Mạng di dộng và không dây - Tìm hiểu về mạng manet (Lê Trung Nghĩa)
Chương 1: Tổng quan về mạng manet
I. GIỚI THIỆU CHUNG MẠNG MANET.
1.1. Giới thiệu.
Với hàng loạt các ưu điểm của công nghệ truyền thông không dây, các mạng di động không dây đã được phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây. Mạng di động không dây có thể chia thành hai kiểu mạng: mạng hạ tầng và mạng không hạ tầng. Trong mạng hạ tầng, truyền thông giữa các phần tử mạng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của hạ tầng mạng, các thiết bị đầu cuối di động truyền thông đơn bước không dây qua các điểm truy nhập (các trạm cơ sở) để tới hạ tầng mạng cố định. Kiểu mạng không phụ thuộc hạ tầng còn được gọi chung là các mạng tùy biến di động MANET (mobile ad hoc network) là một tập hợp của những node mạng không dây, những node này có thể được thiết lập tại bất kỳ thời điểm và tại bất cứ nơi nào. Mạng MANET không dùng bất kỳ cơ sở hạ tầng nào. Nó là một hệ thống tự trị mà máy chủ di động được kết nối bằng đường vô tuyến và có thể di chuyển tự do, thường hoạt động như một router.
Mạng Adhoc di động (MANET) bao gồm các miền router kết nối lỏng với nhau. Một mạng MANET được đặc trưng bởi một hoặc nhiều giao diện mạng MANET, các giao diện được phân biệt bởi “khả năng tiếp cận không đối xứng” thay đổi theo thời gian của nó đối với các router lân cận. Các router này nhận dạng và duy trì một cấu trúc định tuyến giữa chúng. Các router có thể giao tiếp thông qua các kênh vô tuyến động với khả năng tiếp cận không đối xứng, có thể di động và có thể tham gia hoặc rời khỏi mạng bất kì thời điểm nào. Để giao tiếp với nhau, các nốt mạng adhoc cần cấu hình giao diện mạng của nó với địa chỉ địa phương có giá trị trong khu vực của mạng adhoc đó. Các nốt mạng adhoc có thể phải cấu hình các địa chỉ toàn cầu có thể được định tuyến, để giao tiếp với các thiết bị khác trên mạng Internet. Nhìn từ góc độ lớp IP, mạng MANET có vai trò như một mạng multi-hop lớp 3 được tạo thành bởi các liên kết. Do vậy mỗi nốt mạng adhoc trong mạng MANET sẽ hoạt động như một router lớp 3 để cung cấp kết nối với các nốt khác trong mạng. Mỗi nốt adhoc duy trì các tuyến tới các nốt khác trong mạng MANET và các tuyến mạng tới các nốt đích ở ngoài mạng MANET đó. Nếu đã được kết nối với mạng Internet, các mạng MANET sẽ trở thành mạng rìa (edge network), nghĩa là biên giới của chúng được xác định bởi các router rìa (edge-router). Do bản chất của các liên kết tạo nên mạng MANET, các nốt adhoc trong mạng không chia sẻ truy nhập cho liên kết đơn báo hiệu đa điểm (multicast). Như vậy, trong mạng MANET không dự trữ hay dành riêng liên kết đa điểm multicast và liên kết quảng bá broadcast.
Chương 1: Tổng quan về mạng manet
I. GIỚI THIỆU CHUNG MẠNG MANET.
1.1. Giới thiệu.
Với hàng loạt các ưu điểm của công nghệ truyền thông không dây, các mạng di động không dây đã được phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây. Mạng di động không dây có thể chia thành hai kiểu mạng: mạng hạ tầng và mạng không hạ tầng. Trong mạng hạ tầng, truyền thông giữa các phần tử mạng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của hạ tầng mạng, các thiết bị đầu cuối di động truyền thông đơn bước không dây qua các điểm truy nhập (các trạm cơ sở) để tới hạ tầng mạng cố định. Kiểu mạng không phụ thuộc hạ tầng còn được gọi chung là các mạng tùy biến di động MANET (mobile ad hoc network) là một tập hợp của những node mạng không dây, những node này có thể được thiết lập tại bất kỳ thời điểm và tại bất cứ nơi nào. Mạng MANET không dùng bất kỳ cơ sở hạ tầng nào. Nó là một hệ thống tự trị mà máy chủ di động được kết nối bằng đường vô tuyến và có thể di chuyển tự do, thường hoạt động như một router.
Mạng Adhoc di động (MANET) bao gồm các miền router kết nối lỏng với nhau. Một mạng MANET được đặc trưng bởi một hoặc nhiều giao diện mạng MANET, các giao diện được phân biệt bởi “khả năng tiếp cận không đối xứng” thay đổi theo thời gian của nó đối với các router lân cận. Các router này nhận dạng và duy trì một cấu trúc định tuyến giữa chúng. Các router có thể giao tiếp thông qua các kênh vô tuyến động với khả năng tiếp cận không đối xứng, có thể di động và có thể tham gia hoặc rời khỏi mạng bất kì thời điểm nào. Để giao tiếp với nhau, các nốt mạng adhoc cần cấu hình giao diện mạng của nó với địa chỉ địa phương có giá trị trong khu vực của mạng adhoc đó. Các nốt mạng adhoc có thể phải cấu hình các địa chỉ toàn cầu có thể được định tuyến, để giao tiếp với các thiết bị khác trên mạng Internet. Nhìn từ góc độ lớp IP, mạng MANET có vai trò như một mạng multi-hop lớp 3 được tạo thành bởi các liên kết. Do vậy mỗi nốt mạng adhoc trong mạng MANET sẽ hoạt động như một router lớp 3 để cung cấp kết nối với các nốt khác trong mạng. Mỗi nốt adhoc duy trì các tuyến tới các nốt khác trong mạng MANET và các tuyến mạng tới các nốt đích ở ngoài mạng MANET đó. Nếu đã được kết nối với mạng Internet, các mạng MANET sẽ trở thành mạng rìa (edge network), nghĩa là biên giới của chúng được xác định bởi các router rìa (edge-router). Do bản chất của các liên kết tạo nên mạng MANET, các nốt adhoc trong mạng không chia sẻ truy nhập cho liên kết đơn báo hiệu đa điểm (multicast). Như vậy, trong mạng MANET không dự trữ hay dành riêng liên kết đa điểm multicast và liên kết quảng bá broadcast.
Không có nhận xét nào: