QUYẾT ĐỊNH 345/QĐ-BTC - PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM - BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH (Full Anh - Việt)
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm
2015;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26
tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tài
chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý,
giám sát kế toán, kiểm toán,
QUYẾT
ĐỊNH:
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính,
kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả cho công tác quản trị,
điều hành tại doanh nghiệp cũng như việc quản lý, giám sát của cơ quan chức năng Nhà nước trong
giai đoạn mới, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước.
Góp phần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả
của các thông tin tài chính, nâng cao trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp,
bảo vệ môi trường kinh doanh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, góp phần
thúc đẩy hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới.
Mục tiêu cụ thể áp dụng chuẩn mực báo cáo
tài chính tại Việt Nam bao gồm 2 nội dung sau:
(1) Xây dựng phương án, lộ trình và công
bố, hỗ trợ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam cho
từng nhóm đối tượng cụ thể được xác định, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm mục
đích nâng cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, nâng cao trách
nhiệm giải trình của doanh nghiệp đối với người sử dụng báo cáo tài chính.
(2) Ban hành mới và tổ chức thực hiện hệ
thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) theo nguyên tắc tiếp thu tối
đa thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và nhu cầu
của doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện.
(1) Các doanh nghiệp bao gồm: các doanh
nghiệp có nhu cầu, đủ khả năng và nguồn lực áp dụng IFRS, được xác định theo
từng giai đoạn phù hợp với lộ trình được công bố; và các doanh nghiệp khác
thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam áp dụng VFRS.
Các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ
không có nhu cầu và điều kiện áp dụng IFRS hoặc VFRS không thuộc đối tượng áp
dụng của Đề án.
(2) Các cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp và
đơn vị cung cấp dịch vụ bao gồm: các đơn vị có các hoạt động phối hợp nghiên cứu, đào tạo, cung cấp dịch vụ và hỗ trợ
triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài
chính Việt Nam.
(3) Cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm: Bộ
Tài chính và các đơn vị liên quan trong hoạt động xây dựng phương án, lộ trình
và công bố, hỗ trợ áp dụng IFRS; nghiên cứu, xây dựng, ban hành, đào tạo và
hướng dẫn tổ chức thực hiện VFRS.
2.1. Phương án công bố, áp dụng IFRS
2.1.1. Lộ trình áp dụng
a. Giai đoạn chuẩn bị (2020-2021):
- Xây dựng và ban hành Đề án áp dụng chuẩn
mực báo cáo tài chính tại Việt Nam. Thời gian thực hiện: Đến trước tháng
3/2020.
- Thành lập Ban dịch thuật và soát xét,
hoàn thành bản dịch IFRS sang tiếng Việt. Thời gian thực hiện: Đến trước tháng
12/2020.
- Bộ Tài chính xây dựng, ban hành hoặc
trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp công bố bản
dịch IFRS sang tiếng Việt.
Thời gian thực hiện: Đến trước tháng 3/2021.
- Bộ Tài chính xây dựng, ban hành hoặc
trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cách thức áp
dụng IFRS; Bổ sung, sửa đổi và ban hành mới một số cơ chế tài chính liên quan
đến việc áp dụng IFRS. Thời gian thực hiện: Đến trước 15/11/2021.
- Đào tạo nguồn nhân lực, quy trình triển
khai cho các doanh nghiệp.
b. Giai đoạn 1, áp dụng tự nguyện (2022
đến 2025):
(1) Đối với báo cáo tài chính hợp nhất:
Các doanh nghiệp sau có nhu cầu và đủ
nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập
báo cáo tài chính hợp nhất:
- Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước
quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc
tế;
- Công ty mẹ là công ty niêm yết;
- Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty
mẹ chưa niêm yết;
- Các công ty mẹ khác.
(2) Đối với báo cáo tài chính riêng:
- Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài có nhu cầu và đủ
nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập
báo cáo tài chính riêng.
- Khi áp dụng IFRS doanh nghiệp phải đảm
bảo cung cấp đầy đủ thông tin
và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định nghĩa vụ với Ngân sách Nhà
nước.
c. Giai đoạn 2, áp dụng bắt buộc (sau năm
2025)
(1) Đối với báo cáo tài chính hợp nhất:
- Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện
áp dụng IFRS của giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng
của các doanh nghiệp và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm bắt
buộc áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho từng nhóm doanh nghiệp
thuộc các đối tượng cụ thể sau:
+ Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà
nước;
+ Công ty mẹ là công ty niêm yết;
+ Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty
mẹ chưa niêm yết;
+ Công ty mẹ quy mô lớn khác.
- Các công ty mẹ khác không thuộc đối
tượng bắt buộc áp dụng nêu trên có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự
nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất.
(2) Đối với báo cáo tài chính riêng:
- Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện
áp dụng IFRS của giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng
của các doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và tình hình thực tế, quy định
phương án, thời điểm áp dụng bắt buộc hoặc áp dụng tự nguyện IFRS để lập báo
cáo tài chính riêng cho từng nhóm đối tượng, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.
- Khi áp dụng IFRS doanh nghiệp phải đảm
bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan
thuế, cơ quan quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác
định nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
2.1.2. Yêu cầu và cách thức áp dụng IFRS:
- Doanh nghiệp phải trình bày, thuyết minh
chi tiết trong báo cáo tài chính đối với các nội dung khác biệt giữa lợi nhuận
kế toán và thu nhập chịu thuế (nếu có). Doanh nghiệp thực hiện việc kê khai,
nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
- Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng
IFRS phải áp dụng tất cả các IFRS đã có hiệu lực theo quy định của Ủy ban Chuẩn
mực báo cáo tài chính quốc tế (IASB) tại cùng một thời điểm. Khi IASB có sự sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế các IFRS thì cần phải kịp thời công bố bản dịch để
thống nhất triển khai cho các đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.
- Doanh nghiệp áp dụng tự nguyện hoặc áp
dụng bắt buộc IFRS theo nguyên tắc nhất quán trong cả năm tài chính.
- Bộ Tài chính ban hành các tiêu chí,
hướng dẫn để đánh giá các thông tin tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo tính so
sánh giữa doanh nghiệp áp dụng IFRS và doanh nghiệp không áp dụng IFRS.
- Bộ Tài chính công bố danh sách doanh
nghiệp tự nguyện hoặc bắt buộc áp dụng IFRS lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc
báo cáo tài chính riêng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
2.2. Phương án xây dựng, ban hành và áp
dụng VFRS
2.2.1. Lộ trình áp dụng
a. Giai đoạn chuẩn bị (2020-2024):
- Xây dựng và ban hành Đề án áp dụng chuẩn
mực báo cáo tài chính tại Việt Nam. Thời gian thực hiện: Đến trước tháng 3/2020.
- Thành lập Ban soạn thảo, tổ biên tập
chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam. Thời gian thực hiện: Đến trước tháng
6/2020.
- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành VFRS, bao
gồm các chuẩn mực báo cáo tài chính được ban hành mới và các chuẩn mực báo cáo
tài chính thay thế cho các chuẩn mực kế toán tương ứng trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
hiện hành. Thời gian thực hiện: Đến trước 15/11/2024.
- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn
bản hướng dẫn VFRS, thay thế cho các văn bản hiện nay. Thời gian thực hiện cùng
với việc ban hành IFRS: Đến
trước 15/11/2024.
b. Giai đoạn triển khai áp dụng VFRS (từ
năm 2025):
- Tổ chức triển khai áp dụng VFRS cho tất
cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế hoạt động tại
Việt Nam, trừ các đối tượng áp dụng IFRS hoặc chế độ kế toán áp dụng cho doanh
nghiệp siêu nhỏ.
- Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ
Tài chính thường xuyên rà
soát lại VFRS, cập nhật những thay đổi của IFRS để đảm bảo VFRS phù hợp ở mức
độ cao nhất với thông lệ quốc tế.
2.2.2. Yêu cầu và cách thức áp dụng VFRS:
- VFRS được xây dựng dựa trên hệ thống
IFRS theo nguyên tắc tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của
nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi trong quá
trình thực hiện.
- Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán riêng cho
các doanh nghiệp siêu nhỏ không có nhu cầu và điều kiện áp dụng IFRS và VFRS.
3.1. Thành lập Ban biên dịch, Ban soát xét
bản dịch IFRS
Ban biên dịch, Ban soát xét bản dịch IFRS
sang tiếng Việt gồm đại diện
các đơn vị thuộc Bộ Tài
chính, các cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp và doanh nghiệp kiểm toán có chuyên
môn nghiệp vụ kế toán và trình độ tiếng Anh. Ban biên dịch và soát xét bản dịch
do Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán làm trưởng ban. Số lượng
thành viên Ban biên dịch, Ban soát xét bản dịch do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết
định.
3.2. Thành lập Ban soạn thảo và tổ biên
tập chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam
Ban soạn thảo chuẩn mực báo cáo tài chính
Việt Nam gồm đại diện các Bộ, ngành, hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh
nghiệp, công ty kiểm toán, đơn vị trong và ngoài Bộ Tài chính. Ban soạn thảo
chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng ban,
Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán làm phó trưởng ban thường
trực, số lượng thành viên Ban soạn thảo do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Tổ biên tập chuẩn mực báo cáo tài chính
Việt Nam do Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán làm Tổ trưởng;
các phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán làm Tổ phó; Thành
viên Tổ biên tập bao gồm cán bộ Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán và đại
diện các Bộ, ngành, hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, công ty kiểm
toán, đơn vị trong và ngoài Bộ Tài chính, số lượng thành viên tổ biên tập do
Trưởng ban soạn thảo quyết định.
3.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, kế toán
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn thể thức thực hiện và công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt;
b) Nghiên cứu, ban hành hệ thống VFRS theo
hướng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam;
c) Xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên
môn, nghiệp vụ kế toán giúp cho các đối tượng có liên quan có thể tiếp cận,
nghiên cứu và triển khai thực hiện IFRS, VFRS;
d) Rà soát, ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực tài chính theo các mục tiêu cải cách, tạo sự bình đẳng
trong việc áp dụng và thực thi pháp luật giữa các thành phần kinh tế; xác định
và phân biệt rõ phạm vi áp dụng của chuẩn mực báo cáo tài chính và cơ chế tài
chính, hạn chế vướng mắc trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính và thực
hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp;
e) Ban hành các văn bản và tổ chức hoạt
động kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ pháp luật về kế toán, các chuẩn mực báo
cáo tài chính.
3.4. Hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng IFRS
a) Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính
sách, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ nguồn lực tự
nguyện áp dụng IFRS.
b) Thực hiện khảo sát nhu cầu, khả năng
sẵn sàng của doanh nghiệp để có những điều chỉnh về đối tượng, lộ trình và
phương án áp dụng IFRS phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai đoạn.
c) Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi và
tìm các biện pháp tháo gỡ các
vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng IFRS.
d) Thực hiện các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết
để giúp doanh nghiệp chuyển đổi sang áp dụng IFRS theo kế hoạch.
3.5. Đào tạo nguồn nhân lực
a) Xây dựng kế hoạch tổng thể và triển
khai đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu và lộ trình áp dụng IFRS.
b) Triển khai hoạt động đào tạo IFRS cho
thành viên Ban nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực; các doanh nghiệp, công ty kiểm
toán, các cơ sở đào tạo, các hội nghề nghiệp và các đối tượng khác có liên quan
trong quá trình áp dụng.
3.6. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước, các hội nghề nghiệp, các tổ chức khác
a) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước, các hội nghề nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế trong việc: Dịch
thuật, công bố và hỗ trợ áp dụng IFRS; soạn thảo, ban hành và hướng dẫn thực
hiện VFRS; khảo sát, đánh giá việc triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài
chính đối với từng ngành và lĩnh vực để có giải pháp hiệu quả.
b) Tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ về kỹ
thuật, kinh nghiệm của các chuyên gia trong việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc
tế, đào tạo nguồn nhân lực và các hoạt động khác có liên quan đến việc triển
khai thực hiện Đề án.
3.7. Tuyên truyền về lộ trình, phương án
áp dụng IFRS, VFRS
a) Đối thoại với các doanh nghiệp để truyền thông về lợi ích của IFRS, động viên,
khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang áp dụng IFRS.
b) Thực hiện công tác thông tin, tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lộ trình, cách thức triển
khai áp dụng VFRS và IFRS, giúp các đối tượng có liên quan chủ động trong công tác chuẩn bị áp dụng.
c) Thực hiện công tác truyền thông cho các
nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức và định chế tài chính quốc tế về nội dung của Đề
án, những mục tiêu cải cách trong quản lý tài chính hướng đến nền kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Trách nhiệm
của Bộ Tài chính
- Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo
cáo tài chính tại Việt Nam;
- Thành lập và tổ chức hoạt động của Ban
biên tập, Ban soát xét bản dịch chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế sang tiếng
Việt;
- Thành lập và tổ chức hoạt động của Ban
soạn thảo, Tổ biên tập chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam;
- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt và
hướng dẫn thể thức áp dụng IFRS; Nghiên cứu, cập nhật thường xuyên khi IFRS có
thay đổi, đảm bảo tính đồng bộ của cả hệ thống chuẩn mực so với thông lệ quốc
tế.
- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện VFRS theo hướng tiệm cận gần nhất
với IFRS và thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam, thay thế các
chuẩn mực kế toán doanh nghiệp hiện nay;
- Rà soát, ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực tài chính theo các mục tiêu cải cách, tạo sự bình đẳng
trong việc áp dụng và thực thi pháp luật giữa các thành phần kinh tế; xác định
và phân biệt rõ phạm vi áp dụng của chuẩn mực báo cáo tài chính và cơ chế tài
chính, hạn chế vướng mắc trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính và thực
hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp;
- Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để
xử lý các tình huống khác biệt giữa chuẩn mực báo cáo tài chính và cơ chế tài
chính; khác biệt giữa IFRS và VFRS;
- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên
quan đánh giá tác động và kết quả áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp;
- Công bố tài liệu hướng dẫn chuyên môn,
kỹ thuật, nghiệp vụ hỗ trợ cho việc tiếp cận, nghiên cứu, thực hiện IFRS, VFRS;
- Triển khai công tác đào tạo và phối hợp
tổ chức các hoạt động đào tạo IFRS và VFRS cho thành viên Ban nghiên cứu, soạn
thảo chuẩn mực, các doanh nghiệp, tổ chức có liên quan;
- Tuyên truyền, phổ biến về định hướng,
chủ trương cải cách thể chế quản lý tài chính của Chính phủ Việt Nam, trong đó
có việc áp dụng IFRS, VFRS cho các đơn vị, tổ chức có liên quan;
- Tham gia ý kiến với Ngân hàng Nhà nước
để xác định lộ trình, phương án áp dụng IFRS cho các ngân hàng thương mại và tổ
chức tín dụng phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn; Phối hợp tổng kết, đánh
giá kết quả áp dụng IFRS tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng;
- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương
trong việc nghiên cứu, triển khai, hướng dẫn áp dụng IFRS, VFRS, cũng như đề
xuất các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý theo lĩnh vực quản lý và tổ chức
thực hiện để đảm bảo tính khả thi các hoạt động có liên quan đến việc áp dụng
IFRS, VFRS;
- Ban hành các văn bản và tổ chức hoạt
động kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về kế toán, chuẩn mực kế toán;
- Xây dựng kế hoạch tổng thể và triển khai
hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu và lộ trình áp dụng FFRS,
VFRS; Trợ giúp hướng dẫn các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo trong quá trình áp
dụng IFRS, VFRS;
- Thực hiện tổng kết, đánh giá kết quả áp
dụng IFRS và VFRS; Quản lý, giám sát báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có
lợi ích công chúng;
- Tăng cường phối hợp với các hội nghề nghiệp, các chuyên gia, tổ
chức trong nước và quốc tế, tranh
thủ các nguồn lực hỗ trợ về kỹ thuật, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và các
công việc khác trong việc áp dụng IFRS, VFRS;
- Thực hiện đầy đủ các quy trình theo quy
định của IASB để đảm bảo hoạt động triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế; Tham gia vào quá
trình xây dựng, ban hành IFRS của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế;
- Bố trí dự toán kinh phí cho các hoạt
động nghiên cứu, triển khai thực hiện Đề án.
2. Hoạt động phối
hợp, tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị
a. Ngân hàng Nhà nước
- Đối với báo cáo tài chính hợp nhất: Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xác
định lộ trình áp dụng bắt buộc IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho từng doanh nghiệp cụ thể thuộc
nhóm các ngân hàng thương mại
và tổ chức tín dụng sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.
- Đối với báo cáo tài chính riêng: Ngân
hàng Nhà nước nghiên cứu, xác định lộ trình áp dụng bắt buộc hoặc áp dụng tự
nguyện IFRS để lập báo cáo tài chính riêng cho từng doanh nghiệp cụ thể thuộc
nhóm các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.
- Chủ động tổ chức các hoạt động triển
khai theo lĩnh vực quản lý, đề xuất hoàn thiện khung pháp lý để đảm bảo tính
khả thi và tổ chức các hoạt động có liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính.
b.
Các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Phối hợp với Bộ Tài chính trong quá
trình công bố và hướng dẫn cách thức áp dụng IFRS; nghiên cứu, ban hành và tổ
chức thực hiện VFRS.
- Chủ động tổ chức các hoạt động triển
khai theo lĩnh vực quản lý, đề xuất hoàn thiện khung pháp lý để đảm bảo tính
khả thi và tổ chức các hoạt động có liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực báo
cáo tài chính.
c. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp
dụng
- Xác định mục tiêu, nhu cầu và kế hoạch
áp dụng IFRS;
- Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết và
tổ chức thực hiện phù hợp với lộ trình áp dụng IFRS, VFRS được Bộ Tài chính
công bố.
d. Các cơ sở đào tạo
- Chủ động xây dựng chương trình đào tạo
về kế toán, căn cứ vào lộ trình, phương án áp dụng, tổ chức các hoạt động đào
tạo IFRS và VFRS;
- Tổ chức nguồn lực và xây dựng giáo
trình, phương pháp giảng dạy
phù hợp đáp ứng được nội dung đào tạo IFRS theo lộ trình đã được phê duyệt.
e. Các hội nghề nghiệp
- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc
thực hiện nghiên cứu, đào tạo, tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp và hội
viên trong quá trình áp dụng IFRS;
- Phối hợp với Bộ Tài chính công bố tài
liệu hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ giúp các đối tượng có liên quan
dễ dàng tiếp cận, nghiên cứu, thực hiện IFRS và VFRS.
f. Các đơn vị cung cấp dịch vụ
Chủ động xây dựng kế hoạch, các điều kiện
cần thiết và tổ chức nguồn lực đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ liên quan
đến việc áp dụng IFRS và VFRS của các tổ chức, doanh nghiệp được cung cấp dịch
vụ.
3.1. Nguồn chi thường xuyên thuộc NSNN:
Bộ Tài chính bố trí nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên để chi
theo chế độ Nhà nước quy định đối với các hoạt động:
- Thực hiện các nghĩa vụ với Ủy ban chuẩn
mực kế toán quốc tế (IASB), mua bản quyền áp dụng IFRS và đóng phí thường niên
cho IASB đối với các hoạt động khai thác tài liệu, dịch và sử dụng tài liệu;
- Các hoạt động của Ban biên dịch, Ban
soát xét bản dịch IFRS từ tiếng Anh sang tiếng Việt;
- Các hoạt động của của Ban soạn thảo, Tổ
biên tập VFRS;
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý liên
quan đến việc hướng dẫn thể thức
áp dụng, công bố, hỗ trợ triển khai IFRS;
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý liên
quan đến việc công bố, ban hành và tổ chức thực hiện VFRS;
- Tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo
trong nước phục vụ quá trình nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm triển khai áp
dụng IFRS;
- Đào tạo IFRS cho cán bộ của Bộ Tài chính
và các thành viên khác của Ban soạn thảo, Tổ biên tập VFRS;
- Trả thù lao tư vấn của các chuyên gia
trong quá trình triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam theo quy định.
3.2. Nguồn tài trợ
Kinh phí từ các nhà tài trợ trong nước và
quốc tế được quản lý, sử dụng theo quy định đối với các hoạt động theo thỏa
thuận với nhà tài trợ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát kế toán, kiểm
toán; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Chánh Văn phòng Bộ và
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY
OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.
345/QD-BTC |
Hanoi,
March 16, 2020 |
APPROVING SCHEME FOR
APPLICATION OF FINANCIAL REPORTING STANDARDS IN VIETNAM
MINISTER OF FINANCE
Pursuant
to Law on Accounting dated November 20, 2015;
Pursuant
to Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 of Government on functions,
tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Finance;
At
the request of Director General of Department of Accounting and Auditing
Regulations,
HEREBY DECIDES:
Article 1. To
approve “Scheme for application for financial reporting standards in Vietnam”
attached to this Decision containing following basic contents:
1. General objectives
Develop
financial and accounting legal framework; create effective and capable
management tools for management, operation in enterprises and management,
supervision of regulatory agencies in the new phase in order to successfully
implement socio-economic development objectives.
Increase
transparency, effectiveness of financial information and accountability of
enterprises, protect business environment and legal benefits of investors and
promote integration of Vietnamese economy with regional and international
economy.
2. Specific objectives:
Specific
objectives applied to financial reporting standards in Vietnam consist of 2
contents below:
(1)
Develop measures and route, publicize and provide assistance regarding
application of international financial reporting standards (IFRS) in Vietnam
for each defined entity satisfactory to international regulations to enhance
transparency and trustworthiness of the financial statements and raise
accountability of the enterprises.
(2)
Issue anew and organize implementation of Vietnamese financial reporting
standards (VFRS) following the principles of acknowledging international
practices to the maximum satisfactory to characteristics of Vietnamese economy
and enterprise demand while ensuring feasibility during implementation.
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 9.8.2024)
QUYẾT ĐỊNH 345/QĐ-BTC: Còn hiệu lực
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
QUYẾT ĐỊNH 345/QĐ-BTC (BẢN PDF)
QUYẾT ĐỊNH 345/QĐ-BTC (BẢN WORD - TIẾNG VIỆT)
QUYẾT ĐỊNH 345/QĐ-BTC (BẢN WORD - TIẾNG ANH)
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm
2015;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26
tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tài
chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý,
giám sát kế toán, kiểm toán,
QUYẾT
ĐỊNH:
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tài chính,
kế toán; tạo dựng công cụ quản lý hiệu lực, hiệu quả cho công tác quản trị,
điều hành tại doanh nghiệp cũng như việc quản lý, giám sát của cơ quan chức năng Nhà nước trong
giai đoạn mới, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước.
Góp phần nâng cao tính minh bạch, hiệu quả
của các thông tin tài chính, nâng cao trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp,
bảo vệ môi trường kinh doanh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, góp phần
thúc đẩy hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới.
Mục tiêu cụ thể áp dụng chuẩn mực báo cáo
tài chính tại Việt Nam bao gồm 2 nội dung sau:
(1) Xây dựng phương án, lộ trình và công
bố, hỗ trợ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam cho
từng nhóm đối tượng cụ thể được xác định, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm mục
đích nâng cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, nâng cao trách
nhiệm giải trình của doanh nghiệp đối với người sử dụng báo cáo tài chính.
(2) Ban hành mới và tổ chức thực hiện hệ
thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) theo nguyên tắc tiếp thu tối
đa thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và nhu cầu
của doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện.
(1) Các doanh nghiệp bao gồm: các doanh
nghiệp có nhu cầu, đủ khả năng và nguồn lực áp dụng IFRS, được xác định theo
từng giai đoạn phù hợp với lộ trình được công bố; và các doanh nghiệp khác
thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam áp dụng VFRS.
Các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ
không có nhu cầu và điều kiện áp dụng IFRS hoặc VFRS không thuộc đối tượng áp
dụng của Đề án.
(2) Các cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp và
đơn vị cung cấp dịch vụ bao gồm: các đơn vị có các hoạt động phối hợp nghiên cứu, đào tạo, cung cấp dịch vụ và hỗ trợ
triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài
chính Việt Nam.
(3) Cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm: Bộ
Tài chính và các đơn vị liên quan trong hoạt động xây dựng phương án, lộ trình
và công bố, hỗ trợ áp dụng IFRS; nghiên cứu, xây dựng, ban hành, đào tạo và
hướng dẫn tổ chức thực hiện VFRS.
2.1. Phương án công bố, áp dụng IFRS
2.1.1. Lộ trình áp dụng
a. Giai đoạn chuẩn bị (2020-2021):
- Xây dựng và ban hành Đề án áp dụng chuẩn
mực báo cáo tài chính tại Việt Nam. Thời gian thực hiện: Đến trước tháng
3/2020.
- Thành lập Ban dịch thuật và soát xét,
hoàn thành bản dịch IFRS sang tiếng Việt. Thời gian thực hiện: Đến trước tháng
12/2020.
- Bộ Tài chính xây dựng, ban hành hoặc
trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp công bố bản
dịch IFRS sang tiếng Việt.
Thời gian thực hiện: Đến trước tháng 3/2021.
- Bộ Tài chính xây dựng, ban hành hoặc
trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cách thức áp
dụng IFRS; Bổ sung, sửa đổi và ban hành mới một số cơ chế tài chính liên quan
đến việc áp dụng IFRS. Thời gian thực hiện: Đến trước 15/11/2021.
- Đào tạo nguồn nhân lực, quy trình triển
khai cho các doanh nghiệp.
b. Giai đoạn 1, áp dụng tự nguyện (2022
đến 2025):
(1) Đối với báo cáo tài chính hợp nhất:
Các doanh nghiệp sau có nhu cầu và đủ
nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập
báo cáo tài chính hợp nhất:
- Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước
quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc
tế;
- Công ty mẹ là công ty niêm yết;
- Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty
mẹ chưa niêm yết;
- Các công ty mẹ khác.
(2) Đối với báo cáo tài chính riêng:
- Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài có nhu cầu và đủ
nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập
báo cáo tài chính riêng.
- Khi áp dụng IFRS doanh nghiệp phải đảm
bảo cung cấp đầy đủ thông tin
và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định nghĩa vụ với Ngân sách Nhà
nước.
c. Giai đoạn 2, áp dụng bắt buộc (sau năm
2025)
(1) Đối với báo cáo tài chính hợp nhất:
- Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện
áp dụng IFRS của giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng
của các doanh nghiệp và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm bắt
buộc áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho từng nhóm doanh nghiệp
thuộc các đối tượng cụ thể sau:
+ Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà
nước;
+ Công ty mẹ là công ty niêm yết;
+ Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty
mẹ chưa niêm yết;
+ Công ty mẹ quy mô lớn khác.
- Các công ty mẹ khác không thuộc đối
tượng bắt buộc áp dụng nêu trên có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho Bộ Tài chính trước khi tự
nguyện áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất.
(2) Đối với báo cáo tài chính riêng:
- Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện
áp dụng IFRS của giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng
của các doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và tình hình thực tế, quy định
phương án, thời điểm áp dụng bắt buộc hoặc áp dụng tự nguyện IFRS để lập báo
cáo tài chính riêng cho từng nhóm đối tượng, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.
- Khi áp dụng IFRS doanh nghiệp phải đảm
bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan
thuế, cơ quan quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác
định nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
2.1.2. Yêu cầu và cách thức áp dụng IFRS:
- Doanh nghiệp phải trình bày, thuyết minh
chi tiết trong báo cáo tài chính đối với các nội dung khác biệt giữa lợi nhuận
kế toán và thu nhập chịu thuế (nếu có). Doanh nghiệp thực hiện việc kê khai,
nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
- Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng
IFRS phải áp dụng tất cả các IFRS đã có hiệu lực theo quy định của Ủy ban Chuẩn
mực báo cáo tài chính quốc tế (IASB) tại cùng một thời điểm. Khi IASB có sự sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế các IFRS thì cần phải kịp thời công bố bản dịch để
thống nhất triển khai cho các đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.
- Doanh nghiệp áp dụng tự nguyện hoặc áp
dụng bắt buộc IFRS theo nguyên tắc nhất quán trong cả năm tài chính.
- Bộ Tài chính ban hành các tiêu chí,
hướng dẫn để đánh giá các thông tin tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo tính so
sánh giữa doanh nghiệp áp dụng IFRS và doanh nghiệp không áp dụng IFRS.
- Bộ Tài chính công bố danh sách doanh
nghiệp tự nguyện hoặc bắt buộc áp dụng IFRS lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc
báo cáo tài chính riêng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
2.2. Phương án xây dựng, ban hành và áp
dụng VFRS
2.2.1. Lộ trình áp dụng
a. Giai đoạn chuẩn bị (2020-2024):
- Xây dựng và ban hành Đề án áp dụng chuẩn
mực báo cáo tài chính tại Việt Nam. Thời gian thực hiện: Đến trước tháng 3/2020.
- Thành lập Ban soạn thảo, tổ biên tập
chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam. Thời gian thực hiện: Đến trước tháng
6/2020.
- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành VFRS, bao
gồm các chuẩn mực báo cáo tài chính được ban hành mới và các chuẩn mực báo cáo
tài chính thay thế cho các chuẩn mực kế toán tương ứng trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
hiện hành. Thời gian thực hiện: Đến trước 15/11/2024.
- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn
bản hướng dẫn VFRS, thay thế cho các văn bản hiện nay. Thời gian thực hiện cùng
với việc ban hành IFRS: Đến
trước 15/11/2024.
b. Giai đoạn triển khai áp dụng VFRS (từ
năm 2025):
- Tổ chức triển khai áp dụng VFRS cho tất
cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế hoạt động tại
Việt Nam, trừ các đối tượng áp dụng IFRS hoặc chế độ kế toán áp dụng cho doanh
nghiệp siêu nhỏ.
- Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ
Tài chính thường xuyên rà
soát lại VFRS, cập nhật những thay đổi của IFRS để đảm bảo VFRS phù hợp ở mức
độ cao nhất với thông lệ quốc tế.
2.2.2. Yêu cầu và cách thức áp dụng VFRS:
- VFRS được xây dựng dựa trên hệ thống
IFRS theo nguyên tắc tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của
nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi trong quá
trình thực hiện.
- Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán riêng cho
các doanh nghiệp siêu nhỏ không có nhu cầu và điều kiện áp dụng IFRS và VFRS.
3.1. Thành lập Ban biên dịch, Ban soát xét
bản dịch IFRS
Ban biên dịch, Ban soát xét bản dịch IFRS
sang tiếng Việt gồm đại diện
các đơn vị thuộc Bộ Tài
chính, các cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp và doanh nghiệp kiểm toán có chuyên
môn nghiệp vụ kế toán và trình độ tiếng Anh. Ban biên dịch và soát xét bản dịch
do Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán làm trưởng ban. Số lượng
thành viên Ban biên dịch, Ban soát xét bản dịch do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết
định.
3.2. Thành lập Ban soạn thảo và tổ biên
tập chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam
Ban soạn thảo chuẩn mực báo cáo tài chính
Việt Nam gồm đại diện các Bộ, ngành, hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh
nghiệp, công ty kiểm toán, đơn vị trong và ngoài Bộ Tài chính. Ban soạn thảo
chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng ban,
Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán làm phó trưởng ban thường
trực, số lượng thành viên Ban soạn thảo do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Tổ biên tập chuẩn mực báo cáo tài chính
Việt Nam do Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán làm Tổ trưởng;
các phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán làm Tổ phó; Thành
viên Tổ biên tập bao gồm cán bộ Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán và đại
diện các Bộ, ngành, hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, công ty kiểm
toán, đơn vị trong và ngoài Bộ Tài chính, số lượng thành viên tổ biên tập do
Trưởng ban soạn thảo quyết định.
3.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, kế toán
a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn thể thức thực hiện và công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt;
b) Nghiên cứu, ban hành hệ thống VFRS theo
hướng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam;
c) Xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên
môn, nghiệp vụ kế toán giúp cho các đối tượng có liên quan có thể tiếp cận,
nghiên cứu và triển khai thực hiện IFRS, VFRS;
d) Rà soát, ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực tài chính theo các mục tiêu cải cách, tạo sự bình đẳng
trong việc áp dụng và thực thi pháp luật giữa các thành phần kinh tế; xác định
và phân biệt rõ phạm vi áp dụng của chuẩn mực báo cáo tài chính và cơ chế tài
chính, hạn chế vướng mắc trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính và thực
hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp;
e) Ban hành các văn bản và tổ chức hoạt
động kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ pháp luật về kế toán, các chuẩn mực báo
cáo tài chính.
3.4. Hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng IFRS
a) Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính
sách, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ nguồn lực tự
nguyện áp dụng IFRS.
b) Thực hiện khảo sát nhu cầu, khả năng
sẵn sàng của doanh nghiệp để có những điều chỉnh về đối tượng, lộ trình và
phương án áp dụng IFRS phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai đoạn.
c) Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi và
tìm các biện pháp tháo gỡ các
vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng IFRS.
d) Thực hiện các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết
để giúp doanh nghiệp chuyển đổi sang áp dụng IFRS theo kế hoạch.
3.5. Đào tạo nguồn nhân lực
a) Xây dựng kế hoạch tổng thể và triển
khai đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu và lộ trình áp dụng IFRS.
b) Triển khai hoạt động đào tạo IFRS cho
thành viên Ban nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực; các doanh nghiệp, công ty kiểm
toán, các cơ sở đào tạo, các hội nghề nghiệp và các đối tượng khác có liên quan
trong quá trình áp dụng.
3.6. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước, các hội nghề nghiệp, các tổ chức khác
a) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước, các hội nghề nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế trong việc: Dịch
thuật, công bố và hỗ trợ áp dụng IFRS; soạn thảo, ban hành và hướng dẫn thực
hiện VFRS; khảo sát, đánh giá việc triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài
chính đối với từng ngành và lĩnh vực để có giải pháp hiệu quả.
b) Tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ về kỹ
thuật, kinh nghiệm của các chuyên gia trong việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc
tế, đào tạo nguồn nhân lực và các hoạt động khác có liên quan đến việc triển
khai thực hiện Đề án.
3.7. Tuyên truyền về lộ trình, phương án
áp dụng IFRS, VFRS
a) Đối thoại với các doanh nghiệp để truyền thông về lợi ích của IFRS, động viên,
khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang áp dụng IFRS.
b) Thực hiện công tác thông tin, tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lộ trình, cách thức triển
khai áp dụng VFRS và IFRS, giúp các đối tượng có liên quan chủ động trong công tác chuẩn bị áp dụng.
c) Thực hiện công tác truyền thông cho các
nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức và định chế tài chính quốc tế về nội dung của Đề
án, những mục tiêu cải cách trong quản lý tài chính hướng đến nền kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Trách nhiệm
của Bộ Tài chính
- Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo
cáo tài chính tại Việt Nam;
- Thành lập và tổ chức hoạt động của Ban
biên tập, Ban soát xét bản dịch chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế sang tiếng
Việt;
- Thành lập và tổ chức hoạt động của Ban
soạn thảo, Tổ biên tập chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam;
- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt và
hướng dẫn thể thức áp dụng IFRS; Nghiên cứu, cập nhật thường xuyên khi IFRS có
thay đổi, đảm bảo tính đồng bộ của cả hệ thống chuẩn mực so với thông lệ quốc
tế.
- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện VFRS theo hướng tiệm cận gần nhất
với IFRS và thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam, thay thế các
chuẩn mực kế toán doanh nghiệp hiện nay;
- Rà soát, ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực tài chính theo các mục tiêu cải cách, tạo sự bình đẳng
trong việc áp dụng và thực thi pháp luật giữa các thành phần kinh tế; xác định
và phân biệt rõ phạm vi áp dụng của chuẩn mực báo cáo tài chính và cơ chế tài
chính, hạn chế vướng mắc trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính và thực
hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp;
- Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để
xử lý các tình huống khác biệt giữa chuẩn mực báo cáo tài chính và cơ chế tài
chính; khác biệt giữa IFRS và VFRS;
- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên
quan đánh giá tác động và kết quả áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp;
- Công bố tài liệu hướng dẫn chuyên môn,
kỹ thuật, nghiệp vụ hỗ trợ cho việc tiếp cận, nghiên cứu, thực hiện IFRS, VFRS;
- Triển khai công tác đào tạo và phối hợp
tổ chức các hoạt động đào tạo IFRS và VFRS cho thành viên Ban nghiên cứu, soạn
thảo chuẩn mực, các doanh nghiệp, tổ chức có liên quan;
- Tuyên truyền, phổ biến về định hướng,
chủ trương cải cách thể chế quản lý tài chính của Chính phủ Việt Nam, trong đó
có việc áp dụng IFRS, VFRS cho các đơn vị, tổ chức có liên quan;
- Tham gia ý kiến với Ngân hàng Nhà nước
để xác định lộ trình, phương án áp dụng IFRS cho các ngân hàng thương mại và tổ
chức tín dụng phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn; Phối hợp tổng kết, đánh
giá kết quả áp dụng IFRS tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng;
- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương
trong việc nghiên cứu, triển khai, hướng dẫn áp dụng IFRS, VFRS, cũng như đề
xuất các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý theo lĩnh vực quản lý và tổ chức
thực hiện để đảm bảo tính khả thi các hoạt động có liên quan đến việc áp dụng
IFRS, VFRS;
- Ban hành các văn bản và tổ chức hoạt
động kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về kế toán, chuẩn mực kế toán;
- Xây dựng kế hoạch tổng thể và triển khai
hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu và lộ trình áp dụng FFRS,
VFRS; Trợ giúp hướng dẫn các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo trong quá trình áp
dụng IFRS, VFRS;
- Thực hiện tổng kết, đánh giá kết quả áp
dụng IFRS và VFRS; Quản lý, giám sát báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có
lợi ích công chúng;
- Tăng cường phối hợp với các hội nghề nghiệp, các chuyên gia, tổ
chức trong nước và quốc tế, tranh
thủ các nguồn lực hỗ trợ về kỹ thuật, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và các
công việc khác trong việc áp dụng IFRS, VFRS;
- Thực hiện đầy đủ các quy trình theo quy
định của IASB để đảm bảo hoạt động triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế; Tham gia vào quá
trình xây dựng, ban hành IFRS của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế;
- Bố trí dự toán kinh phí cho các hoạt
động nghiên cứu, triển khai thực hiện Đề án.
2. Hoạt động phối
hợp, tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị
a. Ngân hàng Nhà nước
- Đối với báo cáo tài chính hợp nhất: Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xác
định lộ trình áp dụng bắt buộc IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho từng doanh nghiệp cụ thể thuộc
nhóm các ngân hàng thương mại
và tổ chức tín dụng sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.
- Đối với báo cáo tài chính riêng: Ngân
hàng Nhà nước nghiên cứu, xác định lộ trình áp dụng bắt buộc hoặc áp dụng tự
nguyện IFRS để lập báo cáo tài chính riêng cho từng doanh nghiệp cụ thể thuộc
nhóm các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.
- Chủ động tổ chức các hoạt động triển
khai theo lĩnh vực quản lý, đề xuất hoàn thiện khung pháp lý để đảm bảo tính
khả thi và tổ chức các hoạt động có liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính.
b.
Các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Phối hợp với Bộ Tài chính trong quá
trình công bố và hướng dẫn cách thức áp dụng IFRS; nghiên cứu, ban hành và tổ
chức thực hiện VFRS.
- Chủ động tổ chức các hoạt động triển
khai theo lĩnh vực quản lý, đề xuất hoàn thiện khung pháp lý để đảm bảo tính
khả thi và tổ chức các hoạt động có liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực báo
cáo tài chính.
c. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp
dụng
- Xác định mục tiêu, nhu cầu và kế hoạch
áp dụng IFRS;
- Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết và
tổ chức thực hiện phù hợp với lộ trình áp dụng IFRS, VFRS được Bộ Tài chính
công bố.
d. Các cơ sở đào tạo
- Chủ động xây dựng chương trình đào tạo
về kế toán, căn cứ vào lộ trình, phương án áp dụng, tổ chức các hoạt động đào
tạo IFRS và VFRS;
- Tổ chức nguồn lực và xây dựng giáo
trình, phương pháp giảng dạy
phù hợp đáp ứng được nội dung đào tạo IFRS theo lộ trình đã được phê duyệt.
e. Các hội nghề nghiệp
- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc
thực hiện nghiên cứu, đào tạo, tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp và hội
viên trong quá trình áp dụng IFRS;
- Phối hợp với Bộ Tài chính công bố tài
liệu hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ giúp các đối tượng có liên quan
dễ dàng tiếp cận, nghiên cứu, thực hiện IFRS và VFRS.
f. Các đơn vị cung cấp dịch vụ
Chủ động xây dựng kế hoạch, các điều kiện
cần thiết và tổ chức nguồn lực đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ liên quan
đến việc áp dụng IFRS và VFRS của các tổ chức, doanh nghiệp được cung cấp dịch
vụ.
3.1. Nguồn chi thường xuyên thuộc NSNN:
Bộ Tài chính bố trí nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên để chi
theo chế độ Nhà nước quy định đối với các hoạt động:
- Thực hiện các nghĩa vụ với Ủy ban chuẩn
mực kế toán quốc tế (IASB), mua bản quyền áp dụng IFRS và đóng phí thường niên
cho IASB đối với các hoạt động khai thác tài liệu, dịch và sử dụng tài liệu;
- Các hoạt động của Ban biên dịch, Ban
soát xét bản dịch IFRS từ tiếng Anh sang tiếng Việt;
- Các hoạt động của của Ban soạn thảo, Tổ
biên tập VFRS;
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý liên
quan đến việc hướng dẫn thể thức
áp dụng, công bố, hỗ trợ triển khai IFRS;
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý liên
quan đến việc công bố, ban hành và tổ chức thực hiện VFRS;
- Tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo
trong nước phục vụ quá trình nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm triển khai áp
dụng IFRS;
- Đào tạo IFRS cho cán bộ của Bộ Tài chính
và các thành viên khác của Ban soạn thảo, Tổ biên tập VFRS;
- Trả thù lao tư vấn của các chuyên gia
trong quá trình triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam theo quy định.
3.2. Nguồn tài trợ
Kinh phí từ các nhà tài trợ trong nước và
quốc tế được quản lý, sử dụng theo quy định đối với các hoạt động theo thỏa
thuận với nhà tài trợ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát kế toán, kiểm
toán; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Chánh Văn phòng Bộ và
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY
OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.
345/QD-BTC |
Hanoi,
March 16, 2020 |
APPROVING SCHEME FOR
APPLICATION OF FINANCIAL REPORTING STANDARDS IN VIETNAM
MINISTER OF FINANCE
Pursuant
to Law on Accounting dated November 20, 2015;
Pursuant
to Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 of Government on functions,
tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Finance;
At
the request of Director General of Department of Accounting and Auditing
Regulations,
HEREBY DECIDES:
Article 1. To
approve “Scheme for application for financial reporting standards in Vietnam”
attached to this Decision containing following basic contents:
1. General objectives
Develop
financial and accounting legal framework; create effective and capable
management tools for management, operation in enterprises and management,
supervision of regulatory agencies in the new phase in order to successfully
implement socio-economic development objectives.
Increase
transparency, effectiveness of financial information and accountability of
enterprises, protect business environment and legal benefits of investors and
promote integration of Vietnamese economy with regional and international
economy.
2. Specific objectives:
Specific
objectives applied to financial reporting standards in Vietnam consist of 2
contents below:
(1)
Develop measures and route, publicize and provide assistance regarding
application of international financial reporting standards (IFRS) in Vietnam
for each defined entity satisfactory to international regulations to enhance
transparency and trustworthiness of the financial statements and raise
accountability of the enterprises.
(2)
Issue anew and organize implementation of Vietnamese financial reporting
standards (VFRS) following the principles of acknowledging international
practices to the maximum satisfactory to characteristics of Vietnamese economy
and enterprise demand while ensuring feasibility during implementation.
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 9.8.2024)
QUYẾT ĐỊNH 345/QĐ-BTC: Còn hiệu lực
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
QUYẾT ĐỊNH 345/QĐ-BTC (BẢN PDF)
QUYẾT ĐỊNH 345/QĐ-BTC (BẢN WORD - TIẾNG VIỆT)
QUYẾT ĐỊNH 345/QĐ-BTC (BẢN WORD - TIẾNG ANH)
Không có nhận xét nào: