Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế bơm bùn (Nguyễn Văn Phước) Full
Việt Nam năm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng lắm mưa nhiều, có hệ thống sông suối dày đặc. Hàng năm các sông mang tải bằng triệu m3 phù sa bồi lấp các đáy sông, cửa biển- phù sa mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước, mỗi năm đã mở rộng thêm hàng ngàn ha vùng đất mới ven biển, nước phù sa còn góp phần đáng kể làm tăng năng suất cho cây trồng. Tuy nhiên, sự bồi lắng của phù sa làm cản trở dòng chảy, gây ra lũ lụt, ảnh hưởng xấu tới việc quản lý và điều tiết các dòng sông, phù sa bồi lắng các bể hút trạm bơm, kênh mương thuỷ lợi làm tăng cao trình mức nước bể xả, hạn chế khả năng thoát nước của kênh dẫn, gây ra hiện tượng chảy ngược ở các máy bơm hướng trục cỡ lớn rất nguy hiểm. Nạo vét bể hút, bể xả trạm bơm, kênh mương thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết trong thực tế. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó đòi hỏi việc sử dụng máy bơm hút bùn để nạo vét khơi thông dòng chảy mới có thể vận hành được các tổ máy bơm và sử dụng được hệ thống kênh mương.
Trước đây nước ta đã phải nhập nhiều máy bơm bùn cỡ lớn của nước ngoài để nạo vét luồng lạnh, đáy sông cửa biển phục vụ cho giao thông vận tải, đắp đê, đập, khai thác mỏ… các máy bơm đó hiện giờ đã cũ và khá lạc hậu cần phải được hiện đại hoá trong thời gian tới.
Hiện nay ở nước ta mới chỉ sản xuất được một số ít bơm bùn có công suất cỡ vài kw tới vài chục kw nhưng hiệu suất vẫn còn thấp. ở đề tài tốt nghiệp này tôi được giao nhiệm vụ tính toán thiết kế bơm bùn thí nghiệm. Để tiến tới đi sâu vào nghiên cứu và thiết kế bơm bùn bơm bùn cỡ vừa và lớn phục vụ yêu cầu thực tế trong cuộc sống.CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BƠM HÚT BÙN
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BƠM BÙN
Đã từ lâu, nạo vét lòng sông, kênh rạch để thông luồng cho tàu thuyền là một vấn đề quan trọng và được quan tâm nhiều. Những thiết bị nạo vét từ thô sơ như gầu xúc đến hiện đại như các hệ thống máy hút bùn cát gọi chung là máy hút bùn cỡ lớn đã được ứng dụng trong thực tế. Máy xúc bùn nhiều gàu tự dẫn, đã được Saveri (Hà Lan) sáng chế từ năm 1718. Hệ thống máy này đã được hoàn thiện, chế tạo và đưa vào sử dụng vào năm 1747. Năm 1888, Giáo sư Timônôv (Nga) đã đề xuất thiết bị hút bùn mới có nguyên lý tương tự kiểu gầu xúc.
Tàu hút bùn kiểu gàu xúc được dùng ở Anh từ năm 1747 và ở Pháp năm 1760. Thiết bị này có hệ thống dẫn động gầu xúc chuyển động bằng biện pháp thủ công dùng sức người. Đó là giàn khung cố định với các gàu chuyển động theo phương thẳng đứng. Năm 1781 ở Anh đã dùng sức ngựa kéo và cho đến năm 1796 thì tàu hút bùn đầu tiên (Q = 10m3/h) chạy bằng động cơ hơi nước với công suất N = 18 mã lực mới đi vào hoạt động.
Máy hút bùn ngầm dưới nước dùng để nạo vét đáy hải cảng Sen-Nazen (Pháp) vào năm 1859 đó là thiết bị hút bùn với thiết bị máy bơm kiểu ly tâm có rất nhiều ưu thế hơn hẳn so với bơm pistông.
Ba Danh là người đầu tiên chế tạo tàu hút bùn lắp thiết bị xục bùn bằng cơ khí vào năm 1867. Năm 1893 máy bơm bùn kiểu ly tâm có kèm theo thiết bị khuấy bùn được dùng đề nạo vét sông Vonga (Nga).
Giữa thế kỷ 19, máy hút bùn kiểu gàu xúc đầu tiên được dùng ở Pháp có kết cấu gàu xúc với các tàu hút bùn hiện đang hoạt động đó là hình mẫu kinh điển của nhiều tàu hút bùn sau này.
Năm 1900 Nga đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy chế tạo thiết bị tàu hút bùn đầu tiên. Năm 1901 Nga đã sử dụng thiết bị tàu cuốc trong khai thác mỏ (vàng, kim loại, than…).
Sau năm 1917 Nga đã chế tạo được tàu xúc cỡ lớn kiểu nhiều gàu đạt chất lượng quốc tế như Pháp, Hà Lan… thay thế hàng loạt thiết bị loại này vẫn phải nhập ngoại trước kia. Dung tích các gàu xúc do Nga chế tạo ngày càng tăng (từ W1 = 150 lít vào năm 1929 đến W2 = 600 lít vào năm 1970). Hàng loạt công trình xây dựng thuỷ lợi (sông đào Mạc Tư Khoa 1932 – 1937) hay sông đào Vonga - Đông (1948-1952) đã phải sử dụng tàu hút bùn cát để hoàn thành tới 97% phần việc thuỷ công.
Ngày nay, nhiều tàu hút bùn cỡ lớn được trang bị các thiết bị tự động rất hiện đại phục vụ nhiều ngành nghề (giao thông, thuỷ lợi, khai thác mỏ…) đem lại hiệu quả rất cao. Hà Lan là nước có ngành sản xuất tàu hút bùn đứng đầu thế giới luôn luôn cho ra đời nhiều kiểu hút bùn cát mới với trang thiết bị ngày càng hiện đại.
Ở Việt Nam, theo tài liệu lưu trữ, người Pháp đã đưa những tàu hút bùn đầu tiên vào vùng sông sài gòn nạo vét luồng lạch phục vụ giao thông từ những năm cuối thế kỷ 19.
Hiện nay trong nước có nhiều công ty với các thiết bị tàu hút bùn cỡ lớn làm nhiệm vụ nạo vét đáy sông, cửa biển (Bộ Giao thông Vận tải), đắp đê, đập, lấp hồ ao (Bộ Thuỷ lợi, Bộ xây dựng), thực hiện công việc khai thác mỏ (Tổng công ty Than, Bộ Công nghiệp nặng)… Các thiết bị tàu hút bùn của ta chủ yếu nhập từ Nga và các nước Đông Âu đã cũ và khá lạc hậu. Nhiều công ty tàu hút bùn của Hà Lan, Pháp, Nhật, Úc,… đang liên doanh với các công ty Việt Nam hiện đại hoá các thiết bị phục vụ các mục tiêu trên. Các nhà máy cơ khí của ta mới chỉ sản xuất một vài loại bơm bùn hoặc các chi tiết máy theo bản vẽ của nước ngoài phục vụ cho hồi phục, sửa chữa là chính. Các bơm bùn cỡ nhỏ đạt hiệu suất rất thấp và ít chủng loại do chưa được đầu tư kinh phí và chất xám một cách nghiêm túc, hàng loạt bơm hút bùn quặng khai thác mỏ than, mỏ vàng … phải nhập của nước ngoài đã bị hư hỏng mà chưa có biện pháp tự khắc phục ở trong nước.
1.2. KẾT CẤU CỦA THIẾT BỊ HÚT BÙN
thiết bị hút bùn là một máy đào vận chuyển bùn đất (ở dạng hỗn hợp nước - đất gọi là bùn) theo một quy trình công nghệ liên tục. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị hút bùn (trên thực tế thường gọi là tàu cuốc hoặc tàu hút bùn). Được trình bày ở hình 1.1
...
Việt Nam năm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng lắm mưa nhiều, có hệ thống sông suối dày đặc. Hàng năm các sông mang tải bằng triệu m3 phù sa bồi lấp các đáy sông, cửa biển- phù sa mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước, mỗi năm đã mở rộng thêm hàng ngàn ha vùng đất mới ven biển, nước phù sa còn góp phần đáng kể làm tăng năng suất cho cây trồng. Tuy nhiên, sự bồi lắng của phù sa làm cản trở dòng chảy, gây ra lũ lụt, ảnh hưởng xấu tới việc quản lý và điều tiết các dòng sông, phù sa bồi lắng các bể hút trạm bơm, kênh mương thuỷ lợi làm tăng cao trình mức nước bể xả, hạn chế khả năng thoát nước của kênh dẫn, gây ra hiện tượng chảy ngược ở các máy bơm hướng trục cỡ lớn rất nguy hiểm. Nạo vét bể hút, bể xả trạm bơm, kênh mương thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết trong thực tế. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó đòi hỏi việc sử dụng máy bơm hút bùn để nạo vét khơi thông dòng chảy mới có thể vận hành được các tổ máy bơm và sử dụng được hệ thống kênh mương.
Trước đây nước ta đã phải nhập nhiều máy bơm bùn cỡ lớn của nước ngoài để nạo vét luồng lạnh, đáy sông cửa biển phục vụ cho giao thông vận tải, đắp đê, đập, khai thác mỏ… các máy bơm đó hiện giờ đã cũ và khá lạc hậu cần phải được hiện đại hoá trong thời gian tới.
Hiện nay ở nước ta mới chỉ sản xuất được một số ít bơm bùn có công suất cỡ vài kw tới vài chục kw nhưng hiệu suất vẫn còn thấp. ở đề tài tốt nghiệp này tôi được giao nhiệm vụ tính toán thiết kế bơm bùn thí nghiệm. Để tiến tới đi sâu vào nghiên cứu và thiết kế bơm bùn bơm bùn cỡ vừa và lớn phục vụ yêu cầu thực tế trong cuộc sống.CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BƠM HÚT BÙN
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BƠM BÙN
Đã từ lâu, nạo vét lòng sông, kênh rạch để thông luồng cho tàu thuyền là một vấn đề quan trọng và được quan tâm nhiều. Những thiết bị nạo vét từ thô sơ như gầu xúc đến hiện đại như các hệ thống máy hút bùn cát gọi chung là máy hút bùn cỡ lớn đã được ứng dụng trong thực tế. Máy xúc bùn nhiều gàu tự dẫn, đã được Saveri (Hà Lan) sáng chế từ năm 1718. Hệ thống máy này đã được hoàn thiện, chế tạo và đưa vào sử dụng vào năm 1747. Năm 1888, Giáo sư Timônôv (Nga) đã đề xuất thiết bị hút bùn mới có nguyên lý tương tự kiểu gầu xúc.
Tàu hút bùn kiểu gàu xúc được dùng ở Anh từ năm 1747 và ở Pháp năm 1760. Thiết bị này có hệ thống dẫn động gầu xúc chuyển động bằng biện pháp thủ công dùng sức người. Đó là giàn khung cố định với các gàu chuyển động theo phương thẳng đứng. Năm 1781 ở Anh đã dùng sức ngựa kéo và cho đến năm 1796 thì tàu hút bùn đầu tiên (Q = 10m3/h) chạy bằng động cơ hơi nước với công suất N = 18 mã lực mới đi vào hoạt động.
Máy hút bùn ngầm dưới nước dùng để nạo vét đáy hải cảng Sen-Nazen (Pháp) vào năm 1859 đó là thiết bị hút bùn với thiết bị máy bơm kiểu ly tâm có rất nhiều ưu thế hơn hẳn so với bơm pistông.
Ba Danh là người đầu tiên chế tạo tàu hút bùn lắp thiết bị xục bùn bằng cơ khí vào năm 1867. Năm 1893 máy bơm bùn kiểu ly tâm có kèm theo thiết bị khuấy bùn được dùng đề nạo vét sông Vonga (Nga).
Giữa thế kỷ 19, máy hút bùn kiểu gàu xúc đầu tiên được dùng ở Pháp có kết cấu gàu xúc với các tàu hút bùn hiện đang hoạt động đó là hình mẫu kinh điển của nhiều tàu hút bùn sau này.
Năm 1900 Nga đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy chế tạo thiết bị tàu hút bùn đầu tiên. Năm 1901 Nga đã sử dụng thiết bị tàu cuốc trong khai thác mỏ (vàng, kim loại, than…).
Sau năm 1917 Nga đã chế tạo được tàu xúc cỡ lớn kiểu nhiều gàu đạt chất lượng quốc tế như Pháp, Hà Lan… thay thế hàng loạt thiết bị loại này vẫn phải nhập ngoại trước kia. Dung tích các gàu xúc do Nga chế tạo ngày càng tăng (từ W1 = 150 lít vào năm 1929 đến W2 = 600 lít vào năm 1970). Hàng loạt công trình xây dựng thuỷ lợi (sông đào Mạc Tư Khoa 1932 – 1937) hay sông đào Vonga - Đông (1948-1952) đã phải sử dụng tàu hút bùn cát để hoàn thành tới 97% phần việc thuỷ công.
Ngày nay, nhiều tàu hút bùn cỡ lớn được trang bị các thiết bị tự động rất hiện đại phục vụ nhiều ngành nghề (giao thông, thuỷ lợi, khai thác mỏ…) đem lại hiệu quả rất cao. Hà Lan là nước có ngành sản xuất tàu hút bùn đứng đầu thế giới luôn luôn cho ra đời nhiều kiểu hút bùn cát mới với trang thiết bị ngày càng hiện đại.
Ở Việt Nam, theo tài liệu lưu trữ, người Pháp đã đưa những tàu hút bùn đầu tiên vào vùng sông sài gòn nạo vét luồng lạch phục vụ giao thông từ những năm cuối thế kỷ 19.
Hiện nay trong nước có nhiều công ty với các thiết bị tàu hút bùn cỡ lớn làm nhiệm vụ nạo vét đáy sông, cửa biển (Bộ Giao thông Vận tải), đắp đê, đập, lấp hồ ao (Bộ Thuỷ lợi, Bộ xây dựng), thực hiện công việc khai thác mỏ (Tổng công ty Than, Bộ Công nghiệp nặng)… Các thiết bị tàu hút bùn của ta chủ yếu nhập từ Nga và các nước Đông Âu đã cũ và khá lạc hậu. Nhiều công ty tàu hút bùn của Hà Lan, Pháp, Nhật, Úc,… đang liên doanh với các công ty Việt Nam hiện đại hoá các thiết bị phục vụ các mục tiêu trên. Các nhà máy cơ khí của ta mới chỉ sản xuất một vài loại bơm bùn hoặc các chi tiết máy theo bản vẽ của nước ngoài phục vụ cho hồi phục, sửa chữa là chính. Các bơm bùn cỡ nhỏ đạt hiệu suất rất thấp và ít chủng loại do chưa được đầu tư kinh phí và chất xám một cách nghiêm túc, hàng loạt bơm hút bùn quặng khai thác mỏ than, mỏ vàng … phải nhập của nước ngoài đã bị hư hỏng mà chưa có biện pháp tự khắc phục ở trong nước.
1.2. KẾT CẤU CỦA THIẾT BỊ HÚT BÙN
thiết bị hút bùn là một máy đào vận chuyển bùn đất (ở dạng hỗn hợp nước - đất gọi là bùn) theo một quy trình công nghệ liên tục. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị hút bùn (trên thực tế thường gọi là tàu cuốc hoặc tàu hút bùn). Được trình bày ở hình 1.1
...

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: