Các phương pháp thông gió cho phòng đặt máy nén khí


Phòng đặt máy nén và chất lượng khí hút vào máy nén có ảnh hưởng rất lớn đến mức năng lượng tiêu thụ. Không khí nóng sau khi làm mát cho máy nén khí cần được thoát khỏi phòng máy nén một cách dễ dàng, nếu không rất nhiều không khí nóng có thể hút vào đầu vào của máy. Như vậy mô hình chung làm tăng nền nhiệt độ môi trường nên dẫn đến máy hoạt động ở điều kiện nhiệt độ cao. Ở vài viết này EBOOKBKMT sẽ giới thiệu đến các bạn các giải pháp thông gió cho phòng đặt máy nén khí hiệu quả nhất.


Chúng ta cần biết rằng nhiệt độ trong phòng đặt máy nén khí thường khá cao do lượng nhiệt phát sinh trong quá trình hoạt động của máy nén, cửa thông gió lại không thể mở ra nhiều để hút khí tươi vào bởi vì có thể sẽ hút thêm bụi vào phòng làm lọc bẩn gây giảm áp lực và nhiệt độ cao hơn, máy phải làm việc nặng hơn thực tế và nếu hơi nước, bụi và các chất bẩn có nhiều trong khí vào, chúng sẽ gây ra bám bẩn ở các bộ phận bên trong máy nén như các van, bánh công tác, trục vít. Những cặn bám này sẽ gây mòn sớm và làm giảm năng suất của máy nén. Hơn nữa hầu hết bộ lọc không khí được lắp đặt ngay trong máy nén, dù có quạt thổi khí trong phòng vào buồng máy nhưng nhiệt độ không khí bên trong gian máy nén vẫn rất cao, điều này làm cho máy nén luôn hoạt động ở nhiệt độ cao, dễ xảy ra sự cố nhất là vào mùa nóng.

Yêu cầu phòng đặt máy nén khí


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Phòng đặt máy nén khí nên có không gian rộng rãi, chiều cao căn phòng nên lớn hơn 2.5 lần chiều cao của máy nén, tường và mái che có cách nhiệt thì càng tốt. Phải thiết kế sẵn kênh thoát nước để xả nước ngưng hàng ngày. Máy nén khí phải đặt trên giá chắc chắn, cách nền khoảng 15 - 20cm.

Các phương pháp thông gió phòng đặt máy nén khí

Ta cần chú ý các thông số sau của máy nén khí. Ở đây mình chọn.
+ Qmn (m3/ p) - Lưu lượng của máy nén khí
+ M (MJ/h) - Công suất nhiệt của máy nén khí (Lượng nhiệt sinh ra từ máy nén khí trong 1h)
+ Qt (m3/p) - Lưu lượng khí thoát ra khỏi máy nén. Đối với máy nén làm mát bằng khí thì Q chính là lưu lượng của quạt giải nhiệt. Với máy nén làm mát bằng nước thì Q chính là lưu lượng của quạt cấp không khí cho không gian bên trong máy nén.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Cách 1: Thông gió tổng hợp

Phương pháp thông gió này cũng thường được áp dụng ở nước ta với những phòng đặt máy nén có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường khoảng 5oC. Lưu lượng quạt thông gió cần chọn Qc đảm bảo:
Q > 2.5 x Qt (m3/p)
Q = 2.78 x M (m3/ p)
Trong thực tế ta có thể sử dụng quạt hút và cửa cấp gió tựơi nhờ chênh áp bên trong và bên ngoài phòng do lúc này áp trong phòng là áp âm, trường hợp này cửa cấp gió tươi vào phòng phải lắp lưới và bông lọc khí (vệ sinh định kỳ). Vì quạt là quạt hút nên khi chọn quạt ta cũng không cần quan tâm đến cột áp của quạt, khoảng 100 - 200 Pa là được.
Một cách khác có thể dùng là sử dụng 01 quạt hút và 01 quạt thổi. Cách này có thể chọn quạt thổi có lưu lượng Qthổi > Qhút + Qmn, để đảm bảo áp suất trong phòng luôn dương, giảm lượng bụi vào phòng. Tuy nhiên phương án này tốn chi phí đầu tư hơn, quạt thổi cũng phải có lưới lọc khí đầu vào nên cột áp quạt phải chọn từ 250 - 350 Pa.

"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Cách 2: Sử dụng đường ống thông gió

    Đây là kiểu hình thông gió ống đẩy, ống gió được gắn liền với miệng xả của máy nén tận dụng lực đẩy của quạt gió bên trong máy nén để đấy khí nóng ra bên ngoài
Phương pháp này áp dụng cho phòng máy lắp ống gió và có tổn thất (trở lực) trên ống gió không vượt quá 20Pa, độ dài ống không quá 5m.
- Kết nối ống gió với miệng xả ở phía trên máy nén khí. Khi lắp đặt cần chú ý, ống gió có thể di chuyển được khi cần thiết, không gắn cố định, ống gió kết nối với miệng xả bằng ống mềm tránh rung động. Đường ống gió cần hạn chế tối đa các vị trí uốn cong để giảm tổn thất, đầu ra của ống gió nên lắp thẳng đứng và có mái che hình nón. Các bạn cũng cần để ý là nếu phòng có nhiều máy nén thì mỗi máy sẽ có một ống thoát gió nóng riêng biệt, tuyệt đối không nối chung với nhau tránh gió nóng máy này lại thoát qua máy kia gây quá nhiệt.
- Ở phương pháp này cũng cần có quạt thông gió cho phòng nhưng lưu lượng yêu cầu thấp hơn nhiều so với phương án 1. Lưu lượng quạt thông gió cần chọn Qc đảm bảo:
Q > 0.25 x Qt (m3/p)
Q = 0.27 x M (m3/ p)
-  Phương pháp này được áp dụng phổ biến hiện nay do đem lại hiệu quả tốt mà không yêu cầu chi phí đầu tư cao

Cách 3: Sử dụng đường ống thông gió kết hợp với quạt hút

- Trường hợp trở lực đường ống vượt quá 20 Pa thì phải lắp thêm quạt hút ở đầu ra của ống gió. Đây là kiểu thông gió ống hút. Như vậy cách này áp dụng cho những phòng máy có ống thoát khí nóng dài, độ sụt áp lớn hơn 20pa.
- Không giống như cách 2, ống dẫn không được gắn trực tiếp với miệng của máy nén mà cách một khoảng không nào đó (thường từ 10 - 15 cm), khoảng cách này phải lớn hơn so với đường kính của ống gió.
- Trên ống có gắn quạt hút gió với lưu lương lớn hơn lưu lượng khí nóng được thoát ra từ máy nén khí.
Lưu lượng quạt hút gió cần chọn Qhút đảm bảo:
Qhút > 1.35 x Qt (m3/p)
Cần lưu ý phải chọn quạt có thể hoạt động ở nhiệt độ trên 80oC. Bật quạt này khi máy nén chạy và tắt khi máy nén dừng.
- Cách này không cần quạt thông gió như hai cách trên nhưng vẫn cần cửa thông gió đặt ở vị trí ngang với phin lọc khí máy nén. Nên lắp lưới lọc, bông lọc khí và vệ sinh thường xuyên.

Lưu ý:

- Các cửa cấp gió tươi cần điều chỉnh tốc độ gió không vượt quá 2 m/s
- Quạt hút thông gió thường đặt ở 2/3 chiều cao của phòng. Cửa cấp gió tươi thường đặt ở vị trí thấp hơn, thường đặt ngang với vị trí của bộ lọc khí máy nén.
- Cách 3 không nên áp dụng cho riêng cho máy sấy khí.
- Không để cửa hút gió quá gần miệng xả của khí nóng.
- Cần thiết kể cửa hút gió đồng thời là một lưới lọc sơ cấp
- Tính toán kỹ công suất của quạt thông gió trước khi lắp
- Các phương pháp áp dụng tối ưu với trường hợp nhiệt độ phòng cao hơn nhiệt độ môi trường 5oC. Các trường hợp cao hơn, bạn nên chọn quạt có lưu lượng cao hơn.

LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

Chúc các bạn thành công!


Phòng đặt máy nén và chất lượng khí hút vào máy nén có ảnh hưởng rất lớn đến mức năng lượng tiêu thụ. Không khí nóng sau khi làm mát cho máy nén khí cần được thoát khỏi phòng máy nén một cách dễ dàng, nếu không rất nhiều không khí nóng có thể hút vào đầu vào của máy. Như vậy mô hình chung làm tăng nền nhiệt độ môi trường nên dẫn đến máy hoạt động ở điều kiện nhiệt độ cao. Ở vài viết này EBOOKBKMT sẽ giới thiệu đến các bạn các giải pháp thông gió cho phòng đặt máy nén khí hiệu quả nhất.


Chúng ta cần biết rằng nhiệt độ trong phòng đặt máy nén khí thường khá cao do lượng nhiệt phát sinh trong quá trình hoạt động của máy nén, cửa thông gió lại không thể mở ra nhiều để hút khí tươi vào bởi vì có thể sẽ hút thêm bụi vào phòng làm lọc bẩn gây giảm áp lực và nhiệt độ cao hơn, máy phải làm việc nặng hơn thực tế và nếu hơi nước, bụi và các chất bẩn có nhiều trong khí vào, chúng sẽ gây ra bám bẩn ở các bộ phận bên trong máy nén như các van, bánh công tác, trục vít. Những cặn bám này sẽ gây mòn sớm và làm giảm năng suất của máy nén. Hơn nữa hầu hết bộ lọc không khí được lắp đặt ngay trong máy nén, dù có quạt thổi khí trong phòng vào buồng máy nhưng nhiệt độ không khí bên trong gian máy nén vẫn rất cao, điều này làm cho máy nén luôn hoạt động ở nhiệt độ cao, dễ xảy ra sự cố nhất là vào mùa nóng.

Yêu cầu phòng đặt máy nén khí


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Phòng đặt máy nén khí nên có không gian rộng rãi, chiều cao căn phòng nên lớn hơn 2.5 lần chiều cao của máy nén, tường và mái che có cách nhiệt thì càng tốt. Phải thiết kế sẵn kênh thoát nước để xả nước ngưng hàng ngày. Máy nén khí phải đặt trên giá chắc chắn, cách nền khoảng 15 - 20cm.

Các phương pháp thông gió phòng đặt máy nén khí

Ta cần chú ý các thông số sau của máy nén khí. Ở đây mình chọn.
+ Qmn (m3/ p) - Lưu lượng của máy nén khí
+ M (MJ/h) - Công suất nhiệt của máy nén khí (Lượng nhiệt sinh ra từ máy nén khí trong 1h)
+ Qt (m3/p) - Lưu lượng khí thoát ra khỏi máy nén. Đối với máy nén làm mát bằng khí thì Q chính là lưu lượng của quạt giải nhiệt. Với máy nén làm mát bằng nước thì Q chính là lưu lượng của quạt cấp không khí cho không gian bên trong máy nén.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Cách 1: Thông gió tổng hợp

Phương pháp thông gió này cũng thường được áp dụng ở nước ta với những phòng đặt máy nén có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường khoảng 5oC. Lưu lượng quạt thông gió cần chọn Qc đảm bảo:
Q > 2.5 x Qt (m3/p)
Q = 2.78 x M (m3/ p)
Trong thực tế ta có thể sử dụng quạt hút và cửa cấp gió tựơi nhờ chênh áp bên trong và bên ngoài phòng do lúc này áp trong phòng là áp âm, trường hợp này cửa cấp gió tươi vào phòng phải lắp lưới và bông lọc khí (vệ sinh định kỳ). Vì quạt là quạt hút nên khi chọn quạt ta cũng không cần quan tâm đến cột áp của quạt, khoảng 100 - 200 Pa là được.
Một cách khác có thể dùng là sử dụng 01 quạt hút và 01 quạt thổi. Cách này có thể chọn quạt thổi có lưu lượng Qthổi > Qhút + Qmn, để đảm bảo áp suất trong phòng luôn dương, giảm lượng bụi vào phòng. Tuy nhiên phương án này tốn chi phí đầu tư hơn, quạt thổi cũng phải có lưới lọc khí đầu vào nên cột áp quạt phải chọn từ 250 - 350 Pa.

"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Cách 2: Sử dụng đường ống thông gió

    Đây là kiểu hình thông gió ống đẩy, ống gió được gắn liền với miệng xả của máy nén tận dụng lực đẩy của quạt gió bên trong máy nén để đấy khí nóng ra bên ngoài
Phương pháp này áp dụng cho phòng máy lắp ống gió và có tổn thất (trở lực) trên ống gió không vượt quá 20Pa, độ dài ống không quá 5m.
- Kết nối ống gió với miệng xả ở phía trên máy nén khí. Khi lắp đặt cần chú ý, ống gió có thể di chuyển được khi cần thiết, không gắn cố định, ống gió kết nối với miệng xả bằng ống mềm tránh rung động. Đường ống gió cần hạn chế tối đa các vị trí uốn cong để giảm tổn thất, đầu ra của ống gió nên lắp thẳng đứng và có mái che hình nón. Các bạn cũng cần để ý là nếu phòng có nhiều máy nén thì mỗi máy sẽ có một ống thoát gió nóng riêng biệt, tuyệt đối không nối chung với nhau tránh gió nóng máy này lại thoát qua máy kia gây quá nhiệt.
- Ở phương pháp này cũng cần có quạt thông gió cho phòng nhưng lưu lượng yêu cầu thấp hơn nhiều so với phương án 1. Lưu lượng quạt thông gió cần chọn Qc đảm bảo:
Q > 0.25 x Qt (m3/p)
Q = 0.27 x M (m3/ p)
-  Phương pháp này được áp dụng phổ biến hiện nay do đem lại hiệu quả tốt mà không yêu cầu chi phí đầu tư cao

Cách 3: Sử dụng đường ống thông gió kết hợp với quạt hút

- Trường hợp trở lực đường ống vượt quá 20 Pa thì phải lắp thêm quạt hút ở đầu ra của ống gió. Đây là kiểu thông gió ống hút. Như vậy cách này áp dụng cho những phòng máy có ống thoát khí nóng dài, độ sụt áp lớn hơn 20pa.
- Không giống như cách 2, ống dẫn không được gắn trực tiếp với miệng của máy nén mà cách một khoảng không nào đó (thường từ 10 - 15 cm), khoảng cách này phải lớn hơn so với đường kính của ống gió.
- Trên ống có gắn quạt hút gió với lưu lương lớn hơn lưu lượng khí nóng được thoát ra từ máy nén khí.
Lưu lượng quạt hút gió cần chọn Qhút đảm bảo:
Qhút > 1.35 x Qt (m3/p)
Cần lưu ý phải chọn quạt có thể hoạt động ở nhiệt độ trên 80oC. Bật quạt này khi máy nén chạy và tắt khi máy nén dừng.
- Cách này không cần quạt thông gió như hai cách trên nhưng vẫn cần cửa thông gió đặt ở vị trí ngang với phin lọc khí máy nén. Nên lắp lưới lọc, bông lọc khí và vệ sinh thường xuyên.

Lưu ý:

- Các cửa cấp gió tươi cần điều chỉnh tốc độ gió không vượt quá 2 m/s
- Quạt hút thông gió thường đặt ở 2/3 chiều cao của phòng. Cửa cấp gió tươi thường đặt ở vị trí thấp hơn, thường đặt ngang với vị trí của bộ lọc khí máy nén.
- Cách 3 không nên áp dụng cho riêng cho máy sấy khí.
- Không để cửa hút gió quá gần miệng xả của khí nóng.
- Cần thiết kể cửa hút gió đồng thời là một lưới lọc sơ cấp
- Tính toán kỹ công suất của quạt thông gió trước khi lắp
- Các phương pháp áp dụng tối ưu với trường hợp nhiệt độ phòng cao hơn nhiệt độ môi trường 5oC. Các trường hợp cao hơn, bạn nên chọn quạt có lưu lượng cao hơn.

LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: