Tầm quan trọng của phin lọc dầu trong máy nén khí trục vít


Ở bài viết hôm nay mình muốn chia sẻ đến độc giả của EBOOKBKMT một vài kinh nghiệm liên quan đến lọc dầu của máy nén khí trục vít, tầm quan trọng và một số lưu ý khi thay thế.

Tầm quan trọng của phin lọc dầu.

Như các bạn đã biết lọc dầu được sử dụng để loại bỏ các hạt cặn bẩn hoặc tạp chất có chứa trong dầu trước khi dầu quay về bôi trơn trục vít máy nén. Các tạp chất từ đâu ra, nó tạo ra từ quá trình oxy hóa, các mạt sắt bên trong đường ống, dàn cánh nhôm tản nhiệt và từ một phần các roăng làm kín bị xước, mòn. Các chất bẩn này sẽ làm tắc nghẹt bộ tách dầu nhanh chóng, làm hỏng các vòng bi, gây mòn xước bề mặt trục vít làm giảm tuổi thọ cũng như hiệu suất máy nén khí.

Một máy nén khí trục vít có thể có 1,2 hoặc nhiều hơn các phin lọc dầu.


Khi thay thế phin lọc dầu cần chú ý điều gì ?

- Các bạn chọn mua phin lọc dầu nên chọn mua hàng chính hãng để đảm bảo tuổi thọ làm việc của máy. Với các thiết bị quan trọng như lọc dầu, tách dầu, van nhiệt, vòng bi đầu cao áp không nên sử dụng các hàng lắp lẫn, mặc dù giá rẻ hơn rất nhiều. Hậu quả có thể không lường trước được khiến máy nén khí bị hỏng và chi phí để phục hồi là không nhỏ.
- Trước khi lắp lọc dầu nên tráng một lớp dầu bên trong các lớp lọc, tránh khi khởi động máy nén các xung khí mạnh đột ngột rất dễ làm hỏng các lớp lọc.
- Khi lắp lọc dầu, ban dầu dùng tay xoay nhẹ lọc dầu (ngược chiều hoặc thuận chiều kim đồng hồ tùy loại phin lọc) đến khi chắc tay. Sau đó dùng lục giác ở đỉnh phin lọc dầu để siết lại cho đến khi thấy chắc tay.
Lưu ý là siết lỏng quá sẽ khiến dầu rò rỉ nhưng siết mạnh quá sẽ khiến phin lọc dầu bị hỏng và rất dễ thủng, nhất là tại vị trí đỉnh lục giác chìm. Khi làm việc ở áp suất cao dầu sẽ rỉ và bắn ra ngoài rất nguy hiểm (mình đã gặp trường hợp này).
Tuyệt đối không dùng kềm xích để siết, sẽ khiến phin lọc dầu dễ bị méo và hỏng. Kềm xích chỉ dùng khi tháo các phin lọc dầu bị hỏng, còn nếu để tận dụng lại thì phải dùng kềm tháo phin lọc dầu chuyên dụng.
- Khi lắp xong lọc dầu chạy lại máy nên chạy không tải bằng tay tầm 1 - 2p rồi mới chuyển qua chạy có tải để nhiệt độ dầu tăng chậm dần, độ nhớt giảm và hệ thống dầu được phân bố đồng đều.

Khi nào thì cần thay thế phin lọc dầu ?

- Nhiều bạn để tiết kiệm chi phí chỉ thay thế phin lọc dầu khi áp suất phun dầu có dấu hiệu giảm hoặc quá thấp. Nhưng mình khuyên các bạn nên thay thế định kỳ theo khuyến cáo của hãng (3000h hoặc 4000h tùy hãng/ 1 năm 2 lần).
- Khi có dấu hiệu giảm áp suất phun dầu (chỉ còn 90%) áp suất khi ở trạng thái bình thường mà không có vật tư thay thế ngay. Các bạn nên đặt áp suất làm việc của máy nén khí lên cao hơn bình thường để máy chạy liên tục, việc đóng xả tải có thể khiến tình trạng lọc dầu của bạn trở nên tồi tệ hơn (áp phun dầu quá thấp khiến không đủ dầu bôi trơn cho đầu nén) khiến máy dừng báo lỗi nhiệt độ đầu nén quá cao.
- Trường hợp phin lọc dầu chưa đến hạn thay thế nhưng áp phun dầu quá thấp, có thể dưới mức cài đặt mở van bypass của phin lọc dầu. Lúc này thì tác dụng của phin lọc dầu không còn ý nghĩa nữa khi dầu về thẳng trục vít (mang theo các tạp chất, cặn bẩn,...) sẽ rất nguy hiểm.

Tóm lại phin lọc dầu là vật tư dự phòng cần có sẵn để lúc nào cần là thay thế và nên thay thế định kỳ.

Tác hại khi chạy máy nén khí với phin lọc dầu có hiện tượng tắc.

- Khi phin lọc dầu bị tắc, không đủ dầu cấp bôi trơn làm mát cho đầu nén, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt trục vít và tuổi thọ các vòng bi đầu nén, nhiệt độ đầu nén tăng cao 95 - 100oC. Với điều kiện máy nén khí làm việc ở nhiệt độ cao liên tục sẽ thúc đẩy quá trình đóng cặn vôi đường nước làm mát và cặn dầu ở bề mặt cánh trao đổi nhiệt cooler dầu. Và như vậy nhìn chung nhiệt độ đầu nén sẽ tăng dần và lên mức dừng máy dù rằng áp phun dầu vẫn chưa quá thấp. Đến lúc này các bạn thay lọc dầu thì cũng đã muộn, nhiệt độ tất nhiên sẽ giảm nhưng sẽ vẫn cao hơn lúc lọc dầu vẫn còn tốt 8 - 10oC, một khoảng cách rất lớn. Để giải quyết triệt để vấn đề này bạn cần phải tháo các cooler để tẩy rửa bằng hóa chất. Thời gian xử lý dài và tốn chi phí.
Nếu hệ thống của bạn không dừng lâu để xử lý được vì thiếu áp thì đây thực sự là một vấn đề lớn.

Trên đây là một số chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của mình, hi vọng sẽ có ích cho các bạn.










VIDEO THAM KHẢO:


Lọc khí - Lọc tách dầu - Lọc dầu máy nén khí trục vít 


Chúc các bạn thành công!


Ở bài viết hôm nay mình muốn chia sẻ đến độc giả của EBOOKBKMT một vài kinh nghiệm liên quan đến lọc dầu của máy nén khí trục vít, tầm quan trọng và một số lưu ý khi thay thế.

Tầm quan trọng của phin lọc dầu.

Như các bạn đã biết lọc dầu được sử dụng để loại bỏ các hạt cặn bẩn hoặc tạp chất có chứa trong dầu trước khi dầu quay về bôi trơn trục vít máy nén. Các tạp chất từ đâu ra, nó tạo ra từ quá trình oxy hóa, các mạt sắt bên trong đường ống, dàn cánh nhôm tản nhiệt và từ một phần các roăng làm kín bị xước, mòn. Các chất bẩn này sẽ làm tắc nghẹt bộ tách dầu nhanh chóng, làm hỏng các vòng bi, gây mòn xước bề mặt trục vít làm giảm tuổi thọ cũng như hiệu suất máy nén khí.

Một máy nén khí trục vít có thể có 1,2 hoặc nhiều hơn các phin lọc dầu.


Khi thay thế phin lọc dầu cần chú ý điều gì ?

- Các bạn chọn mua phin lọc dầu nên chọn mua hàng chính hãng để đảm bảo tuổi thọ làm việc của máy. Với các thiết bị quan trọng như lọc dầu, tách dầu, van nhiệt, vòng bi đầu cao áp không nên sử dụng các hàng lắp lẫn, mặc dù giá rẻ hơn rất nhiều. Hậu quả có thể không lường trước được khiến máy nén khí bị hỏng và chi phí để phục hồi là không nhỏ.
- Trước khi lắp lọc dầu nên tráng một lớp dầu bên trong các lớp lọc, tránh khi khởi động máy nén các xung khí mạnh đột ngột rất dễ làm hỏng các lớp lọc.
- Khi lắp lọc dầu, ban dầu dùng tay xoay nhẹ lọc dầu (ngược chiều hoặc thuận chiều kim đồng hồ tùy loại phin lọc) đến khi chắc tay. Sau đó dùng lục giác ở đỉnh phin lọc dầu để siết lại cho đến khi thấy chắc tay.
Lưu ý là siết lỏng quá sẽ khiến dầu rò rỉ nhưng siết mạnh quá sẽ khiến phin lọc dầu bị hỏng và rất dễ thủng, nhất là tại vị trí đỉnh lục giác chìm. Khi làm việc ở áp suất cao dầu sẽ rỉ và bắn ra ngoài rất nguy hiểm (mình đã gặp trường hợp này).
Tuyệt đối không dùng kềm xích để siết, sẽ khiến phin lọc dầu dễ bị méo và hỏng. Kềm xích chỉ dùng khi tháo các phin lọc dầu bị hỏng, còn nếu để tận dụng lại thì phải dùng kềm tháo phin lọc dầu chuyên dụng.
- Khi lắp xong lọc dầu chạy lại máy nên chạy không tải bằng tay tầm 1 - 2p rồi mới chuyển qua chạy có tải để nhiệt độ dầu tăng chậm dần, độ nhớt giảm và hệ thống dầu được phân bố đồng đều.

Khi nào thì cần thay thế phin lọc dầu ?

- Nhiều bạn để tiết kiệm chi phí chỉ thay thế phin lọc dầu khi áp suất phun dầu có dấu hiệu giảm hoặc quá thấp. Nhưng mình khuyên các bạn nên thay thế định kỳ theo khuyến cáo của hãng (3000h hoặc 4000h tùy hãng/ 1 năm 2 lần).
- Khi có dấu hiệu giảm áp suất phun dầu (chỉ còn 90%) áp suất khi ở trạng thái bình thường mà không có vật tư thay thế ngay. Các bạn nên đặt áp suất làm việc của máy nén khí lên cao hơn bình thường để máy chạy liên tục, việc đóng xả tải có thể khiến tình trạng lọc dầu của bạn trở nên tồi tệ hơn (áp phun dầu quá thấp khiến không đủ dầu bôi trơn cho đầu nén) khiến máy dừng báo lỗi nhiệt độ đầu nén quá cao.
- Trường hợp phin lọc dầu chưa đến hạn thay thế nhưng áp phun dầu quá thấp, có thể dưới mức cài đặt mở van bypass của phin lọc dầu. Lúc này thì tác dụng của phin lọc dầu không còn ý nghĩa nữa khi dầu về thẳng trục vít (mang theo các tạp chất, cặn bẩn,...) sẽ rất nguy hiểm.

Tóm lại phin lọc dầu là vật tư dự phòng cần có sẵn để lúc nào cần là thay thế và nên thay thế định kỳ.

Tác hại khi chạy máy nén khí với phin lọc dầu có hiện tượng tắc.

- Khi phin lọc dầu bị tắc, không đủ dầu cấp bôi trơn làm mát cho đầu nén, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt trục vít và tuổi thọ các vòng bi đầu nén, nhiệt độ đầu nén tăng cao 95 - 100oC. Với điều kiện máy nén khí làm việc ở nhiệt độ cao liên tục sẽ thúc đẩy quá trình đóng cặn vôi đường nước làm mát và cặn dầu ở bề mặt cánh trao đổi nhiệt cooler dầu. Và như vậy nhìn chung nhiệt độ đầu nén sẽ tăng dần và lên mức dừng máy dù rằng áp phun dầu vẫn chưa quá thấp. Đến lúc này các bạn thay lọc dầu thì cũng đã muộn, nhiệt độ tất nhiên sẽ giảm nhưng sẽ vẫn cao hơn lúc lọc dầu vẫn còn tốt 8 - 10oC, một khoảng cách rất lớn. Để giải quyết triệt để vấn đề này bạn cần phải tháo các cooler để tẩy rửa bằng hóa chất. Thời gian xử lý dài và tốn chi phí.
Nếu hệ thống của bạn không dừng lâu để xử lý được vì thiếu áp thì đây thực sự là một vấn đề lớn.

Trên đây là một số chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của mình, hi vọng sẽ có ích cho các bạn.










VIDEO THAM KHẢO:


Lọc khí - Lọc tách dầu - Lọc dầu máy nén khí trục vít 


Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: