạt động của các phương tiện giao thông
vận tải đường bộ;
c) Tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan, tổ
chức, trường học;
d) Tạm dừng hoạt động tập trung đông người ở ngoài trời.
3. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm
trọng trên phạm vi liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới theo quy định tại điểm
a khoản 5 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ để
chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều này. Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khẩn cấp
trên địa bàn quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
4. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm
trọng trên phạm vi nội tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng được xác định như
sau:
a) Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng cấp liên vùng,
liên tỉnh khi chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ngày có giá trị từ
301 trở lên theo kết quả quan trắc của các trạm quan trắc môi trường quốc gia,
địa phương trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh
trở lên trong thời gian 03 ngày liên tục;
b) Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng cấp tỉnh khi chỉ
số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ngày có giá trị từ 301 trở lên theo
kết quả quan trắc của các trạm quan trắc môi trường quốc gia, địa phương trên
địa bàn trong thời gian 03 ngày liên tục.
Mục 3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Điều 11. Trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ
môi trường đất
1. Việc triển khai dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, sử dụng đất
sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu
đến môi trường đất, bảo đảm không làm ô nhiễm, suy giảm, thoái hóa chất lượng
đất, không làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác
định.
2. Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu
năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không làm ô nhiễm,
suy thoái đất và được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu
xây dựng, làm đồ gốm phải bảo đảm không gây tác động xấu đến cảnh quan môi
trường, cản trở dòng chảy; trả lại đất đúng với trạng thái mặt đất theo yêu cầu
của cơ quan giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 12. Khu vực
phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất
1. Khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi
trường đất bao gồm:
a) Khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh;
b) Khu vực có khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề đã
đóng cửa hoặc di dời;
c) Khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời thuộc một
trong các loại hình sau: khai thác, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim
loại; chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất gang, thép,
luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu); sản xuất hóa chất vô cơ cơ
bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng
gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết); lọc, hóa dầu;
nhiệt điện (trừ sử dụng khí, dầu DO); tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; có công đoạn mạ,
làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất nguy hiểm; sản xuất pin, ắc quy;
d) Khu vực ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
2. Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường đất bao gồm điều tra,
đánh giá sơ bộ và điều tra, đánh giá chi tiết.
Điều 13. Điều
tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất do tổ chức, cá nhân
gây ô nhiễm
1. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây
ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm thực hiện việc điều tra, đánh giá chi tiết
theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; xây dựng và thực
hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất theo
quy định tại Điều 17 Nghị định này.
2. Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất phải được
gửi tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức kiểm tra,
giám sát.
Điều 14. Điều
tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất thuộc trách nhiệm của
nhà nước
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ
môi trường cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đối với các đối tượng quy
định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này; điều tra, đánh giá
chi tiết, xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu
vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức,
cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn theo quy định tại Điều 16 và
Điều 17 Nghị định này để làm căn cứ lập dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án xử lý, cải tạo và phục
hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất thuộc trường hợp quy định tại khoản
1 Điều này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo việc tổ chức điều tra, đánh
giá sơ bộ đất quốc phòng, đất an ninh theo quy định tại Điều 15;
điều tra đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an
ninh theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; phê duyệt dự
án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc
phòng, đất an ninh đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại Điều
16 Nghị định này và pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi Bộ Tài
nguyên và Môi trường kết quả thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Khuyến khích việc đa dạng hóa nguồn vốn để xử lý, cải tạo và
phục hồi môi trường đất theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Điều
tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
1. Việc điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực đất quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này nhằm đánh giá, phát hiện các chất
gây ô nhiễm có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất,
nguyên nhân, đối tượng gây ra ô nhiễm môi trường. Kết quả điều tra, đánh giá sơ
bộ là căn cứ để xác
định, khoanh vùng và quản lý các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi
trường đất theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 Luật
Bảo vệ môi trường.
2. Nội dung điều tra, đánh giá sơ bộ bao gồm:
a) Tổng hợp, rà soát tài liệu liên quan đến khu vực đất cần thực
hiện điều tra, đánh giá;
b) Khảo sát hiện trường khu vực ô nhiễm môi trường đất;
c) Tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định hàm lượng các chất
ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và sơ bộ đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm;
d) Lập báo cáo kết quả điều tra,
đánh giá sơ bộ theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
3. Căn cứ kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, cơ quan quy định tại khoản
4 Điều này có trách nhiệm:
a) Công bố thông tin và khoanh vùng sơ bộ khu vực ô nhiễm để tiến
hành điều tra, đánh giá chi tiết;
b) Công bố thông tin và khoanh vùng khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm
để theo dõi, giám sát.
Điều 16. Điều
tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
1. Việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
nhằm xác định các chất ô nhiễm tồn lưu, hàm lượng chất ô nhiễm tồn lưu; nguồn ô
nhiễm tồn lưu; phân loại mức độ, quy mô, phạm vi tác động của ô nhiễm đến môi
trường; đề xuất biện pháp xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
2. Nội dung điều tra, đánh giá chi tiết bao gồm:
a) Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường;
b) Điều tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường theo phạm
vi phân bố hàm lượng của chất ô nhiễm tồn lưu; phân tích, đánh giá chi tiết,
xác định thành phần, tính chất chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ, quy mô và tác
động ảnh hưởng đến môi trường;
c) Xây dựng bản đồ khu vực ô nhiễm môi trường đất với các thông
tin về chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm;
3. Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết là căn cứ để xây dựng
phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường và xác định trách nhiệm xử lý,
cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về cách thức,
phương pháp, mạng lưới lấy mẫu phân tích sơ bộ, chi tiết chất lượng môi trường
đất tại hiện trường.
Điều 17. Xử lý,
cải tạo và phục hồi môi trường
1. Việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi
trường đất căn cứ vào báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, điều tra, đánh
giá chi tiết quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định này
và phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
2. Nội dung chính của phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi
trường bao gồm:
a) Thông tin chung về khu vực ô nhiễm môi trường đất;
b) Kết quả điều tra và đánh giá mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm
môi trường đất;
c) Lựa chọn phương thức xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến địa điểm
xử lý theo quy định;
d) Công trình, biện pháp kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu hoặc loại
bỏ các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực ô nhiễm môi trường đất; bảng so
sánh các biện pháp kỹ thuật, kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu;
đ) Lộ trình và kế hoạch thực hiện phương án xử lý ô nhiễm;
e) Giám sát, kiểm soát trong và sau
xử lý.
3. Sau khi hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
đất, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này
có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh về kết
quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
4. Đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc
không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, sau khi hoàn thành việc xử
lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hoặc
ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh công bố thông tin
cho cộng đồng về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
để bảo vệ, cải tạo, phục hồi và nâng cao độ phì đất nông nghiệp.
Điều 18. Kế
hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm
trọng
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ
quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng
Chính phủ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi
trường đất đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại điểm c khoản
1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện các nội dung của kế
hoạch được phân công; theo dõi, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực
hiện kế hoạch.
2. Nội dung của kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô
nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng bao gồm:
a) Đánh giá tổng quan về hiện trạng ô nhiễm môi trường đất; nhận
định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất; các vấn đề bất cập, tồn
tại và nguyên nhân trong công tác quản lý chất lượng môi trường đất;
b) Xác định mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể của kế hoạch xử
lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng,
phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia;
c) Đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện xử lý, cải tạo
và phục hồi các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng;
d) Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm
vụ và giải pháp;
đ) Bố trí nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch;
e) Tổ chức thực hiện, bao gồm: trách nhiệm của cơ quan chủ trì và
các cơ quan phối hợp; cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện; cơ chế phân
bổ nguồn lực thực hiện.
Mục 4. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DI SẢN THIÊN NHIÊN
Điều 19. Tiêu
chí, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác
quy định tại Luật Bảo vệ môi trường
1. Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường căn cứ vào một
trong các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi
trường và được đánh giá theo mức độ ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa đối với
cộng đồng, địa phương, quốc gia, khu vực, toàn cầu. Tiêu chí đối với một số đối
tượng di sản thiên nhiên cụ thể được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Khu dự trữ sinh quyển là khu vực đáp ứng tiêu chí có giá trị đa
dạng sinh học đặc biệt cần bảo tồn theo quy định tại điểm b khoản
2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:
a) Khu vực tập hợp các hệ sinh thái có tính đại diện cho một vùng
địa lý sinh vật;
b) Có ranh giới rõ ràng để thực hiện phân vùng quản lý theo quy
định tại Nghị định này và bảo đảm triển khai các hoạt động, xây dựng, thí điểm
mô hình kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng dịch vụ hệ sinh thái,
phát triển kinh tế xã hội bền vững, hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu khoa học - công
nghệ, tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học.
3. Công viên địa chất là khu vực đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định
chi tiết như sau:
a) Có ranh giới địa lý, hành chính rõ ràng, liền khoảnh, trong đó
chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất có giá trị khoa học, giáo dục và kinh
tế;
b) Có các đặc điểm nổi bật, độc đáo, minh chứng cho các quá trình
địa chất quan trọng trong lịch sử tiến hóa, phát triển của Trái đất, đồng thời
là nơi hội tụ các giá trị về thiên nhiên, đa dạng sinh học và được nghiên cứu,
đánh giá, bảo tồn và khai thác, sử dụng một cách tổng thể, bền vững.
4. Trình tự, thủ tục xác lập, công nhận di sản thiên
nhiên khác như sau:
a) Tổ chức điều tra, đánh giá khu vực dự kiến xác lập di sản
thiên nhiên khác;
b) Xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên;
c) Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan
và tham vấn cộng đồng về dự án xác lập di sản thiên nhiên;
Đối với di sản thiên nhiên có ranh giới thuộc địa bàn từ 02
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, Bộ Tài nguyên và Môi trường
tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có liên quan;
d) Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án xác lập di sản thiên nhiên;
đ) Hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra quyết
định công nhận di sản thiên nhiên.
5. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án xác lập và thẩm quyền công
nhận di sản thiên nhiên khác
a) Đối với di sản thiên nhiên cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Nghị định này:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng dự án xác lập, tổ chức
thẩm định và công nhận di sản thiên nhiên cấp tỉnh trên địa bàn quản lý; khuyến
khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng đề xuất xác lập di sản thiên nhiên theo
quy định tại điểm này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định dự
án xác lập di sản thiên nhiên cấp tỉnh gồm đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện có ranh giới thuộc
di sản thiên nhiên và các chuyên gia, nhà khoa học thuộc các lĩnh vực có liên
quan;
...
THE GOVERNMENT |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 08/2022/ND-CP |
Hanoi, January 10, 2022 |
ELABORATION OF SEVERAL ARTICLES OF THE LAW ON
ENVIRONMENTAL PROTECTION
Pursuant to the
Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law on Amendments to some
Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government
Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the
LEP dated November 17, 2020;
Pursuant to the
Law on Public Investment dated June 13, 2019;
Pursuant to the
Law on Investment dated June 17, 2020;
Pursuant to the
Law on State Budget dated June 25, 2015;
At the request of
the Minister of Natural Resources and Environment;
The Government
hereby promulgates a Decree on elaboration of several Articles of the Law on
Environmental Protection.
This Decree
elaborates on clause 4 Article 9; clause 5 Article 13; clause 4 Article 14;
clause 4 Article 15; clause 3 Article 20; clause 4 Article 21; clause 4 Article
23; clause 2 Article 24; clause 3 Article 25; clause 7 Article 28; clause 7
Article 33; clause 7 Article 37; clause 6 Article 43; clause 6 Article 44;
clause 5 Article 46; clause 8 Article 49; clause 6 Article 51; clause 4 Article
52; clause 4 Article 53; clause 5 Article 54; clause 5 Article 55; clause 7
Article 56; clause 3 Article 59; clause 5 Article 61; clause 1 Article 63;
clause 7 Article 65; clause 7 Article 67; point d clause 2 Article 69; clause 2
Article 70; clause 3 Article 71; clause 8 Article 72; clause 7 Article 73;
clause 4 Article 78; clause 3, Clause 4 Article 79; clause 3 Article 80; clause
5 Article 85; clause 1 Article 86; clause 1 Article 105; clause 4 Article 110;
clause 7 Article 111; clause 7 Article 112; clause 4 Article 114; clause 3
Article 115; point a clause 2 Article 116; clause 7 Article 121; clause 4
Article 131; clause 4 Article 132; clause 4 Article 135; clause 5 Article 137;
clause 5 Article 138; clause 2 Article 140; clause 5 Article 141; clause 4
Article 142; clause 3 Article 143; clause 5 Article 144; clause 4 Article 145;
clause 2 Article 146; clause 7 Article 148; clause 5 Article 149; clause 5
Article 150; clause 3 Article 151; clause 4 Article 158; clause 6 Article 160;
clause 4 Article 167; clause 6 Article 171 of the Law on Environmental
Protection (LEP) regarding protection of environmental components;
environmental zoning, strategic environmental assessment (SEA), environmental
impact assessment (EIA); environmental licenses, environmental registration;
environmental protection during production, business operation, service
provision, urban and rural environmental protection and in some fields; waste
management; responsibilities of exporters and importers for recycling and treating products and packages; environmental monitoring; environmental
information systems and database; environmental emergency prevention and
response plans, compensation for environmental damage; economic instruments and
resources for environmental protection; state management, inspection and
provision of online public environmental services.
This Decree
applies to agencies, organizations, residential communities, households and
individuals whose activities involve the contents specified in Article 1 of
this Decree within the territory of the Socialist Republic of Vietnam,
including mainland, islands, territorial waters, underground space and
airspace.
For the purposes
of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “rainwater
collection and drainage system” of a business includes a water collection and
drainage network (pipes, manholes, culverts, canals, ditches, and detention
basins), pumping stations for rainwater drainage and other auxiliary works for
the purpose of rainwater collection, conveyance and drainage, and
anti-flooding.
2. “wastewater
collection, treatment drainage system” of a business includes a wastewater
collection and drainage network (pipes, manholes, culverts), wastewater pumping
stations, wastewater treatment works and other auxiliary works for the purpose
of wastewater collection and treatment and drainage of treated wastewater into
water bodies.
3. “in situ waste
treatment works and equipment” include works and equipment produced and
pre-assembled or built in situ to treat wastewater and exhaust gas from a
household business; parks, recreation areas, concentrations of businesses and
service providers, markets, train stations, bus stations, ports, ferry
terminals and other public areas; households and individuals that generate
wastewater emissions subject to mandatory treatment according to regulations of
LEP.
4. “cooling water”
means water that serves the purpose of cooling equipment and machinery during
production and does not come into direct contact with raw materials, materials,
fuels and chemicals used in the production stages.
5. “waste
self-treatment” means an waste treatment activity performed by a waste
generator within a waste-generating facility using items, production lines or
environmental protection works that meet the environmental protection
requirements.
6. “waste reuse”
means the reuse of waste directly or after pre-processing. Waste pre-processing
means the use of merely mechanical-physical technical measures to change
physical properties such as size, humidity and temperature to facilitate the
classification, storage, transport, reuse, recycling, and co-processing,
treatment to blend or to separate the components of the waste in accordance
with the different management processes.
7. “waste
recycling” means a process of using technological solutions and techniques to
recover valuable components from waste.
8. “waste
treatment” means a process of using technological and technical solutions (as
opposed to pre-processing) to reduce, eliminate, isolate, burn, destroy and
burry waste and harmful components in waste.
9. “wastewater” means water which has its characteristics and nature
altered and is discharged from production, business operations, services,
daily-life activities or other activities.
10. “normal solid
waste” means waste not included in the list of hazardous wastes and the list of
controlled industrial waste of which hazardous elements exceed the hazardous
waste thresholds.
11. “domestic
solid waste” (also called “domestic waste”) means solid waste generated from
daily activities of people.
12. “industrial
waste” means waste generated from production, business operations and services,
including hazardous waste, controlled industrial waste and normal industrial
solid waste.
13. “microplastics
in products and goods” mean any solid and water-insoluble plastic particle
which is less than 05 mm in size, primarily consists of synthetic or
semi-synthetic polymers and is intentionally added to products and goods,
including toothpaste, laundry detergents, soap, cosmetics, shampoo, shower gel,
facial cleansers and other skin bleaching products.
14. “single-use
plastic products” mean products (other than non-replaceable attachments)
including trays, food containers, bowls, chopsticks, glasses, cups, knives,
spoons, forks, straws and other cutlery with plastic components which are
designed and marketed with the intention to be used once before being
discharged into the environment.
15.
“non-biodegradable plastic packaging” means packaging which is primarily
composed of petroleum-based polymers such as polymers Ethylene (PE),
Polypropylene (PP), Polymer Styrene (PS), Polymer Vinyl Chloride (PVC) and
Polyethylene Terephthalate (PET) and is usually non-biodegradable or lasts for
long periods of time in the environment (water environment, soil environment or
at a solid waste landfill).
16. “wildlife
sanctuaries” include national parks, nature reserves, habitat/species
management areas and landscape protected areas established in accordance with
regulations of law on biodiversity, forestry and fisheries.
17. “environmental
goods” mean technologies, equipment and
products intended to protect the environment.
18. “environmental
information system” means a system established using an overall architecture
including people, machinery, equipment, techniques, data and programs intended
for receiving, processing, storing and distributing environmental information
to users in a certain environment.
19. “wastewater
discharge quota” means the pollutant load that may continue to be discharged
into a water body.
20. “point source
pollution” means any single identifiable source of pollution from which
pollutants are discharged directly into the environment.
21. “non-point
source pollution” means any source of pollution discharges to the environment
which is diffused and without a single identifiable point of origin.
22. “waste
treatment service provider” means a provider that provides waste treatment
services (including waste co-processing and recycling services) to households,
individuals, agencies, organizations, businesses, dedicated areas for
production, business operation and service provision and industrial clusters.
PROTECTION OF ENVIRONMENTAL COMPONENTS AND NATURAL HERITAGE
SITES
Article 4. Contents of surface water quality management plan
Main contents of a
surface water quality management plan are provided in clause 2 Article 9 of the
LEP. Several contents are elaborated as follows:
1. Regarding
assessment of surface water quality; determination of surface water safeguard
zones and water source protection corridors; determination of aquatic areas:
a) Current state
and changes in quality of surface water in rivers and lakes in at least the
last 03 years;
b) Current state
of surface water safeguard zones, water source protection corridors and aquatic
areas already determined as prescribed by regulations of law on water
resources.
2. Regarding types
and total amount of pollutants discharged into the surface water:
a) Consolidated
results of assessment of total load of each pollutant selected to assess the c
from point and non-point source pollution and surface already investigated and
assessed as prescribed in point b clause 2 Article 9 of the LEP;
b) Prediction of
load of pollutants generated from point and non-point sources of pollution
during the planning period.
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 26.8.2024)
NĐ 08/2022/NĐ-CP: Còn hiệu lực
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
NĐ 08/2022/NĐ-CP (BẢN PDF)
NĐ 08/2022/NĐ-CP (BẢN GỐC)
NĐ 08/2022/NĐ-CP (BẢN WORD - TIẾNG VIỆT)
NĐ 08/2022/NĐ-CP (BẢN WORD - TIẾNG ANH)
LINK DOWNLOAD (TÀI LIỆU VIP MEMBER)
NĐ 08/2022/NĐ-CP (PHỤ LỤC)
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2022/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 10 tháng
01 năm 2022 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày
17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà
nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết khoản 4 Điều 9; khoản
5 Điều 13; khoản 4 Điều 14; khoản 4 Điều 15; khoản 3 Điều
20; khoản 4 Điều 21; khoản 4 Điều 23; khoản 2 Điều 24; khoản
3 Điều 25; khoản 7 Điều 28; khoản 7 Điều 33; khoản 7 Điều 37; khoản
6 Điều 43; khoản 6 Điều 44; khoản 5 Điều 46; khoản 8 Điều 49; khoản
6 Điều 51; khoản 4 Điều 52; khoản 4 Điều 53; khoản 5 Điều 54; khoản
5 Điều 55; khoản 7 Điều 56; khoản 3 Điều 59; khoản 5 Điều 61; khoản
1 Điều 63; khoản 7 Điều 65; khoản 7 Điều 67; điểm d khoản 2 Điều 69; khoản 2 Điều 70; khoản 3 Điều 71; khoản 8 Điều 72; khoản 7 Điều 73;
khoản 4 Điều 78; khoản 3, khoản 4 Điều 79; khoản 3 Điều 80; khoản
5 Điều 85; khoản 1 Điều 86; khoản 1 Điều 105; khoản 4 Điều
110; khoản 7 Điều 111; khoản 7 Điều 112; khoản 4 Điều 114; khoản
3 Điều 115; điểm a khoản 2 Điều 116; khoản 7 Điều 121; khoản
4 Điều 131; khoản 4 Điều 132; khoản 4 Điều 135; khoản 5 Điều
137; khoản 5 Điều 138; khoản 2 Điều 140; khoản 5 Điều 141; khoản
4 Điều 142; khoản 3 Điều 143; khoản 5 Điều 144; khoản 4 Điều 145; khoản 2 Điều 146; khoản 7 Điều 148; khoản 5 Điều 149; khoản 5 Điều
150; khoản 3 Điều 151; khoản 4 Điều 158; khoản 6 Điều 160; khoản
4 Điều 167; khoản 6 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường về
bảo vệ các thành phần môi trường; phân vùng môi trường, đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường, đăng ký môi
trường; bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô
thị, nông thôn và một số lĩnh vực; quản lý chất thải; trách nhiệm tái chế, xử
lý sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; quan trắc môi
trường; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự
cố môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường; công cụ kinh tế và nguồn lực
bảo vệ môi trường; quản lý nhà nước, kiểm tra, thanh tra và cung cấp dịch vụ
công trực tuyến về bảo vệ môi trường.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư,
hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ gồm mạng lưới thu gom, thoát nước (đường ống, hố ga, cống, kênh,
mương, hồ điều hòa), các trạm bơm thoát nước mưa và các công trình phụ trợ khác
nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, chống ngập úng.
2. Hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải của cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ gồm mạng lưới thu gom nước thải (đường ống, hố ga, cống),
các trạm bơm nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ
khác nhằm mục đích thu gom, xử lý nước thải và thoát nước thải sau xử lý vào
môi trường tiếp nhận.
3. Công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ là các công trình,
thiết bị được sản xuất, lắp ráp sẵn hoặc được xây dựng tại chỗ để xử lý nước
thải, khí thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình; công
viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga,
bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác; hộ gia đình, cá
nhân có phát sinh nước thải, khí thải phải xử lý theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường.
4. Nước làm mát là nước phục vụ mục đích giải nhiệt cho thiết bị,
máy móc trong quá trình sản xuất, không tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, vật
liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong các công đoạn sản xuất.
5. Tự xử lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải do chủ nguồn
thải thực hiện trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải bằng các hạng mục,
dây chuyền sản xuất hoặc công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu về bảo vệ
môi trường.
6. Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách
trực tiếp hoặc sử dụng sau khi đã sơ chế. Sơ chế chất thải là việc sử dụng các
biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích
thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách
riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác
nhau.
7. Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ,
kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.
8. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ,
kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt,
tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
9. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải
ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
10. Chất thải rắn thông thường là chất thải rắn không thuộc danh mục
chất thải nguy hại và không thuộc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát
có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
11. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là
chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
12. Chất thải công nghiệp là chất thải phát sinh từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải nguy hại, chất thải công
nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường.
13. Vi nhựa trong sản phẩm, hàng hóa là các hạt nhựa rắn, không
tan trong nước có đường kính nhỏ hơn 05 mm với thành phần chính là polyme
tổng hợp hoặc bán tổng hợp, được phối trộn có chủ đích trong các sản
phẩm, hàng hóa bao gồm: kem đánh răng, bột giặt, xà phòng, mỹ phẩm, dầu gội
đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt và các sản phẩm tẩy da khác.
14. Sản phẩm nhựa sử dụng một lần là các sản phẩm (trừ sản phẩm
gắn kèm không thể thay thế) bao gồm khay, hộp chứa đựng thực phẩm, bát, đũa,
ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống hút, dụng cụ ăn uống khác có thành phần nhựa
được thiết kế và đưa ra thị trường với chủ đích để sử dụng một lần trước khi
thải bỏ ra môi trường.
15. Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là bao bì có thành phần
chính là polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ như nhựa Polyme Etylen (PE),
Polypropylen (PP), Polyme Styren (PS), Polyme Vinyl Clorua (PVC), Polyethylene
Terephthalate (PET) và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường
thải bỏ (môi trường nước, môi trường đất hoặc tại bãi chôn lấp chất thải
rắn).
16. Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ
thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan được xác lập
theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.
17. Hàng hóa môi trường là công nghệ, thiết bị, sản phẩm được sử
dụng để bảo vệ môi trường.
18. Hệ thống thông tin môi trường là một hệ thống đồng bộ theo một
kiến trúc tổng thể bao gồm con người, máy móc thiết bị, kỹ thuật, dữ liệu
và các chương trình làm nhiệm vụ thu nhận, xử lý, lưu trữ và phân phối
thông tin về môi trường cho người sử dụng trong một môi trường nhất định.
19. Hạn ngạch xả nước thải là tải lượng của từng thông số ô nhiễm
có thể tiếp tục xả vào môi trường nước.
20. Nguồn ô nhiễm điểm là nguồn thải trực tiếp chất ô nhiễm vào
môi trường phải được xử lý và có tính chất đơn lẻ, có vị trí xác định.
21. Nguồn ô nhiễm diện là nguồn thải chất ô nhiễm vào môi trường,
có tính chất phân tán, không có vị trí xác định.
22. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải là cơ sở có hoạt động
xử lý chất thải (bao gồm cả hoạt động tái chế, đồng xử lý chất thải) cho các hộ
gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Chương II
BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ DI SẢN
THIÊN NHIÊN
Mục 1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Điều 4. Nội dung
kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt được quy
định tại khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội
dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo
hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác
định khu vực sinh thủy:
a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với
sông, hồ giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;
b) Tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước
sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định
theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
2. Về loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước
mặt:
a) Kết quả tổng hợp, đánh giá tổng tải lượng của từng chất ô nhiễm
được lựa chọn để đánh giá khả năng chịu tải đối với môi trường nước mặt từ các
nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện đã được điều tra, đánh giá theo quy định
tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô
nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện trong thời kỳ của kế hoạch.
3. Về đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả
nước thải:
a) Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước
mặt trên cơ sở các kết quả đã có trong vòng tối đa 03 năm gần nhất và kết quả điều
tra, đánh giá bổ sung; xác định lộ trình đánh giá khả năng chịu tải của môi
trường nước mặt trong giai đoạn thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi
trường nước mặt;
b) Phân vùng xả thải theo mục đích bảo vệ và cải thiện chất lượng
môi trường nước mặt trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi
trường nước mặt và phân vùng môi trường (nếu có);
c) Xác định hạn ngạch xả nước thải đối với từng đoạn sông, hồ trên
cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và việc phân
vùng xả thải.
4. Dự báo xu hướng diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên
cơ sở các nội dung sau:
a) Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô
nhiễm điểm, ô nhiễm diện trong giai đoạn 05 năm tiếp theo;
b) Kết quả thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều này.
5. Về các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch:
a) Mục tiêu, chỉ tiêu về chất lượng nước mặt cần đạt được cho giai
đoạn 05 năm đối với từng đoạn sông, hồ căn cứ nhu cầu thực tiễn về phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ nội
tỉnh phải phù hợp với mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ liên tỉnh;
b) Mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào các đoạn sông, hồ không
còn khả năng chịu tải nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng nước, cụ thể: tổng tải
lượng ô nhiễm cần giảm đối với từng thông số ô nhiễm mà môi trường nước mặt
không còn khả năng chịu tải; phân bổ tải lượng cần giảm theo nhóm nguồn ô nhiễm
và lộ trình thực hiện.
6. Về biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên
biên giới:
a) Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật
Bảo vệ môi trường đối với đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải;
b) Các biện pháp, giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực
lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy theo quy
định của pháp luật về tài nguyên nước;
c) Các biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách để thực hiện lộ
trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;
d) Các biện pháp, giải pháp kiểm soát các nguồn xả thải vào môi
trường nước mặt;
đ) Thiết lập hệ thống quan trắc, cảnh báo diễn biến chất lượng môi
trường nước mặt, bao gồm cả chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới, phù
hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia và nội dung quan trắc
môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
e) Các biện pháp, giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin về chất
lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới;
g) Các biện pháp, giải pháp khác.
7. Về giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt:
a) Các giải pháp về khoa học, công nghệ xử lý, cải thiện chất
lượng môi trường nước mặt;
b) Các giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Các giải pháp về tổ chức, huy động sự tham gia của cơ quan, tổ
chức, cộng đồng;
d) Các giải pháp công trình, phi công trình khác.
8. Tổ chức thực hiện:
a) Phân công trách nhiệm đối với cơ quan chủ trì và các cơ quan
phối hợp thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Danh mục các dự án, nhiệm vụ ưu tiên để thực hiện các mục tiêu
của kế hoạch;
d) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
Điều 5. Trình
tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các
sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo
vệ môi trường được ban hành đối với từng sông, hồ liên tỉnh theo quy định sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ
quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập, phê duyệt, triển khai
đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi
trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất
lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh đến Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến bằng văn bản;
nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch,
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ
bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo
cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có
liên quan;
c) Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước và đề xuất của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc giao nhiệm vụ
xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh
cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan có
liên quan thực hiện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện
trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, lấy ý kiến và
hoàn thiện dự thảo kế hoạch theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này; gửi
hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem
xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông,
hồ nội tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường được xây dựng chung cho toàn bộ sông, hồ nội tỉnh hoặc riêng cho từng
sông, hồ nội tỉnh và theo quy định sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối
hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan lập, phê
duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý
chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh;
b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh gửi dự thảo kế
hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh đến các Ủy ban
nhân dân cấp huyện, các sở, ban, ngành liên quan và cơ quan chuyên môn về bảo
vệ môi trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh
để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý,
hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành.
Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự
thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp
ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
3. Việc xác định sông, hồ có vai trò quan trọng với phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được căn cứ vào hiện trạng chất lượng môi
trường nước mặt, hiện trạng nguồn thải, nhu cầu sử dụng nguồn nước cho các mục
đích phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu bảo vệ và cải thiện chất lượng môi
trường nước mặt và các yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khác.
4. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các
sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch
quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù
hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy
hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành.
5. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các
sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội
dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Trường hợp quy
hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch
vùng, quy hoạch tỉnh chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường
nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà
nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường
quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh khi được ban hành.
6. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều này phải được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết,
đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho
giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Điều 6. Nội dung
kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
Nội dung chính của kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi
trường không khí được quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Bảo vệ
môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp
quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí:
a) Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường không khí quốc gia
trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi
trường không khí và phân bố phát thải theo không gian từ các nguồn ô nhiễm điểm,
nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
không khí tới sức khỏe cộng đồng;
b) Kết quả thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi
trường không khí, các trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường
không khí và khí thải công nghiệp; việc sử dụng số liệu quan trắc phục vụ công
tác đánh giá diễn biến và quản lý chất lượng môi trường không khí trong giai
đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất;
c) Hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường không khí cấp
quốc gia giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; các vấn đề bất cập, tồn tại trong
công tác quản lý chất lượng môi trường không khí;
d) Nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không
khí.
2. Mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Mục tiêu tổng thể: tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chất
lượng môi trường không khí phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
bảo vệ môi trường theo kỳ kế hoạch;
b) Mục tiêu cụ thể: định lượng các chỉ tiêu nhằm giảm thiểu tổng
lượng khí thải phát sinh từ các nguồn thải chính; cải thiện chất lượng môi
trường không khí.
3. Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Về cơ chế, chính sách;
b) Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường
không khí;
c) Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
4. Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không
khí liên vùng, liên tỉnh phải thể hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp phối hợp
xử lý, quản lý chất lượng môi trường không khí; trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức có liên quan trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí liên
vùng, liên tỉnh, thu thập và báo cáo, công bố thông tin trong trường hợp chất
lượng môi trường không khí bị ô nhiễm.
6. Tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi
trường không khí, bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối
hợp trong việc thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm
vụ, giải pháp của kế hoạch;
d) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
Điều 7. Trình
tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không
khí
1. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
được ban hành theo quy định sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ
quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập, phê duyệt,
triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quốc gia về quản
lý chất lượng môi trường không khí;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quốc gia về
quản lý chất lượng môi trường không khí đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ,
cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản; nghiên cứu,
tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ
trình, dự thảo kế hoạch, dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo tổng
hợp, giải trình tiếp thu dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan có
liên quan.
2. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo
vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quốc gia về quản lý chất
lượng môi trường không khí phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia khi được ban hành.
3. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước
ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước,
cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ
sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Điều 8. Nội dung
kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không
khí cấp tỉnh được quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Bảo vệ môi
trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau:
1. Về đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương: hiện
trạng chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị, nông thôn và các khu vực
khác.
2. Về đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí;
quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí
thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí;
thực trạng và hiệu quả của các giải pháp quản lý chất lượng không khí đang thực
hiện; hiện trạng các chương trình, hệ thống quan trắc; tổng hợp, xác định, đánh
giá các nguồn phát thải chính (nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn
ô nhiễm diện); thực hiện kiểm kê các nguồn phát thải chính và mô hình hóa chất
lượng môi trường không khí.
3. Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không
khí: nguyên nhân khách quan từ các yếu tố khí tượng, thời tiết, khí hậu theo
mùa, các vấn đề ô nhiễm liên tỉnh, xuyên biên giới (nếu có); nguyên nhân chủ
quan từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội làm phát sinh các nguồn khí thải
gây ô nhiễm không khí (nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm
diện).
4 Về đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng
đồng: thông tin, số liệu về số ca bệnh do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí (nếu
có); kết quả đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe người dân
tại địa phương.
5. Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí:
hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí, hiện trạng công tác
quản lý chất lượng môi trường không khí ở địa phương.
6. Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí:
a) Về cơ chế, chính sách;
b) Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường
không khí;
c) Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
7. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không
khí cấp tỉnh, bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối
hợp trong việc thực hiện kế hoạch;
b) Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện;
c) Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý chất
lượng môi trường không khí cấp tỉnh theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
Điều 9. Trình
tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được
ban hành theo quy định sau:
a) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối
hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan lập, phê
duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý
chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
b) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh gửi dự thảo kế
hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh đến các sở, ban, ngành,
Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh trong
trường hợp cần thiết để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu,
giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh xem xét, ban hành.
Hồ sơ trình ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không
khí cấp tỉnh bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành
kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo kế hoạch;
văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
2. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải
phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường
trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường
quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa
được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải
phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải được rà soát, cập
nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy
hoạch tỉnh khi được ban hành.
3. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được
xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30
tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan
phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề
xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Điều 10. Thực
hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô
nhiễm nghiêm trọng
1. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm
trọng do sự cố môi trường, việc ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo
quy định tại Mục 1 Chương X Luật Bảo vệ môi trường.
2. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm
trọng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền theo quy
định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường
chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau:
a) Hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở
sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường và thuộc
loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
b) Hạn chế, phân luồng hoạt động của các phương tiện giao thông
vận tải đường bộ;
c) Tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan, tổ
chức, trường học;
d) Tạm dừng hoạt động tập trung đông người ở ngoài trời.
3. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm
trọng trên phạm vi liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới theo quy định tại điểm
a khoản 5 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ để
chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều này. Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khẩn cấp
trên địa bàn quản lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
4. Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm
trọng trên phạm vi nội tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng được xác định như
sau:
a) Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng cấp liên vùng,
liên tỉnh khi chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ngày có giá trị từ
301 trở lên theo kết quả quan trắc của các trạm quan trắc môi trường quốc gia,
địa phương trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh
trở lên trong thời gian 03 ngày liên tục;
b) Môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng cấp tỉnh khi chỉ
số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ngày có giá trị từ 301 trở lên theo
kết quả quan trắc của các trạm quan trắc môi trường quốc gia, địa phương trên
địa bàn trong thời gian 03 ngày liên tục.
Mục 3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Điều 11. Trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ
môi trường đất
1. Việc triển khai dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, sử dụng đất
sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu
đến môi trường đất, bảo đảm không làm ô nhiễm, suy giảm, thoái hóa chất lượng
đất, không làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác
định.
2. Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu
năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm không làm ô nhiễm,
suy thoái đất và được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu
xây dựng, làm đồ gốm phải bảo đảm không gây tác động xấu đến cảnh quan môi
trường, cản trở dòng chảy; trả lại đất đúng với trạng thái mặt đất theo yêu cầu
của cơ quan giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 12. Khu vực
phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường đất
1. Khu vực phải được điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi
trường đất bao gồm:
a) Khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh;
b) Khu vực có khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp, kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, làng nghề đã
đóng cửa hoặc di dời;
c) Khu vực có cơ sở sản xuất đã đóng cửa hoặc di dời thuộc một
trong các loại hình sau: khai thác, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim
loại; chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại; sản xuất gang, thép,
luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu); sản xuất hóa chất vô cơ cơ
bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng
gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết); lọc, hóa dầu;
nhiệt điện (trừ sử dụng khí, dầu DO); tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; có công đoạn mạ,
làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất nguy hiểm; sản xuất pin, ắc quy;
d) Khu vực ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
2. Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường đất bao gồm điều tra,
đánh giá sơ bộ và điều tra, đánh giá chi tiết.
Điều 13. Điều
tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất do tổ chức, cá nhân
gây ô nhiễm
1. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây
ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm thực hiện việc điều tra, đánh giá chi tiết
theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; xây dựng và thực
hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất theo
quy định tại Điều 17 Nghị định này.
2. Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất phải được
gửi tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức kiểm tra,
giám sát.
Điều 14. Điều
tra, đánh giá, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất thuộc trách nhiệm của
nhà nước
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ
môi trường cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ đối với các đối tượng quy
định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này; điều tra, đánh giá
chi tiết, xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu
vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức,
cá nhân gây ô nhiễm trên địa bàn theo quy định tại Điều 16 và
Điều 17 Nghị định này để làm căn cứ lập dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án xử lý, cải tạo và phục
hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất thuộc trường hợp quy định tại khoản
1 Điều này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo việc tổ chức điều tra, đánh
giá sơ bộ đất quốc phòng, đất an ninh theo quy định tại Điều 15;
điều tra đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an
ninh theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; phê duyệt dự
án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc
phòng, đất an ninh đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại Điều
16 Nghị định này và pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an gửi Bộ Tài
nguyên và Môi trường kết quả thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Khuyến khích việc đa dạng hóa nguồn vốn để xử lý, cải tạo và
phục hồi môi trường đất theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Điều
tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất
1. Việc điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực đất quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này nhằm đánh giá, phát hiện các chất
gây ô nhiễm có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng đất,
nguyên nhân, đối tượng gây ra ô nhiễm môi trường. Kết quả điều tra, đánh giá sơ
bộ là căn cứ để xác
định, khoanh vùng và quản lý các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi
trường đất theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 Luật
Bảo vệ môi trường.
2. Nội dung điều tra, đánh giá sơ bộ bao gồm:
a) Tổng hợp, rà soát tài liệu liên quan đến khu vực đất cần thực
hiện điều tra, đánh giá;
b) Khảo sát hiện trường khu vực ô nhiễm môi trường đất;
c) Tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định hàm lượng các chất
ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và sơ bộ đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm;
d) Lập báo cáo kết quả điều tra,
đánh giá sơ bộ theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
3. Căn cứ kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, cơ quan quy định tại khoản
4 Điều này có trách nhiệm:
a) Công bố thông tin và khoanh vùng sơ bộ khu vực ô nhiễm để tiến
hành điều tra, đánh giá chi tiết;
b) Công bố thông tin và khoanh vùng khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm
để theo dõi, giám sát.
Điều 16. Điều
tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
1. Việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
nhằm xác định các chất ô nhiễm tồn lưu, hàm lượng chất ô nhiễm tồn lưu; nguồn ô
nhiễm tồn lưu; phân loại mức độ, quy mô, phạm vi tác động của ô nhiễm đến môi
trường; đề xuất biện pháp xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
2. Nội dung điều tra, đánh giá chi tiết bao gồm:
a) Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường;
b) Điều tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường theo phạm
vi phân bố hàm lượng của chất ô nhiễm tồn lưu; phân tích, đánh giá chi tiết,
xác định thành phần, tính chất chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ, quy mô và tác
động ảnh hưởng đến môi trường;
c) Xây dựng bản đồ khu vực ô nhiễm môi trường đất với các thông
tin về chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm;
3. Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết là căn cứ để xây dựng
phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường và xác định trách nhiệm xử lý,
cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về cách thức,
phương pháp, mạng lưới lấy mẫu phân tích sơ bộ, chi tiết chất lượng môi trường
đất tại hiện trường.
Điều 17. Xử lý,
cải tạo và phục hồi môi trường
1. Việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực ô nhiễm môi
trường đất căn cứ vào báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, điều tra, đánh
giá chi tiết quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định này
và phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
2. Nội dung chính của phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi
trường bao gồm:
a) Thông tin chung về khu vực ô nhiễm môi trường đất;
b) Kết quả điều tra và đánh giá mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm
môi trường đất;
c) Lựa chọn phương thức xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến địa điểm
xử lý theo quy định;
d) Công trình, biện pháp kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu hoặc loại
bỏ các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực ô nhiễm môi trường đất; bảng so
sánh các biện pháp kỹ thuật, kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu;
đ) Lộ trình và kế hoạch thực hiện phương án xử lý ô nhiễm;
e) Giám sát, kiểm soát trong và sau
xử lý.
3. Sau khi hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
đất, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này
có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh về kết
quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
4. Đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc
không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, sau khi hoàn thành việc xử
lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hoặc
ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh công bố thông tin
cho cộng đồng về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
để bảo vệ, cải tạo, phục hồi và nâng cao độ phì đất nông nghiệp.
Điều 18. Kế
hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm
trọng
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ
quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng
Chính phủ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi
trường đất đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại điểm c khoản
1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện các nội dung của kế
hoạch được phân công; theo dõi, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực
hiện kế hoạch.
2. Nội dung của kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô
nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng bao gồm:
a) Đánh giá tổng quan về hiện trạng ô nhiễm môi trường đất; nhận
định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất; các vấn đề bất cập, tồn
tại và nguyên nhân trong công tác quản lý chất lượng môi trường đất;
b) Xác định mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể của kế hoạch xử
lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng,
phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia;
c) Đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện xử lý, cải tạo
và phục hồi các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng;
d) Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm
vụ và giải pháp;
đ) Bố trí nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch;
e) Tổ chức thực hiện, bao gồm: trách nhiệm của cơ quan chủ trì và
các cơ quan phối hợp; cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện; cơ chế phân
bổ nguồn lực thực hiện.
Mục 4. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DI SẢN THIÊN NHIÊN
Điều 19. Tiêu
chí, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên khác
quy định tại Luật Bảo vệ môi trường
1. Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường căn cứ vào một
trong các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi
trường và được đánh giá theo mức độ ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa đối với
cộng đồng, địa phương, quốc gia, khu vực, toàn cầu. Tiêu chí đối với một số đối
tượng di sản thiên nhiên cụ thể được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Khu dự trữ sinh quyển là khu vực đáp ứng tiêu chí có giá trị đa
dạng sinh học đặc biệt cần bảo tồn theo quy định tại điểm b khoản
2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:
a) Khu vực tập hợp các hệ sinh thái có tính đại diện cho một vùng
địa lý sinh vật;
b) Có ranh giới rõ ràng để thực hiện phân vùng quản lý theo quy
định tại Nghị định này và bảo đảm triển khai các hoạt động, xây dựng, thí điểm
mô hình kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng dịch vụ hệ sinh thái,
phát triển kinh tế xã hội bền vững, hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu khoa học - công
nghệ, tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học.
3. Công viên địa chất là khu vực đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định
chi tiết như sau:
a) Có ranh giới địa lý, hành chính rõ ràng, liền khoảnh, trong đó
chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất có giá trị khoa học, giáo dục và kinh
tế;
b) Có các đặc điểm nổi bật, độc đáo, minh chứng cho các quá trình
địa chất quan trọng trong lịch sử tiến hóa, phát triển của Trái đất, đồng thời
là nơi hội tụ các giá trị về thiên nhiên, đa dạng sinh học và được nghiên cứu,
đánh giá, bảo tồn và khai thác, sử dụng một cách tổng thể, bền vững.
4. Trình tự, thủ tục xác lập, công nhận di sản thiên
nhiên khác như sau:
a) Tổ chức điều tra, đánh giá khu vực dự kiến xác lập di sản
thiên nhiên khác;
b) Xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên;
c) Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan
và tham vấn cộng đồng về dự án xác lập di sản thiên nhiên;
Đối với di sản thiên nhiên có ranh giới thuộc địa bàn từ 02
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, Bộ Tài nguyên và Môi trường
tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có liên quan;
d) Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án xác lập di sản thiên nhiên;
đ) Hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra quyết
định công nhận di sản thiên nhiên.
5. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án xác lập và thẩm quyền công
nhận di sản thiên nhiên khác
a) Đối với di sản thiên nhiên cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Nghị định này:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng dự án xác lập, tổ chức
thẩm định và công nhận di sản thiên nhiên cấp tỉnh trên địa bàn quản lý; khuyến
khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng đề xuất xác lập di sản thiên nhiên theo
quy định tại điểm này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định dự
án xác lập di sản thiên nhiên cấp tỉnh gồm đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện có ranh giới thuộc
di sản thiên nhiên và các chuyên gia, nhà khoa học thuộc các lĩnh vực có liên
quan;
...
THE GOVERNMENT |
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 08/2022/ND-CP |
Hanoi, January 10, 2022 |
ELABORATION OF SEVERAL ARTICLES OF THE LAW ON
ENVIRONMENTAL PROTECTION
Pursuant to the
Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law on Amendments to some
Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government
Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the
LEP dated November 17, 2020;
Pursuant to the
Law on Public Investment dated June 13, 2019;
Pursuant to the
Law on Investment dated June 17, 2020;
Pursuant to the
Law on State Budget dated June 25, 2015;
At the request of
the Minister of Natural Resources and Environment;
The Government
hereby promulgates a Decree on elaboration of several Articles of the Law on
Environmental Protection.
This Decree
elaborates on clause 4 Article 9; clause 5 Article 13; clause 4 Article 14;
clause 4 Article 15; clause 3 Article 20; clause 4 Article 21; clause 4 Article
23; clause 2 Article 24; clause 3 Article 25; clause 7 Article 28; clause 7
Article 33; clause 7 Article 37; clause 6 Article 43; clause 6 Article 44;
clause 5 Article 46; clause 8 Article 49; clause 6 Article 51; clause 4 Article
52; clause 4 Article 53; clause 5 Article 54; clause 5 Article 55; clause 7
Article 56; clause 3 Article 59; clause 5 Article 61; clause 1 Article 63;
clause 7 Article 65; clause 7 Article 67; point d clause 2 Article 69; clause 2
Article 70; clause 3 Article 71; clause 8 Article 72; clause 7 Article 73;
clause 4 Article 78; clause 3, Clause 4 Article 79; clause 3 Article 80; clause
5 Article 85; clause 1 Article 86; clause 1 Article 105; clause 4 Article 110;
clause 7 Article 111; clause 7 Article 112; clause 4 Article 114; clause 3
Article 115; point a clause 2 Article 116; clause 7 Article 121; clause 4
Article 131; clause 4 Article 132; clause 4 Article 135; clause 5 Article 137;
clause 5 Article 138; clause 2 Article 140; clause 5 Article 141; clause 4
Article 142; clause 3 Article 143; clause 5 Article 144; clause 4 Article 145;
clause 2 Article 146; clause 7 Article 148; clause 5 Article 149; clause 5
Article 150; clause 3 Article 151; clause 4 Article 158; clause 6 Article 160;
clause 4 Article 167; clause 6 Article 171 of the Law on Environmental
Protection (LEP) regarding protection of environmental components;
environmental zoning, strategic environmental assessment (SEA), environmental
impact assessment (EIA); environmental licenses, environmental registration;
environmental protection during production, business operation, service
provision, urban and rural environmental protection and in some fields; waste
management; responsibilities of exporters and importers for recycling and treating products and packages; environmental monitoring; environmental
information systems and database; environmental emergency prevention and
response plans, compensation for environmental damage; economic instruments and
resources for environmental protection; state management, inspection and
provision of online public environmental services.
This Decree
applies to agencies, organizations, residential communities, households and
individuals whose activities involve the contents specified in Article 1 of
this Decree within the territory of the Socialist Republic of Vietnam,
including mainland, islands, territorial waters, underground space and
airspace.
For the purposes
of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “rainwater
collection and drainage system” of a business includes a water collection and
drainage network (pipes, manholes, culverts, canals, ditches, and detention
basins), pumping stations for rainwater drainage and other auxiliary works for
the purpose of rainwater collection, conveyance and drainage, and
anti-flooding.
2. “wastewater
collection, treatment drainage system” of a business includes a wastewater
collection and drainage network (pipes, manholes, culverts), wastewater pumping
stations, wastewater treatment works and other auxiliary works for the purpose
of wastewater collection and treatment and drainage of treated wastewater into
water bodies.
3. “in situ waste
treatment works and equipment” include works and equipment produced and
pre-assembled or built in situ to treat wastewater and exhaust gas from a
household business; parks, recreation areas, concentrations of businesses and
service providers, markets, train stations, bus stations, ports, ferry
terminals and other public areas; households and individuals that generate
wastewater emissions subject to mandatory treatment according to regulations of
LEP.
4. “cooling water”
means water that serves the purpose of cooling equipment and machinery during
production and does not come into direct contact with raw materials, materials,
fuels and chemicals used in the production stages.
5. “waste
self-treatment” means an waste treatment activity performed by a waste
generator within a waste-generating facility using items, production lines or
environmental protection works that meet the environmental protection
requirements.
6. “waste reuse”
means the reuse of waste directly or after pre-processing. Waste pre-processing
means the use of merely mechanical-physical technical measures to change
physical properties such as size, humidity and temperature to facilitate the
classification, storage, transport, reuse, recycling, and co-processing,
treatment to blend or to separate the components of the waste in accordance
with the different management processes.
7. “waste
recycling” means a process of using technological solutions and techniques to
recover valuable components from waste.
8. “waste
treatment” means a process of using technological and technical solutions (as
opposed to pre-processing) to reduce, eliminate, isolate, burn, destroy and
burry waste and harmful components in waste.
9. “wastewater” means water which has its characteristics and nature
altered and is discharged from production, business operations, services,
daily-life activities or other activities.
10. “normal solid
waste” means waste not included in the list of hazardous wastes and the list of
controlled industrial waste of which hazardous elements exceed the hazardous
waste thresholds.
11. “domestic
solid waste” (also called “domestic waste”) means solid waste generated from
daily activities of people.
12. “industrial
waste” means waste generated from production, business operations and services,
including hazardous waste, controlled industrial waste and normal industrial
solid waste.
13. “microplastics
in products and goods” mean any solid and water-insoluble plastic particle
which is less than 05 mm in size, primarily consists of synthetic or
semi-synthetic polymers and is intentionally added to products and goods,
including toothpaste, laundry detergents, soap, cosmetics, shampoo, shower gel,
facial cleansers and other skin bleaching products.
14. “single-use
plastic products” mean products (other than non-replaceable attachments)
including trays, food containers, bowls, chopsticks, glasses, cups, knives,
spoons, forks, straws and other cutlery with plastic components which are
designed and marketed with the intention to be used once before being
discharged into the environment.
15.
“non-biodegradable plastic packaging” means packaging which is primarily
composed of petroleum-based polymers such as polymers Ethylene (PE),
Polypropylene (PP), Polymer Styrene (PS), Polymer Vinyl Chloride (PVC) and
Polyethylene Terephthalate (PET) and is usually non-biodegradable or lasts for
long periods of time in the environment (water environment, soil environment or
at a solid waste landfill).
16. “wildlife
sanctuaries” include national parks, nature reserves, habitat/species
management areas and landscape protected areas established in accordance with
regulations of law on biodiversity, forestry and fisheries.
17. “environmental
goods” mean technologies, equipment and
products intended to protect the environment.
18. “environmental
information system” means a system established using an overall architecture
including people, machinery, equipment, techniques, data and programs intended
for receiving, processing, storing and distributing environmental information
to users in a certain environment.
19. “wastewater
discharge quota” means the pollutant load that may continue to be discharged
into a water body.
20. “point source
pollution” means any single identifiable source of pollution from which
pollutants are discharged directly into the environment.
21. “non-point
source pollution” means any source of pollution discharges to the environment
which is diffused and without a single identifiable point of origin.
22. “waste
treatment service provider” means a provider that provides waste treatment
services (including waste co-processing and recycling services) to households,
individuals, agencies, organizations, businesses, dedicated areas for
production, business operation and service provision and industrial clusters.
PROTECTION OF ENVIRONMENTAL COMPONENTS AND NATURAL HERITAGE
SITES
Article 4. Contents of surface water quality management plan
Main contents of a
surface water quality management plan are provided in clause 2 Article 9 of the
LEP. Several contents are elaborated as follows:
1. Regarding
assessment of surface water quality; determination of surface water safeguard
zones and water source protection corridors; determination of aquatic areas:
a) Current state
and changes in quality of surface water in rivers and lakes in at least the
last 03 years;
b) Current state
of surface water safeguard zones, water source protection corridors and aquatic
areas already determined as prescribed by regulations of law on water
resources.
2. Regarding types
and total amount of pollutants discharged into the surface water:
a) Consolidated
results of assessment of total load of each pollutant selected to assess the c
from point and non-point source pollution and surface already investigated and
assessed as prescribed in point b clause 2 Article 9 of the LEP;
b) Prediction of
load of pollutants generated from point and non-point sources of pollution
during the planning period.
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 26.8.2024)
NĐ 08/2022/NĐ-CP: Còn hiệu lực
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
NĐ 08/2022/NĐ-CP (BẢN PDF)
NĐ 08/2022/NĐ-CP (BẢN GỐC)
NĐ 08/2022/NĐ-CP (BẢN WORD - TIẾNG VIỆT)
NĐ 08/2022/NĐ-CP (BẢN WORD - TIẾNG ANH)
LINK DOWNLOAD (TÀI LIỆU VIP MEMBER)
NĐ 08/2022/NĐ-CP (PHỤ LỤC)
Không có nhận xét nào: