Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn trên một số loài vi khuẩn phân lập được từ tôm sú giống (Penaeus monodon) nuôi ở Phú Hải - Phú Vang - Thừa Thiên Huế



Ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, hàng năm đóng góp một phần rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo số liệu đã công bố của Cục Thống kê, GDP của ngành Thủy sản giai đoạn 1995-2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Đến năm 2003, đã đưa vào sử dụng 612.778 ha diện tích nước lợ, mặn và 254.835 ha nước ngọt để nuôi trồng thủy sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Nuôi trồng thủy sản đang góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giúp cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo... đồng thời cũng đã giải quyết việc làm cho không ít người lao động.[6], [26]

Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền Trung có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển từ rất lâu đời. Trong đó, Phú Vang là huyện có nhiều lợi thế về nuôi trồng thủy sản, huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 13 xã, 1 thị trấn ven biển, đầm phá với diện tích 20.635 ha, chiếm 73,6% diện tích đất tự nhiên. Huyện có trên 35 km chiều dài bờ biển, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như Đầm Sam, Đầm Chuồn, Đầm Thanh Lam, Đầm Hà Trung, Đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước. Đây là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng, là lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Tổng diện tích nuôi trồng năm 2009 của huyện là 2.125,7 ha; tổng sản lượng 2.843,4 tấn; tổng giá trị đạt hơn 155 tỷ đồng.(IMOLA, 2006)

Chính sự phát triển mạnh mẽ này đã cho ra đời hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh, thâm canh... và sự chuyển đổi phương thức nuôi từ quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh, thâm canh làm cho nhu cầu về tôm giống rất cao và cấp thiết, đặc biệt là tôm sú giống.  

Mặc dù đã sinh sản nhân tạo thành công loài này từ lâu với số lượng hàng năm rất lớn.[10], [11], [12] Song tôm sú giống thường bị rất nhiều bệnh do vi khuẩn, nấm hay kí sinh trùng gây nên.[7], [14] Để phòng và trị bệnh cho tôm giống người ta sử dụng kháng sinh hay hóa chất. Tuy nhiên do việc sử dụng không đúng cách và quá liều các loại thuốc kháng sinh đã gây nên hiện tượng kháng thuốc làm cho việc chữa trị không có hiệu quả hoặc rất thấp. Vì vậy xu hướng mới hiện nay của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là sử dụng những chế phẩm sinh học, thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên có tác dụng trị được bệnh cho vật nuôi đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm lẫn môi trường.[18], [19], [25], [29], [33]

Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Khoa Thủy sản, Bộ Môn Ngư Y cùng Giáo viên hướng dẫn, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn trên một số loài vi khuẩn phân lập được từ  tôm sú giống (Penaeus monodon) nuôi ở Phú Hải - Phú Vang - Thừa Thiên Huế” 

Đề  tài  thực hiện nhằm mục tiêu:

        - Phân lập, định danh một số chủng vi khuẩn gây bệnh trên tôm sú giống (Penaeus monodon).

        - Thử nghiệm một số thảo dược có khả năng phòng trị bệnh vi khuẩn trên tôm sú giống (Penaeus monodon).

        - Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.






Ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, hàng năm đóng góp một phần rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo số liệu đã công bố của Cục Thống kê, GDP của ngành Thủy sản giai đoạn 1995-2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Đến năm 2003, đã đưa vào sử dụng 612.778 ha diện tích nước lợ, mặn và 254.835 ha nước ngọt để nuôi trồng thủy sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Nuôi trồng thủy sản đang góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giúp cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo... đồng thời cũng đã giải quyết việc làm cho không ít người lao động.[6], [26]

Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền Trung có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển từ rất lâu đời. Trong đó, Phú Vang là huyện có nhiều lợi thế về nuôi trồng thủy sản, huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 13 xã, 1 thị trấn ven biển, đầm phá với diện tích 20.635 ha, chiếm 73,6% diện tích đất tự nhiên. Huyện có trên 35 km chiều dài bờ biển, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như Đầm Sam, Đầm Chuồn, Đầm Thanh Lam, Đầm Hà Trung, Đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước. Đây là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng, là lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Tổng diện tích nuôi trồng năm 2009 của huyện là 2.125,7 ha; tổng sản lượng 2.843,4 tấn; tổng giá trị đạt hơn 155 tỷ đồng.(IMOLA, 2006)

Chính sự phát triển mạnh mẽ này đã cho ra đời hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh, thâm canh... và sự chuyển đổi phương thức nuôi từ quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh, thâm canh làm cho nhu cầu về tôm giống rất cao và cấp thiết, đặc biệt là tôm sú giống.  

Mặc dù đã sinh sản nhân tạo thành công loài này từ lâu với số lượng hàng năm rất lớn.[10], [11], [12] Song tôm sú giống thường bị rất nhiều bệnh do vi khuẩn, nấm hay kí sinh trùng gây nên.[7], [14] Để phòng và trị bệnh cho tôm giống người ta sử dụng kháng sinh hay hóa chất. Tuy nhiên do việc sử dụng không đúng cách và quá liều các loại thuốc kháng sinh đã gây nên hiện tượng kháng thuốc làm cho việc chữa trị không có hiệu quả hoặc rất thấp. Vì vậy xu hướng mới hiện nay của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là sử dụng những chế phẩm sinh học, thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên có tác dụng trị được bệnh cho vật nuôi đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm lẫn môi trường.[18], [19], [25], [29], [33]

Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Khoa Thủy sản, Bộ Môn Ngư Y cùng Giáo viên hướng dẫn, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn trên một số loài vi khuẩn phân lập được từ  tôm sú giống (Penaeus monodon) nuôi ở Phú Hải - Phú Vang - Thừa Thiên Huế” 

Đề  tài  thực hiện nhằm mục tiêu:

        - Phân lập, định danh một số chủng vi khuẩn gây bệnh trên tôm sú giống (Penaeus monodon).

        - Thử nghiệm một số thảo dược có khả năng phòng trị bệnh vi khuẩn trên tôm sú giống (Penaeus monodon).

        - Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.




M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: