Các bước tính nhiệt lượng, hệ số tỏa nhiệt của môi chất trong quá trình trao đổi nhiệt đối lưu

Các bước tính nhiệt lượng, hệ số tỏa nhiệt của môi chất trong quá trình trao đổi nhiệt đối lưu


Trong học tập, nghiên cứu và thực tế công việc, việc tính nhiệt lượng được sử dụng rất nhiều  trong các bài toán thiết kế. Bài viết dưới đây mình sẽ  giới thiệu sơ bộ cho các bạn các bước tính nhiệt lượng của môi chất (chất lỏng và chất khí) trong quá trình trao đổi nhiệt đối lưu. Quá trình trao đổi nhiệt đối lưu là quá trình trao đổi nhiệt xảy ra khi có sự chuyển động của khối chất lỏng hoặc chất khí trong không gian giữa các vùng có nhiệt độ khác nhau.

Quá trình trao đổi nhiệt ở đây có thể giữa chất lỏng và chất khí, chất lỏng với chất lỏng hoặc chất khí với chất khí được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị trao đổi nhiệt sử dụng môi chất tải nhiệt trung gian trong các hệ thống nhiệt, sấy, điều hòa không khí,…
Qua đây mình cũng sẽ đưa ra một số bảng số liệu để các bạn có thể dễ dàng tra cứu các thông số đặc trưng như hệ số dẫn nhiệt, vận tốc dòng môi chất, độ nhớt, nhiệt dung riêng, khối lượng riêng,…
Đầu tiên các bạn cần phải nắm kỹ công thức tính nhiệt lượng (công suất nhiệt) sau đây:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Q = k.F.(tf1 tf2) = α1.F.(tf1 tw1) [W]
Trong đó:
+ k - Hệ số truyền nhiệt: k = [(1/α1) + (∑δ/λ) + (1/α2)]^(-1)  [W/m2K]
+ F - Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt [m2]
+ tf1, tf2 – Nhiệt độ trung bình của môi chất khi chuyển động trong và bên ngoài ống.
 tf = (t’ + t”)/2   [oC]. Ở đây giả sử môi chuyển động với tốc độ w, áp suất p, nhiệt độ môi chất khi vào và ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt lần lượt là t’, t.
+ α1 - Hệ số tỏa nhiệt đối lưu từ môi chất đến bề mặt trong của ống [W/m2K]
+ tw1 - Nhiệt độ bề mặt trong vách ống [oC]
+ δ - Độ dày của thành ống [m]
+ λ – Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu làm ống TĐN. Ta có thể tra theo bảng sau:






Chúng ta dễ dàng nhận thấy để xác định nhiệt lượng ta cần xác định hệ số truyền nhiệt hoặc hệ số tỏa nhiệt đối lưu. Ở đây mình sẽ đi xác định hệ số tỏa nhiệt đối lưu (lấy ví dụ với môi chất bên trong ống, môi chất còn lại tương tự), và chỉ cần chọn thêm tw1. Sau đây chúng ta sẽ đi vào từng bước tính toán cụ thể:

Bước 1: Xác định các thông số cơ bản

Ta quy định:
+ Nhiệt độ xác định:
[t1] = tf1 [oC]; [t2] = tf2 [oC] (Với môi chất không biến đổi pha)
[t] = (ts +  tw)/2 (Với môi chất có biến đổi pha. ts – Nhiệt độ bão hòa tương ứng với áp suất p của môi chất). Các bạn xem ở bảng bên dưới với môi chất là nước.



+ Kích thước xác định: [l1] = d1 [m]; [l2] = d2 = d1 + δ [m]
+ Chọn tốc độ dòng môi chất đi trong ống (ngoài ống). Tùy loại môi chất ta chọn theo bảng sau:
Môi chất                                                               w (m/s)
Chất lỏng có ν nhỏ (H2O, glycol)                       0.5 ÷ 3
Chất lỏng nhớt cao (dầu, dd NaCl)                      0.2 ÷ 1
Khí + bụi ở pk (khói, khí bụi)                               6 ÷ 10
Khí sạch ở pk (không khí)                                    12 ÷ 16
Khí nén ở p > pk (khí nén)                                   15 ÷ 30
Hơi bão hoà                                                          30 ÷ 50
Hơi quá nhiệt                                                        30 ÷ 75

Bước 2: Xác định các thông số vật lý của môi chất 1 ở nhiệt độ xác định [t1]

Ta tra bảng để xác định các thông số sau:
Khối lượng riêng ρf1 [kg/m3]; Độ nhớt động học νf1 [m2/s]; Hệ số dẫn nhiệt λf1 [W/mK]; Nhiệt dung riêng Cpf1 [kJ/kgK]; Trị số tiêu chuẩn Prf1 = (Cpf1. ρf1. νf1)/ λf1

Bảng tính chất nhiệt vật lý của nước và hơi nước bão hòa



Bảng tính chất nhiệt vật lý của không khí khô


Bảng tính chất nhiệt vật lý của khói


Bảng tính chất nhiệt vật lý của NH3 hơi bão hòa


Bảng tính chất nhiệt vật lý của R12 lỏng bão hòa và R22 hơi bão hòa


Bảng tính chất nhiệt vật lý dung dịch muối NaCl



Bảng tính chất nhiệt vật lý của dầu truyền nhiệt Total Seriola K3120


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Trên đây chỉ là bảng thông số nhiệt vật lý của một số môi chất điển hình. Với các môi chất chưa có các bạn tìm các tài liệu ở trên mạng, tài liệu do nhà sản xuất cung cấp,…

Bước 3: Chọn nhiệt độ trung bình bề mặt trong ống tw1 và tra các thông số nhiệt vật lý của môi chất ở tw1

+ Chọn tw1  ϵ (tf2 ÷ tf1) [oC]
+ Tương tự như bước 2. Tra bảng để xác định các thông số nhiệt vật lý của môi chất ở nhiệt độ tw1.
Khối lượng riêng ρw1 [kg/m3]; Độ nhớt động học νw1 [m2/s]; Hệ số dẫn nhiệt λw1 [W/mK]; Nhiệt dung riêng Cpw1 [kJ/kgK]; Trị số tiêu chuẩn Prw1 = (Cwf1. ρw1. νw1)/ λw1

Bước 4: Xác định các hệ số tiêu chuẩn đồng dạng môi chất 1

+ Hệ số vận tốc không thứ nguyên Reynolds:

Ref1 = (w1.[l1])/ νf1 = (w1.[d1])/ νf1
+ Hệ số lực đẩy Archimede không thứ nguyên Grashoff
Grf1 = (g.β.(tf1 tw1). [l1]^3)/( νf1^2) = 9,81.( β.(tf1 tw1). [d1]^3) /( νf1^2)
+ Hệ số hiệu chỉnh chiều dài tương đối của ống e1 (L – Chiều dài của ống TĐN)
L/d1 ≥ 50 thì e1 = 1
L/d1 < 50 thì lấy thêm thông số Ref1 và tra bảng bên dưới:

"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

+ Hệ số tỏa nhiệt không thứ nguyên Nusselt (Giả sử môi chất 1 là chất lỏng)
* Ref1 < 2300. Môi chất chảy tầng trong ống:
   Nuf1 = 0,15.e1.(Ref1^0,33).(Prf1^0,43).(Grf1^0,1). [(Prf1/Prw1)^0.25]
* Ref1  ϵ (2300 ÷ 10000). Môi chất chảy quá độ trong ống:
   Nuf1 = 0.008.(Ref1^0,9).(Prf1^0,43)
+ Ref1 > 10000. Môi chất chảy rối trong ống:
 Nuf1 = 0,021.e1.(Ref1^0,8).(Prf1^0,43). [(Prf1/Prw1)^0.25]

Bước 5: Xác định hệ số tỏa nhiệt và mật độ dòng nhiệt của môi chất 1

Hệ số tỏa nhiệt của môi chất 1 đến bề mặt trong ống
α1 = Nuf1. λf1/[l1] = Nuf1. λf1/[d1]  [W/m2K]
Mật độ dòng nhiệt
qα1 = α1(tf1 – tw1) [W/m2]

Bước 6: Xác định các thông số nhiệt vật lý của môi chất 2 (Môi chất đi bên ngoài ống) theo nhiệt độ [t2] = tf2 [oC]

Ta tra bảng tương tự như bước 2 để xác định:
Khối lượng riêng ρf2 [kg/m3]; Độ nhớt động học νf2 [m2/s]; Hệ số dẫn nhiệt λf2 [W/mK]; Nhiệt dung riêng Cpf2 [kJ/kgK]; Hệ số giãn nở vì nhiệt βf2 = 1/Tf2 [1/K]; Trị số tiêu chuẩn Prf2 = (Cpf2. Ρf2. Νf2)/ λf2

Bước 7: Xác định các hệ số tiêu chuẩn đồng dạng môi chất 2 (Môi chất đi bên ngoài ống)

+ Vận tốc không thứ nguyên Ref2
Ref2 = (w2.[l2])/ νf2 = (w2.[d2])/ νf2
+ Hệ số tỏa nhiệt không thứ nguyên Nusselt (Giả sử môi chất 2 là chất khí)
+ Ref2 ϵ (10 ÷ 1000) thì Nuf2 = 0,44.(Ref2^0,5)   
+ Ref2 ϵ (1000 ÷ 200000) thì Nuf2 = 0,22.(Ref2^0,6)
(Giả sử góc ra ψ = 90o)

Bước 8: Xác định hệ số tỏa nhiệt và mật độ dòng nhiệt của môi chất 2 (Môi chất đi bên ngoài ống)

Hệ số tỏa nhiệt của môi chất 1 đến bề mặt trong ống
α2 = Nuf2. λf2/[l2] = Nuf2. λf2/[d2]  [W/m2K]
Mật độ dòng nhiệt
qα2 = α2(tf2 – tw2) [W/m2]

Bước 9: Tính hệ số sai số eq

eq = |1 – (qα2/qα1)|
Nếu eq > 5 % --> Thay đổi tw1 và lặp lại các bước 3 ÷ 9
Nếu eq < 5 % --> Lấy qα1 như trên. q = F. qα1 [W]

Bước 10: Tính toán các thông số nhiệt độ khác

Trong trường hợp tf1 chỉ là một thông số nhiệt độ ta lựa chọn thì ta có thể xác định chính xác nhiệt độ môi chất vào và ra khỏi ống TĐN như sau:
Chênh lệch nhiệt độ môi chất khi vào và ra khỏi ống 
Dt1 = t1’ - t1 = Q1/(G1.Cpf1) = Qα1/[( ρf1.w1.πd1^2).Cpf1/4] = [qα1. πd1L]/[( ρf1.w1.πd1^2).Cpf1/4]
 =  (4.qα1.L)/( ρf1.w1.d1.Cpf1) [0C]
Nhiệt độ môi chất vào ống t1’
t1’ = (2tf1 + Dt1)/2 [oC]
Nhiệt độ môi chất ra khỏi ống t1”
t1”  = t1’ - Dt1 [oC]



Chúc các bạn thành công!



TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Sách Kỹ thuật nhiệt – PGS.TS Võ Chí Chính
2. Bài tập Kỹ thuật nhiệt – TS Bùi Hải
3. Luận văn – Nghiên cứu các môi chất tải nhiệt dùng trong kỹ thuật sấy ở nhiệt độ cao (Nguyễn Phi Hùng – Khoa Nhiệt K2008 – Trường Đại học bách khoa Đà Nẵng – Admin EBOOKBKMT).

4. TÀI LIỆU TỔNG HỢP - Tính toán hệ số tỏa nhiệt.


LINK DOWNLOAD



CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN:

BÁO CÁO - Đánh giá khả năng tỏa nhiệt khi ngưng tụ môi chất lạnh (PGS.TS Võ Chí Chính)
+ BÁO CÁO - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngưng tụ của môi chất (PGS. Võ Chí Chính)
+ BÁO CÁO - Phương pháp mới xác định hệ số trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên (TS Trần Văn Phú - Trường Đại học bách khoa Hà Nội)
+ BÁO CÁO - Xác định hệ số trao đổi nhiệt đối lưu khi ngưng tụ môi chất lạnh trong các thiết bị ngưng tụ (PGS.TS Võ Chí Chính)
+ EBOOKBKMT - Các bước tính nhiệt lượng và hệ số tỏa nhiệt của môi chất trong quá trình trao đổi nhiệt đối lưu
+ Tính hệ số tỏa nhiệt đối lưu - Kỹ thuật nhiệt (PGS.TS Võ Chí Chính)
+ Tính hệ số tỏa nhiệt đối lưu - Quá trình và thiết bị 3
+ Tính hệ số tỏa nhiệt đối lưu - Thiết bị truyền nhiệt và chuyển khối
+ Tính hệ số trao đổi nhiệt của môi chất trong calorife khí khói - Thiết kế hệ thống sấy (PGS.TS Hoàng Văn Chước)












  

Các bước tính nhiệt lượng, hệ số tỏa nhiệt của môi chất trong quá trình trao đổi nhiệt đối lưu


Trong học tập, nghiên cứu và thực tế công việc, việc tính nhiệt lượng được sử dụng rất nhiều  trong các bài toán thiết kế. Bài viết dưới đây mình sẽ  giới thiệu sơ bộ cho các bạn các bước tính nhiệt lượng của môi chất (chất lỏng và chất khí) trong quá trình trao đổi nhiệt đối lưu. Quá trình trao đổi nhiệt đối lưu là quá trình trao đổi nhiệt xảy ra khi có sự chuyển động của khối chất lỏng hoặc chất khí trong không gian giữa các vùng có nhiệt độ khác nhau.

Quá trình trao đổi nhiệt ở đây có thể giữa chất lỏng và chất khí, chất lỏng với chất lỏng hoặc chất khí với chất khí được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị trao đổi nhiệt sử dụng môi chất tải nhiệt trung gian trong các hệ thống nhiệt, sấy, điều hòa không khí,…
Qua đây mình cũng sẽ đưa ra một số bảng số liệu để các bạn có thể dễ dàng tra cứu các thông số đặc trưng như hệ số dẫn nhiệt, vận tốc dòng môi chất, độ nhớt, nhiệt dung riêng, khối lượng riêng,…
Đầu tiên các bạn cần phải nắm kỹ công thức tính nhiệt lượng (công suất nhiệt) sau đây:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Q = k.F.(tf1 tf2) = α1.F.(tf1 tw1) [W]
Trong đó:
+ k - Hệ số truyền nhiệt: k = [(1/α1) + (∑δ/λ) + (1/α2)]^(-1)  [W/m2K]
+ F - Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt [m2]
+ tf1, tf2 – Nhiệt độ trung bình của môi chất khi chuyển động trong và bên ngoài ống.
 tf = (t’ + t”)/2   [oC]. Ở đây giả sử môi chuyển động với tốc độ w, áp suất p, nhiệt độ môi chất khi vào và ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt lần lượt là t’, t.
+ α1 - Hệ số tỏa nhiệt đối lưu từ môi chất đến bề mặt trong của ống [W/m2K]
+ tw1 - Nhiệt độ bề mặt trong vách ống [oC]
+ δ - Độ dày của thành ống [m]
+ λ – Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu làm ống TĐN. Ta có thể tra theo bảng sau:






Chúng ta dễ dàng nhận thấy để xác định nhiệt lượng ta cần xác định hệ số truyền nhiệt hoặc hệ số tỏa nhiệt đối lưu. Ở đây mình sẽ đi xác định hệ số tỏa nhiệt đối lưu (lấy ví dụ với môi chất bên trong ống, môi chất còn lại tương tự), và chỉ cần chọn thêm tw1. Sau đây chúng ta sẽ đi vào từng bước tính toán cụ thể:

Bước 1: Xác định các thông số cơ bản

Ta quy định:
+ Nhiệt độ xác định:
[t1] = tf1 [oC]; [t2] = tf2 [oC] (Với môi chất không biến đổi pha)
[t] = (ts +  tw)/2 (Với môi chất có biến đổi pha. ts – Nhiệt độ bão hòa tương ứng với áp suất p của môi chất). Các bạn xem ở bảng bên dưới với môi chất là nước.



+ Kích thước xác định: [l1] = d1 [m]; [l2] = d2 = d1 + δ [m]
+ Chọn tốc độ dòng môi chất đi trong ống (ngoài ống). Tùy loại môi chất ta chọn theo bảng sau:
Môi chất                                                               w (m/s)
Chất lỏng có ν nhỏ (H2O, glycol)                       0.5 ÷ 3
Chất lỏng nhớt cao (dầu, dd NaCl)                      0.2 ÷ 1
Khí + bụi ở pk (khói, khí bụi)                               6 ÷ 10
Khí sạch ở pk (không khí)                                    12 ÷ 16
Khí nén ở p > pk (khí nén)                                   15 ÷ 30
Hơi bão hoà                                                          30 ÷ 50
Hơi quá nhiệt                                                        30 ÷ 75

Bước 2: Xác định các thông số vật lý của môi chất 1 ở nhiệt độ xác định [t1]

Ta tra bảng để xác định các thông số sau:
Khối lượng riêng ρf1 [kg/m3]; Độ nhớt động học νf1 [m2/s]; Hệ số dẫn nhiệt λf1 [W/mK]; Nhiệt dung riêng Cpf1 [kJ/kgK]; Trị số tiêu chuẩn Prf1 = (Cpf1. ρf1. νf1)/ λf1

Bảng tính chất nhiệt vật lý của nước và hơi nước bão hòa



Bảng tính chất nhiệt vật lý của không khí khô


Bảng tính chất nhiệt vật lý của khói


Bảng tính chất nhiệt vật lý của NH3 hơi bão hòa


Bảng tính chất nhiệt vật lý của R12 lỏng bão hòa và R22 hơi bão hòa


Bảng tính chất nhiệt vật lý dung dịch muối NaCl



Bảng tính chất nhiệt vật lý của dầu truyền nhiệt Total Seriola K3120


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Trên đây chỉ là bảng thông số nhiệt vật lý của một số môi chất điển hình. Với các môi chất chưa có các bạn tìm các tài liệu ở trên mạng, tài liệu do nhà sản xuất cung cấp,…

Bước 3: Chọn nhiệt độ trung bình bề mặt trong ống tw1 và tra các thông số nhiệt vật lý của môi chất ở tw1

+ Chọn tw1  ϵ (tf2 ÷ tf1) [oC]
+ Tương tự như bước 2. Tra bảng để xác định các thông số nhiệt vật lý của môi chất ở nhiệt độ tw1.
Khối lượng riêng ρw1 [kg/m3]; Độ nhớt động học νw1 [m2/s]; Hệ số dẫn nhiệt λw1 [W/mK]; Nhiệt dung riêng Cpw1 [kJ/kgK]; Trị số tiêu chuẩn Prw1 = (Cwf1. ρw1. νw1)/ λw1

Bước 4: Xác định các hệ số tiêu chuẩn đồng dạng môi chất 1

+ Hệ số vận tốc không thứ nguyên Reynolds:

Ref1 = (w1.[l1])/ νf1 = (w1.[d1])/ νf1
+ Hệ số lực đẩy Archimede không thứ nguyên Grashoff
Grf1 = (g.β.(tf1 tw1). [l1]^3)/( νf1^2) = 9,81.( β.(tf1 tw1). [d1]^3) /( νf1^2)
+ Hệ số hiệu chỉnh chiều dài tương đối của ống e1 (L – Chiều dài của ống TĐN)
L/d1 ≥ 50 thì e1 = 1
L/d1 < 50 thì lấy thêm thông số Ref1 và tra bảng bên dưới:

"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

+ Hệ số tỏa nhiệt không thứ nguyên Nusselt (Giả sử môi chất 1 là chất lỏng)
* Ref1 < 2300. Môi chất chảy tầng trong ống:
   Nuf1 = 0,15.e1.(Ref1^0,33).(Prf1^0,43).(Grf1^0,1). [(Prf1/Prw1)^0.25]
* Ref1  ϵ (2300 ÷ 10000). Môi chất chảy quá độ trong ống:
   Nuf1 = 0.008.(Ref1^0,9).(Prf1^0,43)
+ Ref1 > 10000. Môi chất chảy rối trong ống:
 Nuf1 = 0,021.e1.(Ref1^0,8).(Prf1^0,43). [(Prf1/Prw1)^0.25]

Bước 5: Xác định hệ số tỏa nhiệt và mật độ dòng nhiệt của môi chất 1

Hệ số tỏa nhiệt của môi chất 1 đến bề mặt trong ống
α1 = Nuf1. λf1/[l1] = Nuf1. λf1/[d1]  [W/m2K]
Mật độ dòng nhiệt
qα1 = α1(tf1 – tw1) [W/m2]

Bước 6: Xác định các thông số nhiệt vật lý của môi chất 2 (Môi chất đi bên ngoài ống) theo nhiệt độ [t2] = tf2 [oC]

Ta tra bảng tương tự như bước 2 để xác định:
Khối lượng riêng ρf2 [kg/m3]; Độ nhớt động học νf2 [m2/s]; Hệ số dẫn nhiệt λf2 [W/mK]; Nhiệt dung riêng Cpf2 [kJ/kgK]; Hệ số giãn nở vì nhiệt βf2 = 1/Tf2 [1/K]; Trị số tiêu chuẩn Prf2 = (Cpf2. Ρf2. Νf2)/ λf2

Bước 7: Xác định các hệ số tiêu chuẩn đồng dạng môi chất 2 (Môi chất đi bên ngoài ống)

+ Vận tốc không thứ nguyên Ref2
Ref2 = (w2.[l2])/ νf2 = (w2.[d2])/ νf2
+ Hệ số tỏa nhiệt không thứ nguyên Nusselt (Giả sử môi chất 2 là chất khí)
+ Ref2 ϵ (10 ÷ 1000) thì Nuf2 = 0,44.(Ref2^0,5)   
+ Ref2 ϵ (1000 ÷ 200000) thì Nuf2 = 0,22.(Ref2^0,6)
(Giả sử góc ra ψ = 90o)

Bước 8: Xác định hệ số tỏa nhiệt và mật độ dòng nhiệt của môi chất 2 (Môi chất đi bên ngoài ống)

Hệ số tỏa nhiệt của môi chất 1 đến bề mặt trong ống
α2 = Nuf2. λf2/[l2] = Nuf2. λf2/[d2]  [W/m2K]
Mật độ dòng nhiệt
qα2 = α2(tf2 – tw2) [W/m2]

Bước 9: Tính hệ số sai số eq

eq = |1 – (qα2/qα1)|
Nếu eq > 5 % --> Thay đổi tw1 và lặp lại các bước 3 ÷ 9
Nếu eq < 5 % --> Lấy qα1 như trên. q = F. qα1 [W]

Bước 10: Tính toán các thông số nhiệt độ khác

Trong trường hợp tf1 chỉ là một thông số nhiệt độ ta lựa chọn thì ta có thể xác định chính xác nhiệt độ môi chất vào và ra khỏi ống TĐN như sau:
Chênh lệch nhiệt độ môi chất khi vào và ra khỏi ống 
Dt1 = t1’ - t1 = Q1/(G1.Cpf1) = Qα1/[( ρf1.w1.πd1^2).Cpf1/4] = [qα1. πd1L]/[( ρf1.w1.πd1^2).Cpf1/4]
 =  (4.qα1.L)/( ρf1.w1.d1.Cpf1) [0C]
Nhiệt độ môi chất vào ống t1’
t1’ = (2tf1 + Dt1)/2 [oC]
Nhiệt độ môi chất ra khỏi ống t1”
t1”  = t1’ - Dt1 [oC]



Chúc các bạn thành công!



TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Sách Kỹ thuật nhiệt – PGS.TS Võ Chí Chính
2. Bài tập Kỹ thuật nhiệt – TS Bùi Hải
3. Luận văn – Nghiên cứu các môi chất tải nhiệt dùng trong kỹ thuật sấy ở nhiệt độ cao (Nguyễn Phi Hùng – Khoa Nhiệt K2008 – Trường Đại học bách khoa Đà Nẵng – Admin EBOOKBKMT).

4. TÀI LIỆU TỔNG HỢP - Tính toán hệ số tỏa nhiệt.


LINK DOWNLOAD



CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN:

BÁO CÁO - Đánh giá khả năng tỏa nhiệt khi ngưng tụ môi chất lạnh (PGS.TS Võ Chí Chính)
+ BÁO CÁO - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngưng tụ của môi chất (PGS. Võ Chí Chính)
+ BÁO CÁO - Phương pháp mới xác định hệ số trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên (TS Trần Văn Phú - Trường Đại học bách khoa Hà Nội)
+ BÁO CÁO - Xác định hệ số trao đổi nhiệt đối lưu khi ngưng tụ môi chất lạnh trong các thiết bị ngưng tụ (PGS.TS Võ Chí Chính)
+ EBOOKBKMT - Các bước tính nhiệt lượng và hệ số tỏa nhiệt của môi chất trong quá trình trao đổi nhiệt đối lưu
+ Tính hệ số tỏa nhiệt đối lưu - Kỹ thuật nhiệt (PGS.TS Võ Chí Chính)
+ Tính hệ số tỏa nhiệt đối lưu - Quá trình và thiết bị 3
+ Tính hệ số tỏa nhiệt đối lưu - Thiết bị truyền nhiệt và chuyển khối
+ Tính hệ số trao đổi nhiệt của môi chất trong calorife khí khói - Thiết kế hệ thống sấy (PGS.TS Hoàng Văn Chước)












  

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: