Hướng dẫn chọn bình tích áp, máy sấy khí cho hệ thống khí nén



Một hệ thống khí nén bao gồm rất nhiều thiết bị như máy nén khí, bình tích áp, bộ lọc tách nước ngưng, máy sấy khí, các van 1 chiều, van chặn,...
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn chọn bình tích áp và máy sấy khí cho một hệ thống khí nén.


Bình tích áp:

Các bình tích khí dùng để chứa khí và giảm các xung khí nén - giảm thay đổi áp suất từ máy nén. Vì vậy việc chọn dung tích bình tích áp phù hợp cho hệ thống là rất quan trọng.


Theo kinh nghiệm.

Bạn sử dụng công thức sau:

Vbta (lít) = 4 x Q (cfm). 

Ở đây đơn vị cfm tức là Cubic Feet per Minute: ft3/phút, 1 cfm = 0.0283 m3/p

Ví dụ:

Lưu lượng máy nén khí:

Q = 28.9 m3/p = 28.9 / 0.0283 = 1021 cfm

--> Chọn bình tích áp :

V = 4x1021 = 4084 lít = 4.084 m3 .

Bạn chọn bình tích áp 4m3 là ok.


Theo công thức chính xác.


Ta tính dung tích bình tích áp theo công thức sau:

"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Trong đó:

VR: Dung tích của bình tích áp (m3)
t1: Thời gian chạy không tải (p)
t2: Thời gian chạy có tải (p)
t1 + t2 >= 0.5p (30s)
Qs: Lưu lượng khí nén (m3/p)
Pa: Áp suất hút (= Áp suất môi trường 0.101 Mpa)
D: Chênh lệch áp suất giữa giới hạn dưới và giới hạn trên (Chênh lệch giới hạn áp suất cài đặt).
x: Hiệu suất chạy có tải (Nghĩa là tỉ lệ lưu lượng khí nén sử dụng thực tế trên lượng khí nén mà máy nén khí có thể cấp hay chính là thời gian máy nén chạy có tải so với tổng thời gian máy nén hoạt động).

Ta xét ví dụ:

Ví dụ 1:

Giả sử: t1 + t2 = 1p ; Qs = 7.5 m3/p ; Pa = 0.101 Mpa ; D = 0.7 - 0.6 = 0,10 Mpa
x = 50% (Chọn thời điểm sử dụng khí nén nhiều nhất).

Vậy dung tích bình tích áp (tối thiểu) phải chọn trong trường hợp này là:

VR = [1 x 7.5 x 0.101 x 0.5 x (1 - 0.5)] / (0.10) = 1.89 m3

Ví dụ 2:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Máy sấy khí

Máy sấy khí có tác dụng tách ẩm ra khỏi khí nén bằng việc làm lạnh khí tới gần nhiệt độ đọng sương. Đây chính là lý do mà nước ngưng được tách ra và được xả tự động ra ngoài bằng van xả nước ngưng tự động. Đảm bảo khí sử dụng cho các thiết bị khí nén phải gần như khô hoàn toàn để tránh gây nên sự mài mòn, gỉ trong  ống.
Các bạn chọn lưu lượng cho máy sấy khí như sau:

Lưu lượng máy sấy khí = LL máy nén khí x1.25

Ví dụ:

Lưu lượng máy nén khí: Qmn = 28.9 m3/p
---> Chọn máy sấy khí: Qms = 28.9 x 1.25 = 36.125 m3/p. Bạn chọn lưu lượng máy sấy 36 m3/p.

Việc chọn lưu lượng máy sấy khí hết sức quan trọng. 

- Nếu chọn lưu lượng quá thấp, hiệu quả tách nước ngưng sẽ kém và vào những ngày nhiệt độ môi trường cao nhiệt độ đọng sương sẽ vượt mức giới hạn (Thông thường từ 2 - 6oC) và công tắc áp suất cao tác động làm dừng máy. Nước lẫn trong khí nén sẽ rất nguy hiểm, nhất là ở các nhà máy sử dụng hệ thống lọc bụi túi, túi sẽ dễ bị mục thủng sau thời gian.
- Nếu chọn lưu lượng quá cao, công suất lớn sẽ gây tốn chi phí đầu tư và bảo dưỡng.






Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể chọn được bình tích áp và máy sấy phù hợp cho hệ thống của mình nhé !



Chúc các bạn thành công!



Một hệ thống khí nén bao gồm rất nhiều thiết bị như máy nén khí, bình tích áp, bộ lọc tách nước ngưng, máy sấy khí, các van 1 chiều, van chặn,...
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn chọn bình tích áp và máy sấy khí cho một hệ thống khí nén.


Bình tích áp:

Các bình tích khí dùng để chứa khí và giảm các xung khí nén - giảm thay đổi áp suất từ máy nén. Vì vậy việc chọn dung tích bình tích áp phù hợp cho hệ thống là rất quan trọng.


Theo kinh nghiệm.

Bạn sử dụng công thức sau:

Vbta (lít) = 4 x Q (cfm). 

Ở đây đơn vị cfm tức là Cubic Feet per Minute: ft3/phút, 1 cfm = 0.0283 m3/p

Ví dụ:

Lưu lượng máy nén khí:

Q = 28.9 m3/p = 28.9 / 0.0283 = 1021 cfm

--> Chọn bình tích áp :

V = 4x1021 = 4084 lít = 4.084 m3 .

Bạn chọn bình tích áp 4m3 là ok.


Theo công thức chính xác.


Ta tính dung tích bình tích áp theo công thức sau:

"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Trong đó:

VR: Dung tích của bình tích áp (m3)
t1: Thời gian chạy không tải (p)
t2: Thời gian chạy có tải (p)
t1 + t2 >= 0.5p (30s)
Qs: Lưu lượng khí nén (m3/p)
Pa: Áp suất hút (= Áp suất môi trường 0.101 Mpa)
D: Chênh lệch áp suất giữa giới hạn dưới và giới hạn trên (Chênh lệch giới hạn áp suất cài đặt).
x: Hiệu suất chạy có tải (Nghĩa là tỉ lệ lưu lượng khí nén sử dụng thực tế trên lượng khí nén mà máy nén khí có thể cấp hay chính là thời gian máy nén chạy có tải so với tổng thời gian máy nén hoạt động).

Ta xét ví dụ:

Ví dụ 1:

Giả sử: t1 + t2 = 1p ; Qs = 7.5 m3/p ; Pa = 0.101 Mpa ; D = 0.7 - 0.6 = 0,10 Mpa
x = 50% (Chọn thời điểm sử dụng khí nén nhiều nhất).

Vậy dung tích bình tích áp (tối thiểu) phải chọn trong trường hợp này là:

VR = [1 x 7.5 x 0.101 x 0.5 x (1 - 0.5)] / (0.10) = 1.89 m3

Ví dụ 2:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Máy sấy khí

Máy sấy khí có tác dụng tách ẩm ra khỏi khí nén bằng việc làm lạnh khí tới gần nhiệt độ đọng sương. Đây chính là lý do mà nước ngưng được tách ra và được xả tự động ra ngoài bằng van xả nước ngưng tự động. Đảm bảo khí sử dụng cho các thiết bị khí nén phải gần như khô hoàn toàn để tránh gây nên sự mài mòn, gỉ trong  ống.
Các bạn chọn lưu lượng cho máy sấy khí như sau:

Lưu lượng máy sấy khí = LL máy nén khí x1.25

Ví dụ:

Lưu lượng máy nén khí: Qmn = 28.9 m3/p
---> Chọn máy sấy khí: Qms = 28.9 x 1.25 = 36.125 m3/p. Bạn chọn lưu lượng máy sấy 36 m3/p.

Việc chọn lưu lượng máy sấy khí hết sức quan trọng. 

- Nếu chọn lưu lượng quá thấp, hiệu quả tách nước ngưng sẽ kém và vào những ngày nhiệt độ môi trường cao nhiệt độ đọng sương sẽ vượt mức giới hạn (Thông thường từ 2 - 6oC) và công tắc áp suất cao tác động làm dừng máy. Nước lẫn trong khí nén sẽ rất nguy hiểm, nhất là ở các nhà máy sử dụng hệ thống lọc bụi túi, túi sẽ dễ bị mục thủng sau thời gian.
- Nếu chọn lưu lượng quá cao, công suất lớn sẽ gây tốn chi phí đầu tư và bảo dưỡng.






Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể chọn được bình tích áp và máy sấy phù hợp cho hệ thống của mình nhé !



Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: