ĐỀ TÀI NCKH - NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VĂN HOÁ ĐÔNG NAM Á (Phạm Đức Dương & Nguyễn Thị Hương)



1. Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình toàn cầu hoá đã và đang đem đến những thời cơ, thách thức cho mỗi quốc gia, dân tộc. Về mặt tích cực, nó mở rộng nâng tầm các dân tộc, nhất là ở những nước chưa phát triển và đang phát triển, góp phần khai thác được thế mạnh của mỗi nước. Nhưng toàn cầu hoá cũng đem đến những nguy cơ cho sự tồn vong của các nền văn hoá. Khi sự bành trướng của các ngành công nghiệp văn hoá ở những nước phát triển ngày càng đe doạ đến an ninh văn hoá, kinh tế và chính trị của những nước khác, thì vấn đề hiện đại và bản sắc, làm thế nào để văn hoá là động lực của sự phát triển bền vững…càng trở thành  mối quan tâm chung. 

Điều đáng lưu ý là trong bối cảnh đó, sự liên kết, hội nhập giữa các khu vực trên thế

giới ngày càng diễn ra một cách sôi động trên tất cả các phương diệnkinh tế, chính trị và văn

hoá xã hội, thì trong các nấc thang liên kết, sự liên kết cộng đồng khu vực (RC) đang là một

hình thức cao hơn so với các hình thức khác. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia, trong tiến

trình đổi mới, hội nhập và phát triển của mình, không thể không quan tâm đến phát triển văn

hoá trong mối quan hệ với các nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á (ĐNA). Bởi

trong rất nhiều yếu tố tác động sâu sắc đến sự liên kết cộng đồng khu vực, như trình độ phát

triển kinh tế-xã hội của quốc gia thành viên, xu hướng tự do thương mại,xu hướng tự do hoá

tài chính- tiền tệ…, thì có yếu tố văn hoá. Có thể thấy rằng, chính ý chí chính trị và sự thống

nhất trong đa dạng văn hoáđang là điều kiện rất quan trọng, để một nhóm nước có thể cùng

nhau xây dựng một cộng đồng ổn định, hoà hợp, trong quá trình hội nhập phát triển hiện nay. 

Trên thực tế, so với khu vực Châu Âu, thì khu vực Châu Á, trong đó có ĐNA, tính đa

dạng vẫn vượt trội so với tính thống nhất. Điều này đang là một trở ngại lớn cho sự phát triển

chung. 

Nhiều vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia ĐNA hiện tại, đó là: Thứ nhất, phải nâng cao

đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người, vừa giữ gìn, phát huy được những giá trị nhân

bản để không bị xói mòn trước cơn lốc của sự phát triển.  Thứ hai, tiếp nhận được những tinh

hoa của các nền văn hoá khác trong giao lưu quốc tế, nhưng vẫn giữ được bản sắc.  Thứ ba,

phải đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp theo hướng hiện đại để thích

nghi được với thời cuộc, nếu không muốn “bị tụt hậu”, bị “đẩy ra ngoài lề” của sự phát triển.

Trong xu thế của toàn cầu hoá hiện nay, không một quốc gia nào dù lớn hay  nhỏ, dù phát

triển hay đang phát triển, lại có thể sống tách biệt với thế giới.Ngược lại, mỗi quốc gia phải

là một thành viên không thể tách rời cùng sống trong một ngôi nhà chung (trái đất) với những

mối quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau. 

Việt Nam không nằm ngoài những thời cơ và thách thức trên.

Sự hình thành dân tộc Việt Nam và văn hoá Việt Nam gắn liền và  có quan hệ cội

nguồn trong khu vực Đông Á và ĐNA. Nhưng hiện tại, chúng ta đang sống trong một nghịch

lí: tuy có chung một thân phận về lịch sử và những cuộc đấu tranh lâu dài vì nền độc lập và tự

do cho dân tộc, mà số phận đó ngày nay lại càng có sự gắn kết sâu sắc hơn, khi cùng có

chung một nguyện vọng và trách nhiệm xây dựng, phát triển một ASEAN hoà bình, hữu nghị,

hợp tác cùng phát triển…Việt Nam được coi là nhân tố tích cực trong một cộng đồng ASEAN

1

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC (nguyenphihung1009@gmail.com)

lOMoARcPSD|2935381

năng động của trái tim Châu Á - nhưng trên thực tế, chúng ta lại hiểu biết rất ít về khu vực và

các nước xung quanh.

Điều đó sẽ dẫn đến hai hệ quả tiêu cực: một là, vì không hiểu sâu về ĐNA, nên chúng

ta cũng không hiểu sâu về mình; hai là, vì không hiểu về các nước trong khu vực nên khó xây

dựng lòng tin để cùng nhau hợp tác lâu dài. Hơn nữa, ngay cả các nước đang phát triển của

khu vực ĐNA, thì cũng không thể chỉ dựa vào những chiến lược đã từng thành công trong

quá khứ, mà bản thân của mỗi quốc gia đều phải liên tục đánh giá lại vịthế của mình để có

thể tính đến những xu thế thay đổi rất nhanh về đầu tư nước ngoài, về thị  trường tài chính,

công nghệ, và dân số. Điều mà trong thực tế đã làm cho các nước Đông Á thành công hơn rất

nhiều so với các nước ĐNA. Trong khi đó, cho đến nay, nền kinh tế củaĐNA (trong đó có

Việt Nam), chủ yếu vẫn dựa vào việc khai thác lao động giá rẻ và tài nguyên tự nhiên.

Chính vì những lý do trên mà việc tiếp tục nghiên cứuLịch sử văn hoá Đông Nam Á

là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong sự hợp tác mới,

càng phải hiểu bạn để hiểu mình, để xây dựng niềm tin và động lực mới. Xây dựng nền văn

hoá thống nhất, đa dạng trong mỗi dân tộc chính là góp phần khẳng định tính chỉnh thể của

một ĐNA thống nhất và đa dạng về văn hóa, vai trò của văn hóa vì một sự phát triển chung

của khu vực. Hy vọng những kết quả của đề tài sẽ góp một cách nhìn khái quát phục vụ cho

mục đích, ý nghĩa tốt đẹp đó.

2. Tình hình nghiên cứu

Cùng sinh ra trên một khu vực địa lý, các cư dân của ĐNA đã sáng tạo nên một chỉnh

thể văn hoá bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hoá

Trung Hoa và văn hoá Ấn Độ. Trong tính thống nhất của khu vực, có sự đa dạng,do mỗi nền

văn hoá có nguồn gốc và bản sắc riêng, biến đổi trong suốt chiều dài lịch sử. Ngày nay, với vị

thế mới, Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) ngày càng có vai trò  to lớn đối với sự phát

triển của các thành viên và các nước khác trên thế giới. Nghiên  cứu Đông Nam Á cả trong

lịch sử và hiện tại, cũng như trong tương lai, là vấn đề thu hút nhiều nhà khoa học, các cơ

quan chuyên môn trong và ngoài nước.

Ở Việt Nam, từ khi Ban Đông Nam Á(1973) rồi Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

(1983), Bộ môn Đông Nam Á học Việt Namra đời cho đến nay đã 35 năm, những kết quả

nghiên cứu về ĐNA xuất hiện ngày càng đi chiều sâu. Viện đã hoàn thành nhiều đề tài cấp

Nhà nước, cấp Bộ và các công trình hợp tác với nước ngoài, tổ chức hơn 10 Hội thảo bàn về

văn hoá, liên quan đến vai trò văn hoá trong quá trình phát triển của Việt Nam và các nước

trong khu vực. Khái quát lại, có thể thấy các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước:

Tác giả Phạm Đức Dương

(1)

- Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á(1983) (viết chung)

- 25 năm tiếp cận Đông Nam Á học(1998)

- Ngôn ngữ và văn hoá Lào trong bối cảnh Đông Nam Á (1998)

- Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á(2000)

- Văn hoá Đông Nam Á (2001) (viết chung), Nxb Giáo dục

- Từ văn hoá đến văn hoá học, Nxb VHTT, (2002)

- Bức tranh ngôn ngữ - văn hoá tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á(2007)

- Việt Nam-Đông Nam Á- Ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Giáo dục (2007)

Các tác giả khác:

- Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh Văn hoá Đông Nam Á, Đinh Gia Khánh,

Nxb KHXH, 1993.

- Văn hoá Đông Nam Á, Nguyễn Tấn Đắc, Nxb KHXH, 2003

- Từ điển Văn hoá Đông Nam Á, Ngô Văn Doanh, Nxb VH-TT, 1999

- Mối quan hệ địa-văn hoá giữa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á thời cổ đại (sách:

Những vấn đề văn hoá trong lịch sử xã hội truyền thống Việt Nam, Hoàng Vinh), Nxb VHTT,

2002.

- Văn minh khu vực Đông Nam Á(Sách: Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh

chủ biên), Nxb Giáo dục, 1999.

- Giao lưu văn hoá xây dựng tương lai khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (sách: Văn

hoá vì phát triển, Phạm Xuân Nam), Nxb CTQG, 1998.

- Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2001

Ngoài ra, phải kể đến những kết quả nghiên cứu về ĐNA được tập hợp thànhmột số

giáo trình, được đưa vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo cử nhân và sau đại học,

tuỳ theo góc độ tiếp cận và mục đích cụ thể. Có hàng trăm bài viết được đăng trên các báo,

tạp chí, mạng Internet, phản ánh nhiều phương diện khác nhau về ĐNA quá khứ, hiện tại và

tương lai phát triển. 

Các kết quả nghiên cứu đã dựng lên được bức tranh về ĐNA nói chung và văn hoá

ĐNA nói riêng, khá hoàn chỉnh. Tuy vậy, việc tiếp cận để nghiên cứu văn hoá ĐNA về

phương diện lịch sử- tức là nghiên cứu  diện mạo, tính chất, đặc trưng và những giá trị của

văn hoá ĐNA trong quá trình tiếp xúc, vận động, phát triển   từ một ĐNA tiền sử với nền

văn minh lúa nước đến một ĐNA hiện đại, thì mỗi công trình do cách tiếp cận khác nhau,

nên các kết quả đạt được vì thế cũng chưa đi đến một sự khái quát để làm nổi bật góc độ lịch

sử văn hóa ĐNA như chúng ta mong muốn. 

GS,TS. Phạm Đức Dương- tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá ĐNA

từ phương diện ngôn ngữ và văn hoá, khu vực học, đất nước học và địa văn hoá (nhưđã giới

thiệu ở trên)- là người cùng chúng tôi thực hiện đề tài “Lịch sử văn hoá Đông Nam Á”.

Chúng tôi đã kế thừa, có chọn lọc những thành quả đạt được trong các công trình trên của

chính tác giả từ 1983 đến nay

 (1)

, cùng với các kết quả của những nhà nghiên cứu khác, có

chọn lọc, bổ sung thêm- để trình bày một cách nhìn khái quát hơn về bức tranh lịch sử văn

hoá ĐNA từ văn hóa của một ĐNA tiền sử với nền văn minh lúa nướcđến văn hóa của một

ĐNA hiện đại, làm rõ hơn vị thế vai trò của văn hoá Việt Nam trongmối quan hệ với một

ASEAN năng động, phát triển trong thế kỷ XXI.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu: Làm rõ quá trình vận động, biến đổi và phát triển của văn hoá ĐNA trong

lịch sử và hiện tại, vai trò của văn hóa đối với phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, văn hoá

Việt Nam trong bối cảnh văn hoá ĐNA hiện nay.

Nhiệm vụ: thứ nhất, làm rõ văn hóa của ĐNA tiền sử với cơ tầng là nền văn minh lúa

nước truyền thống; thứ hai, tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa và văn hoá Ấn Độ để hình thành

nền văn hóa của các quốc gia cổ đại ĐNA; thứ ba, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân vàquá

trình tiếp xúc để hiện đại nền văn hoá của các nước Đông Nam Á; thứ tư, con đường phát

triển văn hoá của các quốc gia ĐNA trong bối cảnh toàn cầu hoá.

4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

1

Chủyếu là trong tổng tập: Việt Nam- Đông Nam Á- ngôn ngữvà văn hóa, nxb GD, 

2007 

3

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC (nguyenphihung1009@gmail.com)

lOMoARcPSD|2935381

Đề tài sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịchsử và

phương pháp logic-lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp-đặc biệt là phương

pháp liên ngành- xuyên ngành- để nghiên cứu lịch sử văn hóa ĐNA như một chỉnh thể, tìm ra

đặc trưng của nó trong quá trình tiếp xúc. Trong phạm vi của một đề tài cơsở, chúng tôi cố

gắng làm rõ những nét khái quát nhất về lịch sử vận động phát triển văn hoáĐNA trên các

phương diện chủ yếu, từ ĐNA tiền sử với nền văn minh lúa nước đếnvăn hóa của ĐNA hiện

đại trong bối cảnh toàn cầu hoá, mà không đi sâu nghiên cứu từng nền vănhoá của các quốc

gia ĐNA trong truyền thống hay hiện tại.

5. Đóng góp mới về khoa học

- Tổng hợp được kết quả nghiên cứu về ĐNA, nghiên cứu bổ sung, làm rõ  hơn văn

hóa ĐNA từ góc độ lịch sử.

- Có thể sử dụng những kết quả của đề tài làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên

cứu, học tập. Dựa trên tài liệu này, có thể biên soạn thành giáo trình Bộ môn  Lịch sử văn hoá

Việt Nam và văn hóa thế giớicủa Viện Văn hoá và phát triển.

6. Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Đông Nam Á tiền sử với nền văn minh lúa nước 

Chương 2: Tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, văn hoá Ấn Độ: sự hình thành văn hoá

của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á 

Chương 3: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân và quá trình tiếp xúc để hiện đại hóa

nền văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á

Chương 4: Con đường phát triển văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á trong bối

cảnh toàn cầu hoá








LINK DOWNLOAD



1. Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình toàn cầu hoá đã và đang đem đến những thời cơ, thách thức cho mỗi quốc gia, dân tộc. Về mặt tích cực, nó mở rộng nâng tầm các dân tộc, nhất là ở những nước chưa phát triển và đang phát triển, góp phần khai thác được thế mạnh của mỗi nước. Nhưng toàn cầu hoá cũng đem đến những nguy cơ cho sự tồn vong của các nền văn hoá. Khi sự bành trướng của các ngành công nghiệp văn hoá ở những nước phát triển ngày càng đe doạ đến an ninh văn hoá, kinh tế và chính trị của những nước khác, thì vấn đề hiện đại và bản sắc, làm thế nào để văn hoá là động lực của sự phát triển bền vững…càng trở thành  mối quan tâm chung. 

Điều đáng lưu ý là trong bối cảnh đó, sự liên kết, hội nhập giữa các khu vực trên thế

giới ngày càng diễn ra một cách sôi động trên tất cả các phương diệnkinh tế, chính trị và văn

hoá xã hội, thì trong các nấc thang liên kết, sự liên kết cộng đồng khu vực (RC) đang là một

hình thức cao hơn so với các hình thức khác. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia, trong tiến

trình đổi mới, hội nhập và phát triển của mình, không thể không quan tâm đến phát triển văn

hoá trong mối quan hệ với các nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á (ĐNA). Bởi

trong rất nhiều yếu tố tác động sâu sắc đến sự liên kết cộng đồng khu vực, như trình độ phát

triển kinh tế-xã hội của quốc gia thành viên, xu hướng tự do thương mại,xu hướng tự do hoá

tài chính- tiền tệ…, thì có yếu tố văn hoá. Có thể thấy rằng, chính ý chí chính trị và sự thống

nhất trong đa dạng văn hoáđang là điều kiện rất quan trọng, để một nhóm nước có thể cùng

nhau xây dựng một cộng đồng ổn định, hoà hợp, trong quá trình hội nhập phát triển hiện nay. 

Trên thực tế, so với khu vực Châu Âu, thì khu vực Châu Á, trong đó có ĐNA, tính đa

dạng vẫn vượt trội so với tính thống nhất. Điều này đang là một trở ngại lớn cho sự phát triển

chung. 

Nhiều vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia ĐNA hiện tại, đó là: Thứ nhất, phải nâng cao

đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người, vừa giữ gìn, phát huy được những giá trị nhân

bản để không bị xói mòn trước cơn lốc của sự phát triển.  Thứ hai, tiếp nhận được những tinh

hoa của các nền văn hoá khác trong giao lưu quốc tế, nhưng vẫn giữ được bản sắc.  Thứ ba,

phải đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp theo hướng hiện đại để thích

nghi được với thời cuộc, nếu không muốn “bị tụt hậu”, bị “đẩy ra ngoài lề” của sự phát triển.

Trong xu thế của toàn cầu hoá hiện nay, không một quốc gia nào dù lớn hay  nhỏ, dù phát

triển hay đang phát triển, lại có thể sống tách biệt với thế giới.Ngược lại, mỗi quốc gia phải

là một thành viên không thể tách rời cùng sống trong một ngôi nhà chung (trái đất) với những

mối quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau. 

Việt Nam không nằm ngoài những thời cơ và thách thức trên.

Sự hình thành dân tộc Việt Nam và văn hoá Việt Nam gắn liền và  có quan hệ cội

nguồn trong khu vực Đông Á và ĐNA. Nhưng hiện tại, chúng ta đang sống trong một nghịch

lí: tuy có chung một thân phận về lịch sử và những cuộc đấu tranh lâu dài vì nền độc lập và tự

do cho dân tộc, mà số phận đó ngày nay lại càng có sự gắn kết sâu sắc hơn, khi cùng có

chung một nguyện vọng và trách nhiệm xây dựng, phát triển một ASEAN hoà bình, hữu nghị,

hợp tác cùng phát triển…Việt Nam được coi là nhân tố tích cực trong một cộng đồng ASEAN

1

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC (nguyenphihung1009@gmail.com)

lOMoARcPSD|2935381

năng động của trái tim Châu Á - nhưng trên thực tế, chúng ta lại hiểu biết rất ít về khu vực và

các nước xung quanh.

Điều đó sẽ dẫn đến hai hệ quả tiêu cực: một là, vì không hiểu sâu về ĐNA, nên chúng

ta cũng không hiểu sâu về mình; hai là, vì không hiểu về các nước trong khu vực nên khó xây

dựng lòng tin để cùng nhau hợp tác lâu dài. Hơn nữa, ngay cả các nước đang phát triển của

khu vực ĐNA, thì cũng không thể chỉ dựa vào những chiến lược đã từng thành công trong

quá khứ, mà bản thân của mỗi quốc gia đều phải liên tục đánh giá lại vịthế của mình để có

thể tính đến những xu thế thay đổi rất nhanh về đầu tư nước ngoài, về thị  trường tài chính,

công nghệ, và dân số. Điều mà trong thực tế đã làm cho các nước Đông Á thành công hơn rất

nhiều so với các nước ĐNA. Trong khi đó, cho đến nay, nền kinh tế củaĐNA (trong đó có

Việt Nam), chủ yếu vẫn dựa vào việc khai thác lao động giá rẻ và tài nguyên tự nhiên.

Chính vì những lý do trên mà việc tiếp tục nghiên cứuLịch sử văn hoá Đông Nam Á

là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong sự hợp tác mới,

càng phải hiểu bạn để hiểu mình, để xây dựng niềm tin và động lực mới. Xây dựng nền văn

hoá thống nhất, đa dạng trong mỗi dân tộc chính là góp phần khẳng định tính chỉnh thể của

một ĐNA thống nhất và đa dạng về văn hóa, vai trò của văn hóa vì một sự phát triển chung

của khu vực. Hy vọng những kết quả của đề tài sẽ góp một cách nhìn khái quát phục vụ cho

mục đích, ý nghĩa tốt đẹp đó.

2. Tình hình nghiên cứu

Cùng sinh ra trên một khu vực địa lý, các cư dân của ĐNA đã sáng tạo nên một chỉnh

thể văn hoá bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hoá

Trung Hoa và văn hoá Ấn Độ. Trong tính thống nhất của khu vực, có sự đa dạng,do mỗi nền

văn hoá có nguồn gốc và bản sắc riêng, biến đổi trong suốt chiều dài lịch sử. Ngày nay, với vị

thế mới, Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) ngày càng có vai trò  to lớn đối với sự phát

triển của các thành viên và các nước khác trên thế giới. Nghiên  cứu Đông Nam Á cả trong

lịch sử và hiện tại, cũng như trong tương lai, là vấn đề thu hút nhiều nhà khoa học, các cơ

quan chuyên môn trong và ngoài nước.

Ở Việt Nam, từ khi Ban Đông Nam Á(1973) rồi Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

(1983), Bộ môn Đông Nam Á học Việt Namra đời cho đến nay đã 35 năm, những kết quả

nghiên cứu về ĐNA xuất hiện ngày càng đi chiều sâu. Viện đã hoàn thành nhiều đề tài cấp

Nhà nước, cấp Bộ và các công trình hợp tác với nước ngoài, tổ chức hơn 10 Hội thảo bàn về

văn hoá, liên quan đến vai trò văn hoá trong quá trình phát triển của Việt Nam và các nước

trong khu vực. Khái quát lại, có thể thấy các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước:

Tác giả Phạm Đức Dương

(1)

- Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á(1983) (viết chung)

- 25 năm tiếp cận Đông Nam Á học(1998)

- Ngôn ngữ và văn hoá Lào trong bối cảnh Đông Nam Á (1998)

- Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á(2000)

- Văn hoá Đông Nam Á (2001) (viết chung), Nxb Giáo dục

- Từ văn hoá đến văn hoá học, Nxb VHTT, (2002)

- Bức tranh ngôn ngữ - văn hoá tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á(2007)

- Việt Nam-Đông Nam Á- Ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Giáo dục (2007)

Các tác giả khác:

- Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh Văn hoá Đông Nam Á, Đinh Gia Khánh,

Nxb KHXH, 1993.

- Văn hoá Đông Nam Á, Nguyễn Tấn Đắc, Nxb KHXH, 2003

- Từ điển Văn hoá Đông Nam Á, Ngô Văn Doanh, Nxb VH-TT, 1999

- Mối quan hệ địa-văn hoá giữa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á thời cổ đại (sách:

Những vấn đề văn hoá trong lịch sử xã hội truyền thống Việt Nam, Hoàng Vinh), Nxb VHTT,

2002.

- Văn minh khu vực Đông Nam Á(Sách: Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh

chủ biên), Nxb Giáo dục, 1999.

- Giao lưu văn hoá xây dựng tương lai khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (sách: Văn

hoá vì phát triển, Phạm Xuân Nam), Nxb CTQG, 1998.

- Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2001

Ngoài ra, phải kể đến những kết quả nghiên cứu về ĐNA được tập hợp thànhmột số

giáo trình, được đưa vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo cử nhân và sau đại học,

tuỳ theo góc độ tiếp cận và mục đích cụ thể. Có hàng trăm bài viết được đăng trên các báo,

tạp chí, mạng Internet, phản ánh nhiều phương diện khác nhau về ĐNA quá khứ, hiện tại và

tương lai phát triển. 

Các kết quả nghiên cứu đã dựng lên được bức tranh về ĐNA nói chung và văn hoá

ĐNA nói riêng, khá hoàn chỉnh. Tuy vậy, việc tiếp cận để nghiên cứu văn hoá ĐNA về

phương diện lịch sử- tức là nghiên cứu  diện mạo, tính chất, đặc trưng và những giá trị của

văn hoá ĐNA trong quá trình tiếp xúc, vận động, phát triển   từ một ĐNA tiền sử với nền

văn minh lúa nước đến một ĐNA hiện đại, thì mỗi công trình do cách tiếp cận khác nhau,

nên các kết quả đạt được vì thế cũng chưa đi đến một sự khái quát để làm nổi bật góc độ lịch

sử văn hóa ĐNA như chúng ta mong muốn. 

GS,TS. Phạm Đức Dương- tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá ĐNA

từ phương diện ngôn ngữ và văn hoá, khu vực học, đất nước học và địa văn hoá (nhưđã giới

thiệu ở trên)- là người cùng chúng tôi thực hiện đề tài “Lịch sử văn hoá Đông Nam Á”.

Chúng tôi đã kế thừa, có chọn lọc những thành quả đạt được trong các công trình trên của

chính tác giả từ 1983 đến nay

 (1)

, cùng với các kết quả của những nhà nghiên cứu khác, có

chọn lọc, bổ sung thêm- để trình bày một cách nhìn khái quát hơn về bức tranh lịch sử văn

hoá ĐNA từ văn hóa của một ĐNA tiền sử với nền văn minh lúa nướcđến văn hóa của một

ĐNA hiện đại, làm rõ hơn vị thế vai trò của văn hoá Việt Nam trongmối quan hệ với một

ASEAN năng động, phát triển trong thế kỷ XXI.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu: Làm rõ quá trình vận động, biến đổi và phát triển của văn hoá ĐNA trong

lịch sử và hiện tại, vai trò của văn hóa đối với phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, văn hoá

Việt Nam trong bối cảnh văn hoá ĐNA hiện nay.

Nhiệm vụ: thứ nhất, làm rõ văn hóa của ĐNA tiền sử với cơ tầng là nền văn minh lúa

nước truyền thống; thứ hai, tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa và văn hoá Ấn Độ để hình thành

nền văn hóa của các quốc gia cổ đại ĐNA; thứ ba, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân vàquá

trình tiếp xúc để hiện đại nền văn hoá của các nước Đông Nam Á; thứ tư, con đường phát

triển văn hoá của các quốc gia ĐNA trong bối cảnh toàn cầu hoá.

4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

1

Chủyếu là trong tổng tập: Việt Nam- Đông Nam Á- ngôn ngữvà văn hóa, nxb GD, 

2007 

3

Downloaded by EBOOKBKMT VMTC (nguyenphihung1009@gmail.com)

lOMoARcPSD|2935381

Đề tài sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịchsử và

phương pháp logic-lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp-đặc biệt là phương

pháp liên ngành- xuyên ngành- để nghiên cứu lịch sử văn hóa ĐNA như một chỉnh thể, tìm ra

đặc trưng của nó trong quá trình tiếp xúc. Trong phạm vi của một đề tài cơsở, chúng tôi cố

gắng làm rõ những nét khái quát nhất về lịch sử vận động phát triển văn hoáĐNA trên các

phương diện chủ yếu, từ ĐNA tiền sử với nền văn minh lúa nước đếnvăn hóa của ĐNA hiện

đại trong bối cảnh toàn cầu hoá, mà không đi sâu nghiên cứu từng nền vănhoá của các quốc

gia ĐNA trong truyền thống hay hiện tại.

5. Đóng góp mới về khoa học

- Tổng hợp được kết quả nghiên cứu về ĐNA, nghiên cứu bổ sung, làm rõ  hơn văn

hóa ĐNA từ góc độ lịch sử.

- Có thể sử dụng những kết quả của đề tài làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên

cứu, học tập. Dựa trên tài liệu này, có thể biên soạn thành giáo trình Bộ môn  Lịch sử văn hoá

Việt Nam và văn hóa thế giớicủa Viện Văn hoá và phát triển.

6. Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Đông Nam Á tiền sử với nền văn minh lúa nước 

Chương 2: Tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, văn hoá Ấn Độ: sự hình thành văn hoá

của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á 

Chương 3: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân và quá trình tiếp xúc để hiện đại hóa

nền văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á

Chương 4: Con đường phát triển văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á trong bối

cảnh toàn cầu hoá








LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: