Hướng dẫn bảo trì máy nén khí Atlas Copco trục vít phun dầu


Việc thực hiện bảo dưỡng hiệu quả sẽ cải thiện rất nhiều hiệu suất hoạt động của hệ thống máy nén khí. Ở bài viết này EBOOKBKMT sẽ hướng dẫn các bạn các bước kiểm tra, bảo trì chung nhất với máy nén khí trục vít Atlas Copco phun dầu.

Kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng máy nén khí

Trước khi tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hay xử lý sự cố nào đó thì cần tuân theo chu trình sau:

• Dừng máy nén.
• Nhấn nút dừng khẩn cấp (S2).
• Khóa van đường ra của khí nén và mở van xả nước ngưng thủ công cho đến khi áp tụt về 0.00 bar và không thấy khí thoát ra nữa.
• Vì máy nén khí thường có trang bị van xả nước ngưng tự động nên có thể nhấn nút test ở trên đường xả cho đến khi hệ thống khí giữa bình tách khí và van đầu ra hạ hết áp.
• Tắt nguồn máy nén ở trạm điện.

Những thao tác này đều phải đảm bảo các biện pháp an toàn.

Công tác bảo trì, bảo dưỡng được tiến hành theo lịch trình như sau:

Bảo dưỡng hàng ngày:

- Hàng ngày kiểm tra và đọc trên màn hình hiển thị xem máy nén có hoạt động ổn định không, kiểm tra các thông số trạng thái ở chế độ tải và không tải xem có khác nhiều với mức chuẩn không, có gần với mức giới hạn không, có gì bất thường không để có biện pháp xử lý.
- Hàng ngày kiểm tra nước ngưng xả ra trong suốt quá trình tải, xả bớt nước ngưng qua van xả nước bằng tay.
- Hàng ngày kiểm tra mức dầu ở bình tách khí/dầu. Trước khi bắt đầu mức dầu phải nằm ở mức giữa của kính quan sát dầu.
- Hàng ngày kiểm tra chấn động và tiếng ồn bất thường.


Bảo dưỡng hàng tuần:
- Kiểm tra mức dầu trong bộ lọc dầu. Nếu cần thiết tháo sạch dầu và đưa tới khu vực bảo dưỡng, cần chú ý giữ cho vỏ của bình để ngăn ngừa hơi xâm nhập vào.
- Khi máy nén chạy được khoảng 50h thì kiểm tra bộ lọc khí vào nhất là nếu làm việc dưới môi trường nhiều bụi, đây là bộ phận dễ bị tắc nghẽn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất máy và dẫn đến quá nhiệt và giảm tuổi thọ nhớt vì vậy cần thiết phải định kỳ vệ sinh và thay thế các bộ lọc.
- Làm sạch tất cả linh kiện bên ngoài của máy. Đảm bảo bộ phận giải nhiệt cho máy nén sạch sẽ. Máy bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khác thường và dầu bị các bon hoá ở các linh kiện van bên trong.
- Kiểm tra hoạt động van an toàn bằng cách kéo vòng hay cần.

Bảo dưỡng hàng tháng:

- Kiểm tra dầu, thay thế nếu cần thiết.
- Kiểm tra độ căng dây đai, tăng nếu cần.

Bảo dưỡng hàng quý:

- Nên di chuyển, tháo rời và làm sạch van phao của bẫy ngưng.
- Nên vệ sinh máy nén.
- Nên kiểm tra mức độ rò rỉ có thể có của hệ thống.
- Khi máy nén chạy được 500h: Nên kiểm tra và quan sát các bộ phận làm mát, vệ sinh chúng nếu cần thiết.
- Nên tháo bộ phận lọc khí và kiểm tra.
- Nên thay dầu.
- Nên kiểm tra các van. Làm sạch muội than ở các van và đầu máy.
- Nên kiểm tra và siết tất cả các bu lông, đai ốc,… nếu thấy cần thiết.
- Nên kiểm tra chế độ không tải của máy.

Bảo dưỡng hàng năm:

- 1 năm một lần: Nên có kiểm tra van an toàn.
- 1 năm một lần: Nên kiểm tra độ linh hoạt của các cơ cấu, nếu không được tốt cần phải sửa chữa hoặc thay thế.
- 1 năm một lần hay khi máy nén chạy được 4000h: Nên thay thế bộ lọc dầu.
- 1 năm một lần hay khi máy nén chạy được 8000h: Nên thay thế dầu bôi trơn (tốt nhất là HD Roto – Xtend Duty Fluid).

- 2 năm 1 lần hay khi máy nén chạy được 8000h: Nên có thay thế bộ phận tách dầu. Trường hợp độ chênh áp suất bộ phận tách dầu vượt quá 0,8 bar thì cần phải thay thế ngay. Kiểm tra độ chênh áp suất khi máy nén chạy tải và ở điều kiện áp suất làm việc ổn định.

Chúc các bạn thành công!


Việc thực hiện bảo dưỡng hiệu quả sẽ cải thiện rất nhiều hiệu suất hoạt động của hệ thống máy nén khí. Ở bài viết này EBOOKBKMT sẽ hướng dẫn các bạn các bước kiểm tra, bảo trì chung nhất với máy nén khí trục vít Atlas Copco phun dầu.

Kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng máy nén khí

Trước khi tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hay xử lý sự cố nào đó thì cần tuân theo chu trình sau:

• Dừng máy nén.
• Nhấn nút dừng khẩn cấp (S2).
• Khóa van đường ra của khí nén và mở van xả nước ngưng thủ công cho đến khi áp tụt về 0.00 bar và không thấy khí thoát ra nữa.
• Vì máy nén khí thường có trang bị van xả nước ngưng tự động nên có thể nhấn nút test ở trên đường xả cho đến khi hệ thống khí giữa bình tách khí và van đầu ra hạ hết áp.
• Tắt nguồn máy nén ở trạm điện.

Những thao tác này đều phải đảm bảo các biện pháp an toàn.

Công tác bảo trì, bảo dưỡng được tiến hành theo lịch trình như sau:

Bảo dưỡng hàng ngày:

- Hàng ngày kiểm tra và đọc trên màn hình hiển thị xem máy nén có hoạt động ổn định không, kiểm tra các thông số trạng thái ở chế độ tải và không tải xem có khác nhiều với mức chuẩn không, có gần với mức giới hạn không, có gì bất thường không để có biện pháp xử lý.
- Hàng ngày kiểm tra nước ngưng xả ra trong suốt quá trình tải, xả bớt nước ngưng qua van xả nước bằng tay.
- Hàng ngày kiểm tra mức dầu ở bình tách khí/dầu. Trước khi bắt đầu mức dầu phải nằm ở mức giữa của kính quan sát dầu.
- Hàng ngày kiểm tra chấn động và tiếng ồn bất thường.


Bảo dưỡng hàng tuần:
- Kiểm tra mức dầu trong bộ lọc dầu. Nếu cần thiết tháo sạch dầu và đưa tới khu vực bảo dưỡng, cần chú ý giữ cho vỏ của bình để ngăn ngừa hơi xâm nhập vào.
- Khi máy nén chạy được khoảng 50h thì kiểm tra bộ lọc khí vào nhất là nếu làm việc dưới môi trường nhiều bụi, đây là bộ phận dễ bị tắc nghẽn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất máy và dẫn đến quá nhiệt và giảm tuổi thọ nhớt vì vậy cần thiết phải định kỳ vệ sinh và thay thế các bộ lọc.
- Làm sạch tất cả linh kiện bên ngoài của máy. Đảm bảo bộ phận giải nhiệt cho máy nén sạch sẽ. Máy bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khác thường và dầu bị các bon hoá ở các linh kiện van bên trong.
- Kiểm tra hoạt động van an toàn bằng cách kéo vòng hay cần.

Bảo dưỡng hàng tháng:

- Kiểm tra dầu, thay thế nếu cần thiết.
- Kiểm tra độ căng dây đai, tăng nếu cần.

Bảo dưỡng hàng quý:

- Nên di chuyển, tháo rời và làm sạch van phao của bẫy ngưng.
- Nên vệ sinh máy nén.
- Nên kiểm tra mức độ rò rỉ có thể có của hệ thống.
- Khi máy nén chạy được 500h: Nên kiểm tra và quan sát các bộ phận làm mát, vệ sinh chúng nếu cần thiết.
- Nên tháo bộ phận lọc khí và kiểm tra.
- Nên thay dầu.
- Nên kiểm tra các van. Làm sạch muội than ở các van và đầu máy.
- Nên kiểm tra và siết tất cả các bu lông, đai ốc,… nếu thấy cần thiết.
- Nên kiểm tra chế độ không tải của máy.

Bảo dưỡng hàng năm:

- 1 năm một lần: Nên có kiểm tra van an toàn.
- 1 năm một lần: Nên kiểm tra độ linh hoạt của các cơ cấu, nếu không được tốt cần phải sửa chữa hoặc thay thế.
- 1 năm một lần hay khi máy nén chạy được 4000h: Nên thay thế bộ lọc dầu.
- 1 năm một lần hay khi máy nén chạy được 8000h: Nên thay thế dầu bôi trơn (tốt nhất là HD Roto – Xtend Duty Fluid).

- 2 năm 1 lần hay khi máy nén chạy được 8000h: Nên có thay thế bộ phận tách dầu. Trường hợp độ chênh áp suất bộ phận tách dầu vượt quá 0,8 bar thì cần phải thay thế ngay. Kiểm tra độ chênh áp suất khi máy nén chạy tải và ở điều kiện áp suất làm việc ổn định.

Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: