Nâng cao công suất lò quay tại nhà máy Vicem Hải Phòng bằng cách cải tạo quạt ID


Nâng cao sản lượng clinker, tối ưu hóa sản xuất trong điều kiện chỉ có một dây chuyền sản xuất là những yêu cầu cấp thiết đối với đội ngũ kỹ thuật sản xuất của Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng.
Từ năm 2014, gia tăng sản lượng và tối ưu hóa sản xuất là hai sáng kiến chiến lược quan trọng được đặt ra trong chiến lược phát triển chung của Vicem Hải Phòng. Trong năm 2015, Công ty đã tiến hành chuẩn đoán toàn diện và chỉ ra những nút thắt quan trọng trong dây chuyền sản xuất clinker cần khắc phục, đó là:

- Hiệu suất thu hồi nhiệt ghi làm nguội chưa cao.
- Quạt ID không đáp ứng được sức hút, đặc biệt khi hệ thống lò có những thay đổi về nguyên, nhiên liệu.
- Tỉ lệ gió giả cao hơn chuẩn thiết kế.
- Các cân than mịn có sai số vượt giới hạn.

Từ những chẩn đoán trên, việc cải tạo quạt ID là một phần trong chuỗi các công việc cần làm để tối ưu hóa vận hành lò nung tại Vicem Hải Phòng trong đợt sửa chữa lớn vào tháng1/2016. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn được giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo mức chi phí đầu tư thấp nhất. Sau khi nghiên cứu và được sự chấp nhận của ban lãnh đạo Công ty, đội ngũ kỹ thuật của Vicem Hải Phòng đã tập trung vào giải pháp tận dụng vật tư tồn kho và thay đổi tham số biến tần để nâng tần số và công suất vận hành quạt. Bài viết này sẽ trình bày tổng quát quá trình thực hiện cải tạo và kết quả đạt được sau khi hoàn thành việc cải tạo quạt ID.


1. Thực trạng hoạt động quạt ID qua 10 năm hoạt động

Kể từ khi được chuyên gia lắp đặt chạy thử vào cuối năm 2005 đến trước thời điểm thực hiện cải tạo, quạt ID thường vận hành ở chế độ tiêu hao công suất thấp hơn nhiều so với định mức thiết kế. Khi chạy quạt ở tốc độ định mức n = 100% (n = 995 v/ph) và năng suất lò đạt 3300 tấn/ngày, thì động cơ và biến tần quạt vận hành với hiệu suất như sau:

+ Động cơ:

- P thiết kế = 1600KW và P thực tế = ~960 KW ÷ 1000 KW → Thực tế đạt 70% giá trị định mức;
- I thiết kế 1631A và I thực tế = ~1250 A → Thực tế đạt 70% giá trị định mức;
- Nhiệt độ cuộn dây < 100oC (Cấp bảo vệ động cơ cấp F);
- Nhiệt độ ổ đỡ vòng bi < 55oC.

+ Biến tần:

- P thiết kế = 2x1028KVA (~2048KVA) và P thực tế = ~ 960 KW ÷ 1000 KW → Thực tế đạt 60% định mức;
- I thiết kế = 2x900A (~1800A) và I thực tế = ~1200A → Thực tế đạt 70% giá trị định mức;
- F thiết kế = 2÷200Hz và F thực tế = 50Hz → Đáp ứng yêu cầu điều chỉnh tần số.

Khi được FLSmidth cung cấp lần đầu (giai đoạn lắp đặt ban đầu của nhà máy), cánh quạt và trục quạt ID không đồng bộ. Sau một thời gian vận hành, quạt ID thường vận hành ở chế độ tiêu hao công suất thấp hơn nhiều so với định mức thiết kế, Công ty đã có văn bản yêu cầu FLSmidth xem xét giải quyết và đến đầu năm 2006, Công ty đã được FLSmidth cấp bù trục quạt ID kèm theo cánh quạt được tăng cứng để đáp ứng công suất cao hơn.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Về cơ bản, các thông số của cánh quạt ID mới hoàn toàn giống với các thông số của cánh quạt ID cũ nhưng trục quạt có khác nhau vì trục quạt ID mới là dạng gắn liền với cánh quạt, còn trục quạt ID cũ là dạng rời. Do vậy, khi tiến hành lắp đặt quạt ID mới, cần thực hiện các bước chuẩn bị và nghiên cứu, lắp đặt kỹ lưỡng để tránh những trục trặc có thể xảy ra, đồng thời phải đạt được hiệu suất vận hành mong muốn. (Hình 1)

Về nguyên tắc, để tăng công suất quạt có 2 cách cơ bản: (1) Thay đổi hình học profin cánh quạt hoặc (2) Tăng tốc độ làm việc của cánh quạt mà theo cách này, về lý thuyết nếu tốc độ quạt tăng n% thì công suất quạt sẽ tăng ở mức mũ 3 của n.

Trên cơ sở tình hình thực tế, Vicem Hải Phòng đã chọn giải pháp tăng tốc độ vòng quạt của cánh quạt và vấn đề đặt ra ở đây là cần khảo sát tính đáp ứng của hệ thống mạch điều khiển, biến tần và động cơ khi áp dụng giải pháp này.

2. Quá trình thực hiện và kết quả công tác cải tạo quạt ID

2.1. Các bước tiến hành

Quá trình cải tạo quạt ID gồm 04 bước như theo sơ đồ bên dưới:


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Các bước tiến hành cụ thể như sau:

+ Bước 1: Thực hiện tuần tự các bước lắp đặt về cơ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


- Thực hiện tháo lắp động cơ, cánh quạt, định vị chân đế bệ máy. (Hình 2)


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

- Lắp đặt cánh quạt và căn chỉnh. (Hình 3)


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


- Căn  chỉnh đồng tâm  trục quạt ID đạt dung sai cho phép về sai lệch khớp nối giữa động cơ và quạt. (Hình 4)

+ Bước 2: Thực hiện những điều chỉnh về điện

- Thực hiện đo kiểm tra thông số dòng điện, điện áp tại bộ bảo vệ Siprotec.
- Thực hiện đo đạc các thông số điện áp, dòng điện thực tế tại thiết bị.
- Tính toán thông số dòng điện và công suất để đối chiếu so sánh với số liệu hiển thị tại biến tần và trên màn hình vận hành CCR.
- Thực hiện việc điều chỉnh tham số biến tần:

 + Từng bước thay đổi tham số danh định về tốc độ để theo dõi (Mức đặt cuối cùng n = 1200 tương ứng f = 60Hz).
 + Thay đổi các tham số tăng tốc giảm tốc để đảm bảo an toàn cho thiết bị điện tử tại biến tần.
 + Thay đổi một số tham số bảo vệ để đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn, ổn định.
 + Thay đổi dải đặt trên CCR để thông số đặt trên CCR và biến tần là thống nhất.

Điều chỉnh dải hiển thi tốc độ trên CCR theo giá trị đặt tại biến tần.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


- Chạy thử không tải. (Hình 5)

+ Bước 3: Triển khai thực hiện đánh giá kiểm soát

- Đo và phân tích rung động quạt ID lúc chạy không tải, kết quả đạt được như bảng bên dưới.

- Đo đạc các số liệu về điện và cơ khi thực hiện chạy Lò ở các mức cấp liệu khác nhau.

2.2. Kết quả đạt được

Qua quá trình theo dõi hoạt động lò trong 3 tháng liên tục kể từ sau khi tiến hành sửa chữa lớn, hoạt động của hệ thống đã được cải thiện đáng kể, cụ thể:



"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


- Tốc độ quạt ID tăng từ 995 v/ph lên 1068 v/ph, tương đương tăng từ 5÷7% so với trước khi cải tạo.
- Công suất quạt tăng được ~15%, tối đa có thể tăng 20%, công suất động cơ quạt trước đây từ 950kW - 1000kW nay đã đạt mức 1200 - 1400kW.
- Độ rung và nhiệt độ bảo đảm trong giới hạn cho phép.

Với khả năng vận hành cải thiện của quạt ID như trên, năng suất lò đã tăng lên tối thiểu 3% so với bình quân cùng kỳ.

3. Kết luận

Qua các bước chuẩn bị kỹ lưỡng, các giải pháp tổ chức thực hiện hợp lý và kiểm soát chặt chẽ, khối sản xuất đã thực hiện thành công đề tài “Cải tạo quạt ID, nâng công suất lò nung tại Xi măng Vicem Hải Phòng”. Tốc độ quạt 341FN420 tăng từ 995 v/ph lên 1068 v/ph (~5÷7%) và khi đó, năng suất lò có thể chạy vượt khoảng 3÷5% so với năng suất thiết kế, ước tính làm lợi về kinh tế khoảng ~2 tỉ đồng/tháng. Đây cũng chính là một trong những nút thắt quan trọng đã được tháo gỡ thành công, góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016 của Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng.






NGUỒN: (ximang.vn)


Nâng cao sản lượng clinker, tối ưu hóa sản xuất trong điều kiện chỉ có một dây chuyền sản xuất là những yêu cầu cấp thiết đối với đội ngũ kỹ thuật sản xuất của Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng.
Từ năm 2014, gia tăng sản lượng và tối ưu hóa sản xuất là hai sáng kiến chiến lược quan trọng được đặt ra trong chiến lược phát triển chung của Vicem Hải Phòng. Trong năm 2015, Công ty đã tiến hành chuẩn đoán toàn diện và chỉ ra những nút thắt quan trọng trong dây chuyền sản xuất clinker cần khắc phục, đó là:

- Hiệu suất thu hồi nhiệt ghi làm nguội chưa cao.
- Quạt ID không đáp ứng được sức hút, đặc biệt khi hệ thống lò có những thay đổi về nguyên, nhiên liệu.
- Tỉ lệ gió giả cao hơn chuẩn thiết kế.
- Các cân than mịn có sai số vượt giới hạn.

Từ những chẩn đoán trên, việc cải tạo quạt ID là một phần trong chuỗi các công việc cần làm để tối ưu hóa vận hành lò nung tại Vicem Hải Phòng trong đợt sửa chữa lớn vào tháng1/2016. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn được giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo mức chi phí đầu tư thấp nhất. Sau khi nghiên cứu và được sự chấp nhận của ban lãnh đạo Công ty, đội ngũ kỹ thuật của Vicem Hải Phòng đã tập trung vào giải pháp tận dụng vật tư tồn kho và thay đổi tham số biến tần để nâng tần số và công suất vận hành quạt. Bài viết này sẽ trình bày tổng quát quá trình thực hiện cải tạo và kết quả đạt được sau khi hoàn thành việc cải tạo quạt ID.


1. Thực trạng hoạt động quạt ID qua 10 năm hoạt động

Kể từ khi được chuyên gia lắp đặt chạy thử vào cuối năm 2005 đến trước thời điểm thực hiện cải tạo, quạt ID thường vận hành ở chế độ tiêu hao công suất thấp hơn nhiều so với định mức thiết kế. Khi chạy quạt ở tốc độ định mức n = 100% (n = 995 v/ph) và năng suất lò đạt 3300 tấn/ngày, thì động cơ và biến tần quạt vận hành với hiệu suất như sau:

+ Động cơ:

- P thiết kế = 1600KW và P thực tế = ~960 KW ÷ 1000 KW → Thực tế đạt 70% giá trị định mức;
- I thiết kế 1631A và I thực tế = ~1250 A → Thực tế đạt 70% giá trị định mức;
- Nhiệt độ cuộn dây < 100oC (Cấp bảo vệ động cơ cấp F);
- Nhiệt độ ổ đỡ vòng bi < 55oC.

+ Biến tần:

- P thiết kế = 2x1028KVA (~2048KVA) và P thực tế = ~ 960 KW ÷ 1000 KW → Thực tế đạt 60% định mức;
- I thiết kế = 2x900A (~1800A) và I thực tế = ~1200A → Thực tế đạt 70% giá trị định mức;
- F thiết kế = 2÷200Hz và F thực tế = 50Hz → Đáp ứng yêu cầu điều chỉnh tần số.

Khi được FLSmidth cung cấp lần đầu (giai đoạn lắp đặt ban đầu của nhà máy), cánh quạt và trục quạt ID không đồng bộ. Sau một thời gian vận hành, quạt ID thường vận hành ở chế độ tiêu hao công suất thấp hơn nhiều so với định mức thiết kế, Công ty đã có văn bản yêu cầu FLSmidth xem xét giải quyết và đến đầu năm 2006, Công ty đã được FLSmidth cấp bù trục quạt ID kèm theo cánh quạt được tăng cứng để đáp ứng công suất cao hơn.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Về cơ bản, các thông số của cánh quạt ID mới hoàn toàn giống với các thông số của cánh quạt ID cũ nhưng trục quạt có khác nhau vì trục quạt ID mới là dạng gắn liền với cánh quạt, còn trục quạt ID cũ là dạng rời. Do vậy, khi tiến hành lắp đặt quạt ID mới, cần thực hiện các bước chuẩn bị và nghiên cứu, lắp đặt kỹ lưỡng để tránh những trục trặc có thể xảy ra, đồng thời phải đạt được hiệu suất vận hành mong muốn. (Hình 1)

Về nguyên tắc, để tăng công suất quạt có 2 cách cơ bản: (1) Thay đổi hình học profin cánh quạt hoặc (2) Tăng tốc độ làm việc của cánh quạt mà theo cách này, về lý thuyết nếu tốc độ quạt tăng n% thì công suất quạt sẽ tăng ở mức mũ 3 của n.

Trên cơ sở tình hình thực tế, Vicem Hải Phòng đã chọn giải pháp tăng tốc độ vòng quạt của cánh quạt và vấn đề đặt ra ở đây là cần khảo sát tính đáp ứng của hệ thống mạch điều khiển, biến tần và động cơ khi áp dụng giải pháp này.

2. Quá trình thực hiện và kết quả công tác cải tạo quạt ID

2.1. Các bước tiến hành

Quá trình cải tạo quạt ID gồm 04 bước như theo sơ đồ bên dưới:


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Các bước tiến hành cụ thể như sau:

+ Bước 1: Thực hiện tuần tự các bước lắp đặt về cơ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


- Thực hiện tháo lắp động cơ, cánh quạt, định vị chân đế bệ máy. (Hình 2)


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

- Lắp đặt cánh quạt và căn chỉnh. (Hình 3)


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


- Căn  chỉnh đồng tâm  trục quạt ID đạt dung sai cho phép về sai lệch khớp nối giữa động cơ và quạt. (Hình 4)

+ Bước 2: Thực hiện những điều chỉnh về điện

- Thực hiện đo kiểm tra thông số dòng điện, điện áp tại bộ bảo vệ Siprotec.
- Thực hiện đo đạc các thông số điện áp, dòng điện thực tế tại thiết bị.
- Tính toán thông số dòng điện và công suất để đối chiếu so sánh với số liệu hiển thị tại biến tần và trên màn hình vận hành CCR.
- Thực hiện việc điều chỉnh tham số biến tần:

 + Từng bước thay đổi tham số danh định về tốc độ để theo dõi (Mức đặt cuối cùng n = 1200 tương ứng f = 60Hz).
 + Thay đổi các tham số tăng tốc giảm tốc để đảm bảo an toàn cho thiết bị điện tử tại biến tần.
 + Thay đổi một số tham số bảo vệ để đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn, ổn định.
 + Thay đổi dải đặt trên CCR để thông số đặt trên CCR và biến tần là thống nhất.

Điều chỉnh dải hiển thi tốc độ trên CCR theo giá trị đặt tại biến tần.


"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


- Chạy thử không tải. (Hình 5)

+ Bước 3: Triển khai thực hiện đánh giá kiểm soát

- Đo và phân tích rung động quạt ID lúc chạy không tải, kết quả đạt được như bảng bên dưới.

- Đo đạc các số liệu về điện và cơ khi thực hiện chạy Lò ở các mức cấp liệu khác nhau.

2.2. Kết quả đạt được

Qua quá trình theo dõi hoạt động lò trong 3 tháng liên tục kể từ sau khi tiến hành sửa chữa lớn, hoạt động của hệ thống đã được cải thiện đáng kể, cụ thể:



"Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"


- Tốc độ quạt ID tăng từ 995 v/ph lên 1068 v/ph, tương đương tăng từ 5÷7% so với trước khi cải tạo.
- Công suất quạt tăng được ~15%, tối đa có thể tăng 20%, công suất động cơ quạt trước đây từ 950kW - 1000kW nay đã đạt mức 1200 - 1400kW.
- Độ rung và nhiệt độ bảo đảm trong giới hạn cho phép.

Với khả năng vận hành cải thiện của quạt ID như trên, năng suất lò đã tăng lên tối thiểu 3% so với bình quân cùng kỳ.

3. Kết luận

Qua các bước chuẩn bị kỹ lưỡng, các giải pháp tổ chức thực hiện hợp lý và kiểm soát chặt chẽ, khối sản xuất đã thực hiện thành công đề tài “Cải tạo quạt ID, nâng công suất lò nung tại Xi măng Vicem Hải Phòng”. Tốc độ quạt 341FN420 tăng từ 995 v/ph lên 1068 v/ph (~5÷7%) và khi đó, năng suất lò có thể chạy vượt khoảng 3÷5% so với năng suất thiết kế, ước tính làm lợi về kinh tế khoảng ~2 tỉ đồng/tháng. Đây cũng chính là một trong những nút thắt quan trọng đã được tháo gỡ thành công, góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016 của Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng.






NGUỒN: (ximang.vn)

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: