Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện gia đình


Công dụng chính của nồi cơm điện là dùng để nấu cơm. Nấu cơm bằng nồi cơm điện, cơm sẽ tơi, giữ được mùi thơm của các loại gạo, giữ được giá trị dinh dưỡng phong phú của cơm. Mặt khác có thể dùng nồi cơm điện để hấp các loại bánh, sấy các loại bánh cần ăn giòn, nóng. Nấu cơm bằng nồi cơm điện không cần người trông, các quá trình nấu và ủ chín cơm đều hoàn toàn tự động, vì thế rất tiện lợi trong sinh hoạt, đặc biệt là những người bận nhiều công việc, ít có thời gian nấu nướng.
Dung tích của nồi có các loại: 1,2lít; 1,8lít; 3,2lít 

Cấu tạo:

Cấu tạo chính của nồi là: Dây điện trở chính (nấu); Điện trở phụ (hâm) và bộ phận  tự động điều chỉnh nhiệt độ (nam châm và bảng lưỡng kim).


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý nồi cơm điện




1. Cần điều khiển.                    5. Rc: Điện trở chính (nấu)
2. Nam châm.                           6. Rp: Điện trở phụ (hâm).
3. Vít điều chỉnh.                      7. RĐ: Điện trở đèn.
4. Bảng lưởng kim.                  8. Vòng trụ sắt (tấm tăng nhiệt)

Nguyên lý:

Ấn cần điều khiển 1, nam châm 2 được đẩy vào đáy trụ sắt 8 nên bị hút chặt làm tiếp điểm N đóng lại cấp điện cho Rc và đèn báo sáng lên.
Nhiệt độ nồi tăng lên, đến khoảng 70oC bảng lưỡng kim 4 cong lên đóng tiếp điểm H, 1 phần dòng điện chạy qua Rp nhưng không ảnh hưởng tới sự đốt nóng (vì khi đó Rp bị ngắn mạch) và nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng lên.
Nhiệt độ tăng đến khoảng 90oC, bảng lưỡng kim cong nhiều đến mức làm cho hành  động của tiếp điểm H chạm vào đầu vít 3 và  tiếp điểm bị cắt, lúc này Rc vẫn được cấp điện qua tiếp điểm N.
Khi nhiệt độ tăng đến 125oC (cơm đã cạn nước, gần chín) nam châm 2 mất từ tính và nhả ra làm cắt tiếp điểm N.
Nhiệt độ giảm dần dưới 90oC, tiếp điểm H đóng lại Rp được nối tiếp với Rc hâm nóng cơm ở nhiệt độ từ (70 - 90) oC.
Trạng thái nấu và hâm của nồi có thể biểu diễn bằng sơ đồ như hình 2a.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Hình 2. Nguyên lý nồi cơm điện


Một vài sơ đồ nồi cơm điện như sau:

- Sơ đồ mạch điện nồi cơm điện SHARP (loại KS – 18ST điện 220V) và RCK 1066 của hãng Toshiba Nhật Bản (dùng điện áp 110V) công suất 510W, thuộc loại nồi cơm điện cơ khống chế nhiệt độ nhờ công tắc cơ kết hợp với nam châm vĩnh cửu.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Sơ đồ mạch điện nồi cơm điện SHARP


R1: Dây điện trở có công suất lớn.
R2: Dây điện trở có công suất nhỏ.
NS: Nam châm vĩnh cửu.
L: công tắc đóng mở.
Đ: Đèn đỏ, báo chế độ nấu cơm.
V: Đèn vàng, báo chế độ ủ cơm.

- Sơ đồ nồi cơm điện dùng mạch điện tử để khống chế nhiệt độ:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Sơ đồ khối nguyên lý nồi cơm điện dùng mạch điện tử khống chế.


1. Dây điện trở gia nhiệt.                   6. Điốt ổn áp D880
2. Đa tríc nhiệt độ.                             7. Nút điều khiển.
3. Công tắc đóng mạch.                    8. Mạch IC.
4. Biến áp nguồn cho mạch điện tử  9. Đèn báo
5. Chỉnh lưu 24V                              10. Rơle + Tiristor


LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)


Chúc các bạn thành công!


Công dụng chính của nồi cơm điện là dùng để nấu cơm. Nấu cơm bằng nồi cơm điện, cơm sẽ tơi, giữ được mùi thơm của các loại gạo, giữ được giá trị dinh dưỡng phong phú của cơm. Mặt khác có thể dùng nồi cơm điện để hấp các loại bánh, sấy các loại bánh cần ăn giòn, nóng. Nấu cơm bằng nồi cơm điện không cần người trông, các quá trình nấu và ủ chín cơm đều hoàn toàn tự động, vì thế rất tiện lợi trong sinh hoạt, đặc biệt là những người bận nhiều công việc, ít có thời gian nấu nướng.
Dung tích của nồi có các loại: 1,2lít; 1,8lít; 3,2lít 

Cấu tạo:

Cấu tạo chính của nồi là: Dây điện trở chính (nấu); Điện trở phụ (hâm) và bộ phận  tự động điều chỉnh nhiệt độ (nam châm và bảng lưỡng kim).


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý nồi cơm điện




1. Cần điều khiển.                    5. Rc: Điện trở chính (nấu)
2. Nam châm.                           6. Rp: Điện trở phụ (hâm).
3. Vít điều chỉnh.                      7. RĐ: Điện trở đèn.
4. Bảng lưởng kim.                  8. Vòng trụ sắt (tấm tăng nhiệt)

Nguyên lý:

Ấn cần điều khiển 1, nam châm 2 được đẩy vào đáy trụ sắt 8 nên bị hút chặt làm tiếp điểm N đóng lại cấp điện cho Rc và đèn báo sáng lên.
Nhiệt độ nồi tăng lên, đến khoảng 70oC bảng lưỡng kim 4 cong lên đóng tiếp điểm H, 1 phần dòng điện chạy qua Rp nhưng không ảnh hưởng tới sự đốt nóng (vì khi đó Rp bị ngắn mạch) và nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng lên.
Nhiệt độ tăng đến khoảng 90oC, bảng lưỡng kim cong nhiều đến mức làm cho hành  động của tiếp điểm H chạm vào đầu vít 3 và  tiếp điểm bị cắt, lúc này Rc vẫn được cấp điện qua tiếp điểm N.
Khi nhiệt độ tăng đến 125oC (cơm đã cạn nước, gần chín) nam châm 2 mất từ tính và nhả ra làm cắt tiếp điểm N.
Nhiệt độ giảm dần dưới 90oC, tiếp điểm H đóng lại Rp được nối tiếp với Rc hâm nóng cơm ở nhiệt độ từ (70 - 90) oC.
Trạng thái nấu và hâm của nồi có thể biểu diễn bằng sơ đồ như hình 2a.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Hình 2. Nguyên lý nồi cơm điện


Một vài sơ đồ nồi cơm điện như sau:

- Sơ đồ mạch điện nồi cơm điện SHARP (loại KS – 18ST điện 220V) và RCK 1066 của hãng Toshiba Nhật Bản (dùng điện áp 110V) công suất 510W, thuộc loại nồi cơm điện cơ khống chế nhiệt độ nhờ công tắc cơ kết hợp với nam châm vĩnh cửu.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Sơ đồ mạch điện nồi cơm điện SHARP


R1: Dây điện trở có công suất lớn.
R2: Dây điện trở có công suất nhỏ.
NS: Nam châm vĩnh cửu.
L: công tắc đóng mở.
Đ: Đèn đỏ, báo chế độ nấu cơm.
V: Đèn vàng, báo chế độ ủ cơm.

- Sơ đồ nồi cơm điện dùng mạch điện tử để khống chế nhiệt độ:


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Sơ đồ khối nguyên lý nồi cơm điện dùng mạch điện tử khống chế.


1. Dây điện trở gia nhiệt.                   6. Điốt ổn áp D880
2. Đa tríc nhiệt độ.                             7. Nút điều khiển.
3. Công tắc đóng mạch.                    8. Mạch IC.
4. Biến áp nguồn cho mạch điện tử  9. Đèn báo
5. Chỉnh lưu 24V                              10. Rơle + Tiristor


LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)


Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: