Rơle khởi động kiểu dòng của block nén tủ lạnh



Khái niệm:

Rơle khởi động kiểu dòng là loại rơle tác động nhờ lực điện từ của dòng điện lớn đi qua cuộn dây để đóng ngắt tiếp điểm cho cuộn dây khởi động của động cơ.

Ứng dụng:

Rơ le khởi động kiểu dòng chỉ sử dụng cho tủ lạnh và máy sấy có động cơ dưới 3/4 HP, không sử dụng cho máy điều hòa không khí. Cần lưu ý một loại rơle chỉ tương thích với một loại động cơ nhất định, không được dùng lẫn.

Nguyên tắc cấu tạo:




Rơle khởi động kiểu dòng có một cuộn dây nối nối tiếp với cuộn dây làm việc của động cơ, có kích cỡ dây bằng kích cỡ dây của cuộn làm việc. Trong cuộn dây có lõi thép lên xuống. Lõi thép mang tiếp điểm điện đóng ngắt . Khi có dòng điện đủ lớn đi qua cuộn dây, lõi thép bị hút lên đóng tiếp điểm K. Khi dòng điện giảm, lực điện từ không đủ giữ lõi thép, lõi thép rơi xuống, ngắt mạch điện, lúc này tốc độ rotor đạt 75% tốc độ định mức.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Đặc tính dòng khởi động của rơle:

Hình 3 giới thiệu đồ thị đặc tính dòng khởi động của một động cơ 150W, điện áp 220V 50Hz.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Tủ lạnh làm việc theo kiểu đóng ngắt. Khi trong tủ thiếu lạnh, rơle nhiệt độ đóng mạch cho động cơ làm việc. Khi đủ lạnh rơle nhiệt độ ngắt mạch, máy nén dừng làm việc. Vì rotor đứng yên nên dòng điện qua cuộn dây R là dòng ngắn mạch, rất lớn. Dòng này đồng thời xuất hiện trên cuộn dây của rơle khởi động. Do dòng rất lớn nên lõi thép bị hút lên, tiếp điểm K đóng (điểm A), cuộn dây khởi động S có điện. Dòng đạt đến điểm B là dòng ngắn mạch của cả hai cuộn làm việc R và khởi động S. Do có momen lệch pha của cuộn khởi động, rotor bắt đầu quay. Rotor càng quay nhanh thì dòng càng giảm, tới điểm C trị số dòng quá nhỏ không đủ sức giữ tiếp điểm K, lõi sắt rơi xuống, tiếp điểm K ngắt. Thời gian khởi động kéo dài khoảng 1 giây.

Kết cấu:

Tuy rơle khởi động kiểu dòng điện có nguyên lý làm việc giống nhau nhưng tùy theo thiết kế của từng hãng ta có những rơle khởi động không những khác nhau về hình dáng, cách bố trí tiếp điểm, cuộn dây,... rất đa dạng.

Trên hình 4 trình bày cấu tạo, sơ đồ điện và hình dạng bên ngoài của rơle này. Loại rơle này không có mạch từ tĩnh. Phần động của mạch từ là lõi sắt từ hình trụ, trên có gắn tiếp điểm động và lò xo tiếp điểm. Cuộn dây dòng điện được quấn trên khung cách điện, nằm cao hơn phần động của mạch từ. Khi dòng điện trong cuộn dây đủ lớn, lực điện từ do nó sinh ra sẽ kéo lõi thép lên phía trên làm tiếp điểm động đóng vào tiếp điểm tĩnh. Khi trị số dòng điện giảm, trọng lực của phần động sẽ kéo tiếp điểm động xuống phía dưới, cắt điện đi qua tiếp điểm.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




Một số rơ le khởi động lại được kết hợp với rơle bảo vệ vào chung một vỏ thành rơle khởi động bảo vệ như hình 5.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)



Hỏng hóc và cách khắc phục rơle khởi động:

Rơle khởi động là thiết bị liên tục đóng và ngắt mạch. Các nhà chế tạo đã dự tính mỗi rơle phải có tuổi thọ cao (tác động ít nhất được 600.000 lần), nhưng trong điều kiện nhiệt đới của Việt Nam, cộng thêm với điện áp thất thường không ổn định, rơle khởi động là bộ phận có nhiều khả năng hư hỏng nhất và thường dẫn đến tình trạng cháy block nén.

Các hỏng hóc thường gặp:

- Lá tiếp điểm bị méo, cháy sém, rỗ, lõi thép bị kẹt, rơ le không đóng được tiếp điểm cho cuộn khởi động, khi đó động cơ không khởi động được, rơle bảo vệ sẽ tác động liên tục.
- Rơle đặt không đúng tư thế (đối với các rơle dùng trọng lực của lõi sắt để đóng ngắt tiếp điểm) cũng sẽ dẫn đến hiện tượng trên vì rơ le không đóng được mạch cuộn khởi động.
- Cuộn dây điện từ bị đứt hoặc cháy: Rơ le dòng điện không làm việc, động cơ không làm việc.
Cần lưu ý rằng khi thay rơ le kiểu dòng điện phải thay thế rơ le đúng đặc tính dòng. Nếu dùng rơ le có dòng quá lớn thì không đóng được tiếp điểm khởi động, nếu dùng rơ le có dòng nhỏ quá thì đóng được tiếp điểm nhưng không ngắt được tiếp điểm.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Ví dụ: 01 block nén cần sử dụng rơle 1 (RL1) cho đặc tính dòng tương ứng và block 2 cần dùng RL2.

Trường hợp sử dụng RL2 cho block 1. Ta thấy rõ ràng dòng ngắn mạch của cuộn làm việc không đủ gây từ lực đóng mạch cuộn dây vì dòng đóng mạch A2 của nó lớn hơn nhiều.

Trường hợp sử dụng rơle 1 cho block 2. Ta thấy mạch của cuộn khởi động đóng một cách dễ dàng vì dòng ngắn mạch của cuộn làm việc A2 lớn hơn dòng đóng mạch nhiều nhưng không ngắt mạch được vì dòng còn quá lớn.

Cách xác định hư hỏng của rơle:

Tốt nhất nên dùng một rơle khác còn tốt thay vào và khởi động thử. Nếu khởi động được chứng tỏ rơle cũ đã bị hỏng hóc. Nếu không có rơle khác phải khởi động thử block bằng tay, dùng ampe kế hoặc ampe kìm xác định tình trạng động cơ. Nếu động cơ hoạt động bình thường chứng tỏ rơle bị hỏng. Tất nhiên cũng cũng có thể lấy rơle đó lắp thử vào tủ lạnh khác hoặc block khác cùng loại còn tốt để có thể kết luận trước khi đi vào sửa chữa cụ thể.

Ngoài rơle kiểu dòng điện, một số tủ lạnh sử dụng rơle khởi động khác như rơle dây nóng...

NGUỒN THAM KHẢO: Sách - Dạy nghề sửa chữa tủ lạnh và máy điều hòa dân dụng - Thầy Nguyễn Đức Lợi.



Khái niệm:

Rơle khởi động kiểu dòng là loại rơle tác động nhờ lực điện từ của dòng điện lớn đi qua cuộn dây để đóng ngắt tiếp điểm cho cuộn dây khởi động của động cơ.

Ứng dụng:

Rơ le khởi động kiểu dòng chỉ sử dụng cho tủ lạnh và máy sấy có động cơ dưới 3/4 HP, không sử dụng cho máy điều hòa không khí. Cần lưu ý một loại rơle chỉ tương thích với một loại động cơ nhất định, không được dùng lẫn.

Nguyên tắc cấu tạo:




Rơle khởi động kiểu dòng có một cuộn dây nối nối tiếp với cuộn dây làm việc của động cơ, có kích cỡ dây bằng kích cỡ dây của cuộn làm việc. Trong cuộn dây có lõi thép lên xuống. Lõi thép mang tiếp điểm điện đóng ngắt . Khi có dòng điện đủ lớn đi qua cuộn dây, lõi thép bị hút lên đóng tiếp điểm K. Khi dòng điện giảm, lực điện từ không đủ giữ lõi thép, lõi thép rơi xuống, ngắt mạch điện, lúc này tốc độ rotor đạt 75% tốc độ định mức.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Đặc tính dòng khởi động của rơle:

Hình 3 giới thiệu đồ thị đặc tính dòng khởi động của một động cơ 150W, điện áp 220V 50Hz.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Tủ lạnh làm việc theo kiểu đóng ngắt. Khi trong tủ thiếu lạnh, rơle nhiệt độ đóng mạch cho động cơ làm việc. Khi đủ lạnh rơle nhiệt độ ngắt mạch, máy nén dừng làm việc. Vì rotor đứng yên nên dòng điện qua cuộn dây R là dòng ngắn mạch, rất lớn. Dòng này đồng thời xuất hiện trên cuộn dây của rơle khởi động. Do dòng rất lớn nên lõi thép bị hút lên, tiếp điểm K đóng (điểm A), cuộn dây khởi động S có điện. Dòng đạt đến điểm B là dòng ngắn mạch của cả hai cuộn làm việc R và khởi động S. Do có momen lệch pha của cuộn khởi động, rotor bắt đầu quay. Rotor càng quay nhanh thì dòng càng giảm, tới điểm C trị số dòng quá nhỏ không đủ sức giữ tiếp điểm K, lõi sắt rơi xuống, tiếp điểm K ngắt. Thời gian khởi động kéo dài khoảng 1 giây.

Kết cấu:

Tuy rơle khởi động kiểu dòng điện có nguyên lý làm việc giống nhau nhưng tùy theo thiết kế của từng hãng ta có những rơle khởi động không những khác nhau về hình dáng, cách bố trí tiếp điểm, cuộn dây,... rất đa dạng.

Trên hình 4 trình bày cấu tạo, sơ đồ điện và hình dạng bên ngoài của rơle này. Loại rơle này không có mạch từ tĩnh. Phần động của mạch từ là lõi sắt từ hình trụ, trên có gắn tiếp điểm động và lò xo tiếp điểm. Cuộn dây dòng điện được quấn trên khung cách điện, nằm cao hơn phần động của mạch từ. Khi dòng điện trong cuộn dây đủ lớn, lực điện từ do nó sinh ra sẽ kéo lõi thép lên phía trên làm tiếp điểm động đóng vào tiếp điểm tĩnh. Khi trị số dòng điện giảm, trọng lực của phần động sẽ kéo tiếp điểm động xuống phía dưới, cắt điện đi qua tiếp điểm.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




Một số rơ le khởi động lại được kết hợp với rơle bảo vệ vào chung một vỏ thành rơle khởi động bảo vệ như hình 5.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)



Hỏng hóc và cách khắc phục rơle khởi động:

Rơle khởi động là thiết bị liên tục đóng và ngắt mạch. Các nhà chế tạo đã dự tính mỗi rơle phải có tuổi thọ cao (tác động ít nhất được 600.000 lần), nhưng trong điều kiện nhiệt đới của Việt Nam, cộng thêm với điện áp thất thường không ổn định, rơle khởi động là bộ phận có nhiều khả năng hư hỏng nhất và thường dẫn đến tình trạng cháy block nén.

Các hỏng hóc thường gặp:

- Lá tiếp điểm bị méo, cháy sém, rỗ, lõi thép bị kẹt, rơ le không đóng được tiếp điểm cho cuộn khởi động, khi đó động cơ không khởi động được, rơle bảo vệ sẽ tác động liên tục.
- Rơle đặt không đúng tư thế (đối với các rơle dùng trọng lực của lõi sắt để đóng ngắt tiếp điểm) cũng sẽ dẫn đến hiện tượng trên vì rơ le không đóng được mạch cuộn khởi động.
- Cuộn dây điện từ bị đứt hoặc cháy: Rơ le dòng điện không làm việc, động cơ không làm việc.
Cần lưu ý rằng khi thay rơ le kiểu dòng điện phải thay thế rơ le đúng đặc tính dòng. Nếu dùng rơ le có dòng quá lớn thì không đóng được tiếp điểm khởi động, nếu dùng rơ le có dòng nhỏ quá thì đóng được tiếp điểm nhưng không ngắt được tiếp điểm.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Ví dụ: 01 block nén cần sử dụng rơle 1 (RL1) cho đặc tính dòng tương ứng và block 2 cần dùng RL2.

Trường hợp sử dụng RL2 cho block 1. Ta thấy rõ ràng dòng ngắn mạch của cuộn làm việc không đủ gây từ lực đóng mạch cuộn dây vì dòng đóng mạch A2 của nó lớn hơn nhiều.

Trường hợp sử dụng rơle 1 cho block 2. Ta thấy mạch của cuộn khởi động đóng một cách dễ dàng vì dòng ngắn mạch của cuộn làm việc A2 lớn hơn dòng đóng mạch nhiều nhưng không ngắt mạch được vì dòng còn quá lớn.

Cách xác định hư hỏng của rơle:

Tốt nhất nên dùng một rơle khác còn tốt thay vào và khởi động thử. Nếu khởi động được chứng tỏ rơle cũ đã bị hỏng hóc. Nếu không có rơle khác phải khởi động thử block bằng tay, dùng ampe kế hoặc ampe kìm xác định tình trạng động cơ. Nếu động cơ hoạt động bình thường chứng tỏ rơle bị hỏng. Tất nhiên cũng cũng có thể lấy rơle đó lắp thử vào tủ lạnh khác hoặc block khác cùng loại còn tốt để có thể kết luận trước khi đi vào sửa chữa cụ thể.

Ngoài rơle kiểu dòng điện, một số tủ lạnh sử dụng rơle khởi động khác như rơle dây nóng...

NGUỒN THAM KHẢO: Sách - Dạy nghề sửa chữa tủ lạnh và máy điều hòa dân dụng - Thầy Nguyễn Đức Lợi.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: