Tìm hiểu hệ thống thiết bị bên trong tủ lạnh


Hệ thống trên bao gồm:




- Máy nén (block) A
- Dàn ngưng tụ (khoanh tròn màu tím)
- Dàn bay hơi (khoanh trong màu xanh)
- Phin sấy lọc B
- Cáp tiết lưu (ống mao) đi từ 5 đến 6
- Bầu tách lỏng C

Nguyên lý làm việc của hệ thống trên như sau:

- Khi Block được cấp điện (Block Pittong) sẽ hút hơi gas (hoàn toàn ở trạng thái hơi) ở dàn bay hơi thông qua bầu tách lỏng C về đường hút số 8 nén lên áp suất cao (ở trạng thái hơi) đi vào dàn ngưng tụ theo chiều từ 1 đến 2 đến 3, ở đây gas hoàn toàn ở trạng thái hơi áp suất cao nhiệt độ cao.
- Tiếp tục ở dàn ngưng tụ đoạn từ 3 đến 4, ở giai đoạn này gas bắt đầu giảm nhiệt độ (do được giải nhiệt bởi môi trường) sẽ bắt đầu hóa lỏng dần dần (ở đây gas ở trạng thái vừa hơi bắt đầu hóa lỏng). Tiếp theo từ đoạn 4 đến 5 gas phải hóa lỏng hoàn toàn 100% nhờ vào sự giải nhiệt của môi trường đi qua phin sấy lọc sẻ loại bỏ nhửng cặn bẩn hay tạp chất không mong muốn do máy nén (block) hoạt động lâu sinh ra cặn ở dầu (vì dầu hòa trộn với gas).
- Tiếp theo quá trình gas lỏng sẻ đi qua cáp tiếp lưu từ 5 đến 6. Ở cáp tiết lưu này dùng ống đồng có kích thước nhỏ nhằm tạo tự chênh lệch áp suất giữa dàn ngưng tụ và dàn bay hơi. Khi gas hóa lỏng hoàn toàn ở cuối dàn ngưng tụ ở áp suất cao nhiệt độ cao sẽ được máy nén đẩy qua cáp tiết lưu đi từ 5 đến 6 đi vào dàn bay hơi, Vì gas được tiết lưu nên lượng gas vào dàn bay hơi với áp suất cao sẽ bay hơi ngay tại vị trí tiết lưu ở dàn bay hơi và thu nhiệt (cuối cáp tiết lưu) sẽ chuyển sang áp suất thấp, nhiệt độ thấp, ở đây sẽ xảy ra quá trình trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài làm tủ lạnh được mát và đông đá. Tiếp theo gas lạnh ở trạng thái hơi sẽ được máy nén hút về để trở lại chu kì tiếp theo......và lặp đi lặp lại như vậy trở thành 1 chu kì khép kín.

- Cần lưu ý máy nén hút gas ở trạng thái hơi hoàn toàn là nhờ vào bình tách lỏng C, vì sao máy nén không hút gas ở trạng thái lỏng ? Vì như thế sẻ xảy ra va đập thủy lực sẻ làm hỏng máy nén.


Hệ thống điện tự động bên trong tủ lạnh quạt gió:


Các thiết bị bên trong hệ thống điện tự động được bố trí như hình vẽ, chức năng và hoạt động như sau:

- Themostart: có chức năng đóng mở hệ thống phù hợp với nhiệt độ đặt và thường đặt ở vị trí ngăn mát bên trong tủ lạnh. Ví dụ khi nhiệt độ mong muốn do mình đặt ở ngăn mát là 10 độ (lúc này ngăn đông đá tầm -5 độ ), nếu nhiệt độ ngăn mát >10 độ thì tiếp điểm themostart sẽ đóng như hình vẽ cấp điện cho toàn bộ hệ thống phía sau nó như bock....nếu nhiệt độ < hoặc = 10 độ thì tiếp điểm themostart sẻ mở ra ngắt điện phía sau nó để chờ cho đến khi nhiệt độ tăng lên nó sẽ đóng lại và tiếp tục mãi chu kì như thế.
- Rơ le thời gian: Có chức năng quay để góp phần vào hệ thống xã đá tự động. Cấu tạo cơ bản bao gồm mô tơ quay đóng tiếp điểm 3-4 trong vòng 10 giờ thì sẻ nhảy sang tiếp điểm 3-2 tầm 15 phút để kiểm tra xem hệ thống có xã đá hay không và cứ tiếp tục như thế.
- Sò lạnh: thường là sò -4 đến -5 độ nằm ở ngăn đá tủ lạnh dùng để phát hiện xem dàn trao đổi nhiệt có bị bám đá hay không. Nếu nhiệt độ bám đá nhiều từ -4 đến -5 độ thì sò sẻ đống tiếp điểm cấp điện cho điện trở trở xã đá.
- Điện trở xã đá: thường là ống thủy tin và sợi đốt, khi được cấp điện nó nóng lên làm cho đá bám ở dàn bay hơi tan hết để tăng cường khả năng trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài ngăn đá.
- Cầu chì + 70 độ: có chức năng bảo vệ hệ thống bên trong dàn bay hơi khỏi bị cháy khi sò lạnh bị chập tiếp điểm, nếu sò lạnh bị chập tiếp điểm thì trở xã đá sẻ nóng mãi, khi nóng làm cho nhiệt độ ở dàn bay hơi > 70 độ thì cầu chì sẻ đứt để bảo vệ dàn bay hơi củng như tủ nhà bạn.
- Rơ le bảo vệ: được áp ở vỏ block có tác dụng bảo vệ cho bock không bị cháy do nóng quá nhiệt độ mong muốn, quá tải khi mô tơ bị ăn dòng.
- Công tắc cửa: có tác dụng khi mở cửa thì đèn bên trong tủ sáng lên và quạt gió không chạy, khi đóng tủ lại thì đèn tắt và quạt gió chạy nhằm tiết kiềm điện năng không mong muốn.

Nguyên lý hoạt động của mạch điện như sau:

- Giả sử khi tủ lạnh mới mua về cắm điện vào thì themostart sẻ dò nhiệt độ với nhiệt độ đặt, nếu nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ đặt thì sẽ đóng điện cấp cho phía sau nó. Nếu lúc này rơ le thời gian đang ở tiếp điểm 3-4 thì block sẻ được cấp điện sẻ thực hiện quá trình tác động bên hệ thống gas của tủ lạnh làm mát cho tủ lạnh.
- Khi tủ lạnh đã mát, lúc này themostart và rơ le thời gian, cảm biến âm và rơ le bảo vệ đang hoạt động như giải thích ở trên.
+ Themosstart và cảm biến âm thì luôn kiểm tra nhiệt độ trong hệ thống lạnh xem đã đạt được nhiệt độ mong muốn chưa.
+ Rơ le thời gian thì chạy 10 giờ sẻ nhảy sang tiếp điểm 3-2 một lần tầm 15 phút. Nếu khi rơ le thời gian đang ở tiếp điểm 3-2 mà nhiệt độ trong ngăn đá xuống -4 hoặc -5 độ (tùy vào cảm biến âm) làm cho cảm biến ấm đóng lại (lúc này mô tơ trong rơ le thời gian không quay) cấp điện cho điện trở xã đá hoạt động làm cho đá tan ra. Khi đá tan ra hết, nhiệt độ tăng lên làm cho cảm biến âm nhả tiếp điểm, lúc này mô tơ bên trong rơ le thời gian sẽ quay 15 phút rồi nhảy sang tiếp điểm 3-4 cấp điện cho block hoạt động làm mát hệ thống lạnh.
- Cứ như thế luân phiên nhau theo một chu kì

Các hiện tượng hư hỏng thường gặp trong tủ lạnh khi hỏng ở phần điện như sau:

- Nếu themostart bị hỏng ngắt điện cho mạch sớm hơn mong muốn sẻ làm cho tủ lạnh lâu đông đá hoặc lâu mát.
- Nếu rơ le bảo vệ bị mỏi ngắt điện cho block sớm hơn mong muốn sẻ làm cho tủ lạnh không đông đá.
- Nếu cảm biến âm chết làm cho tiếp điểm không đóng lại hoặc rơ le thời gian bị chập ở tiếp điểm 3-4 hoặc điện trở xã đá hoặc cầu chì + 70 độ bị đứt thì lâu dần đá sẻ bám đầy dàn bay hơi mát mất không gian trao đổi nhiệt với bên ngoài làm cho tủ chạy nhưng ngăn đá không đông đá mà chỉ mát và mở tủ ra thì quạt gió vẩn chạy bình thường.
- Rơ le thời gian bị chập ở tiếp điểm 3-2 (hoặc do môt tơ bên trong rơ le thời gian bị chết ngay khi rơ le đang ở tiếp điểm 3-2) thì tủ sẻ không mát (do block không được cấp điện) nhưng ở tủ ra thì quạt gió vẩn chạy bình thường.
- Hỏng block thì hệ thống lạnh sẻ không chạy mà tủ sẻ không mát.

Rơ le khởi động và nguyên lý khởi động Block





Ở trên là sơ đồ khởi động block tủ lạnh dùng rơ le khởi động để tăng momen quay.

Nguyên lý của nó như sau:

- Khi mới cấp điện cho block thì tiếp điểm 1-2 và 3-4 thường mở (không chạm nhau) nên chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây C-R (cuộn làm việc ), lúc này động cơ không quay nên dòng điện sẽ tăng cao 5 đến 7 lần so với khi block đã chạy, vì thế dòng điện đi qua cuộn dây của rơ le khởi động lúc này củng tăng cao tương tự tạo ra lực hút của rơ le khởi động tăng lên và đủ sức để hút tiếp điểm 1-2 chạm vào tiếp điểm 3-4. Lúc này dòng điện chạy qua cuộn C-S (cuộn khởi động) làm cho động cơ quay, khi động cơ quay đạt 75% tốc độ tối đa thì dòng điện ở cuộn dây C-R giảm đi làm cho dòng điện đi qua cuộn dây ở rơ le khởi động củng giảm, lúc này tiếp 1-2 nhả tiếp điểm 3-4 như vậy là kết thúc quá trình khởi động động cơ.

- Cách nhận biết chân C (common) - R (Run) - S (Start) ở bock bằng phương pháp đo trở kháng: Dùng đồng hồ VOM đo trở kháng giữa 3 chân trên block ta có:
+ Khi đo 2 chân nào có điện trở lớn nhất trong 3 lần đo thì chân đó là R hoặc S, chân còn lại chắc chắn là chân chung C.
+ Khi xác định được chân C rồi thì ta đo chân C với 2 chân còn lại. Chân nào có điện trở lớn hơn là chân S và chân còn lại là chân R.

Rơ le bảo vệ (Téc mít relay):




- Cấu tạo: Bao gồm tiếp điểm, thanh lưỡng kim và dây điện trở

- Nguyên lý bảo vệ nó như sau:

+ Ở điều kiện động cơ hay block làm việc bình thường dòng điện đi qua dây điện trở nhỏ vì thế năng lượng hao tổn sinh ra nhiệt ở dây điện trở nhỏ không đủ đốt nóng thanh lưởng kim vì thế 2 tiếp điểm hình trên đóng lại với nhau.
+ Khi động cơ bị quá tải hay động cơ không khởi động được làm dòng tăng cao, lúc này dòng điện đi qua thanh điện trở củng tăng cao làm nóng dây điện trở lên. Lúc này dây điện trở đốt nóng thanh lưởng kim làm cho thanh lưởng kim uốn cong lên kéo theo tiếp điểm nhả ra ngắt điện cho Block để bảo vệ cho block không bị cháy.
+ Để đảm bảo độ lạnh cho tủ lạnh và sự hồi gas của hệ thống lạnh vì thế cấu tạo cửa rơ le bảo vệ sao cho khi ngắt tiếp điểm thì khoảng 4-5 phút sau thanh lưỡng kim nguội dần thì sẻ phải đóng tiếp điểm lại cấp điện cho block.


Hệ thống trên bao gồm:




- Máy nén (block) A
- Dàn ngưng tụ (khoanh tròn màu tím)
- Dàn bay hơi (khoanh trong màu xanh)
- Phin sấy lọc B
- Cáp tiết lưu (ống mao) đi từ 5 đến 6
- Bầu tách lỏng C

Nguyên lý làm việc của hệ thống trên như sau:

- Khi Block được cấp điện (Block Pittong) sẽ hút hơi gas (hoàn toàn ở trạng thái hơi) ở dàn bay hơi thông qua bầu tách lỏng C về đường hút số 8 nén lên áp suất cao (ở trạng thái hơi) đi vào dàn ngưng tụ theo chiều từ 1 đến 2 đến 3, ở đây gas hoàn toàn ở trạng thái hơi áp suất cao nhiệt độ cao.
- Tiếp tục ở dàn ngưng tụ đoạn từ 3 đến 4, ở giai đoạn này gas bắt đầu giảm nhiệt độ (do được giải nhiệt bởi môi trường) sẽ bắt đầu hóa lỏng dần dần (ở đây gas ở trạng thái vừa hơi bắt đầu hóa lỏng). Tiếp theo từ đoạn 4 đến 5 gas phải hóa lỏng hoàn toàn 100% nhờ vào sự giải nhiệt của môi trường đi qua phin sấy lọc sẻ loại bỏ nhửng cặn bẩn hay tạp chất không mong muốn do máy nén (block) hoạt động lâu sinh ra cặn ở dầu (vì dầu hòa trộn với gas).
- Tiếp theo quá trình gas lỏng sẻ đi qua cáp tiếp lưu từ 5 đến 6. Ở cáp tiết lưu này dùng ống đồng có kích thước nhỏ nhằm tạo tự chênh lệch áp suất giữa dàn ngưng tụ và dàn bay hơi. Khi gas hóa lỏng hoàn toàn ở cuối dàn ngưng tụ ở áp suất cao nhiệt độ cao sẽ được máy nén đẩy qua cáp tiết lưu đi từ 5 đến 6 đi vào dàn bay hơi, Vì gas được tiết lưu nên lượng gas vào dàn bay hơi với áp suất cao sẽ bay hơi ngay tại vị trí tiết lưu ở dàn bay hơi và thu nhiệt (cuối cáp tiết lưu) sẽ chuyển sang áp suất thấp, nhiệt độ thấp, ở đây sẽ xảy ra quá trình trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài làm tủ lạnh được mát và đông đá. Tiếp theo gas lạnh ở trạng thái hơi sẽ được máy nén hút về để trở lại chu kì tiếp theo......và lặp đi lặp lại như vậy trở thành 1 chu kì khép kín.

- Cần lưu ý máy nén hút gas ở trạng thái hơi hoàn toàn là nhờ vào bình tách lỏng C, vì sao máy nén không hút gas ở trạng thái lỏng ? Vì như thế sẻ xảy ra va đập thủy lực sẻ làm hỏng máy nén.


Hệ thống điện tự động bên trong tủ lạnh quạt gió:


Các thiết bị bên trong hệ thống điện tự động được bố trí như hình vẽ, chức năng và hoạt động như sau:

- Themostart: có chức năng đóng mở hệ thống phù hợp với nhiệt độ đặt và thường đặt ở vị trí ngăn mát bên trong tủ lạnh. Ví dụ khi nhiệt độ mong muốn do mình đặt ở ngăn mát là 10 độ (lúc này ngăn đông đá tầm -5 độ ), nếu nhiệt độ ngăn mát >10 độ thì tiếp điểm themostart sẽ đóng như hình vẽ cấp điện cho toàn bộ hệ thống phía sau nó như bock....nếu nhiệt độ < hoặc = 10 độ thì tiếp điểm themostart sẻ mở ra ngắt điện phía sau nó để chờ cho đến khi nhiệt độ tăng lên nó sẽ đóng lại và tiếp tục mãi chu kì như thế.
- Rơ le thời gian: Có chức năng quay để góp phần vào hệ thống xã đá tự động. Cấu tạo cơ bản bao gồm mô tơ quay đóng tiếp điểm 3-4 trong vòng 10 giờ thì sẻ nhảy sang tiếp điểm 3-2 tầm 15 phút để kiểm tra xem hệ thống có xã đá hay không và cứ tiếp tục như thế.
- Sò lạnh: thường là sò -4 đến -5 độ nằm ở ngăn đá tủ lạnh dùng để phát hiện xem dàn trao đổi nhiệt có bị bám đá hay không. Nếu nhiệt độ bám đá nhiều từ -4 đến -5 độ thì sò sẻ đống tiếp điểm cấp điện cho điện trở trở xã đá.
- Điện trở xã đá: thường là ống thủy tin và sợi đốt, khi được cấp điện nó nóng lên làm cho đá bám ở dàn bay hơi tan hết để tăng cường khả năng trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài ngăn đá.
- Cầu chì + 70 độ: có chức năng bảo vệ hệ thống bên trong dàn bay hơi khỏi bị cháy khi sò lạnh bị chập tiếp điểm, nếu sò lạnh bị chập tiếp điểm thì trở xã đá sẻ nóng mãi, khi nóng làm cho nhiệt độ ở dàn bay hơi > 70 độ thì cầu chì sẻ đứt để bảo vệ dàn bay hơi củng như tủ nhà bạn.
- Rơ le bảo vệ: được áp ở vỏ block có tác dụng bảo vệ cho bock không bị cháy do nóng quá nhiệt độ mong muốn, quá tải khi mô tơ bị ăn dòng.
- Công tắc cửa: có tác dụng khi mở cửa thì đèn bên trong tủ sáng lên và quạt gió không chạy, khi đóng tủ lại thì đèn tắt và quạt gió chạy nhằm tiết kiềm điện năng không mong muốn.

Nguyên lý hoạt động của mạch điện như sau:

- Giả sử khi tủ lạnh mới mua về cắm điện vào thì themostart sẻ dò nhiệt độ với nhiệt độ đặt, nếu nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ đặt thì sẽ đóng điện cấp cho phía sau nó. Nếu lúc này rơ le thời gian đang ở tiếp điểm 3-4 thì block sẻ được cấp điện sẻ thực hiện quá trình tác động bên hệ thống gas của tủ lạnh làm mát cho tủ lạnh.
- Khi tủ lạnh đã mát, lúc này themostart và rơ le thời gian, cảm biến âm và rơ le bảo vệ đang hoạt động như giải thích ở trên.
+ Themosstart và cảm biến âm thì luôn kiểm tra nhiệt độ trong hệ thống lạnh xem đã đạt được nhiệt độ mong muốn chưa.
+ Rơ le thời gian thì chạy 10 giờ sẻ nhảy sang tiếp điểm 3-2 một lần tầm 15 phút. Nếu khi rơ le thời gian đang ở tiếp điểm 3-2 mà nhiệt độ trong ngăn đá xuống -4 hoặc -5 độ (tùy vào cảm biến âm) làm cho cảm biến ấm đóng lại (lúc này mô tơ trong rơ le thời gian không quay) cấp điện cho điện trở xã đá hoạt động làm cho đá tan ra. Khi đá tan ra hết, nhiệt độ tăng lên làm cho cảm biến âm nhả tiếp điểm, lúc này mô tơ bên trong rơ le thời gian sẽ quay 15 phút rồi nhảy sang tiếp điểm 3-4 cấp điện cho block hoạt động làm mát hệ thống lạnh.
- Cứ như thế luân phiên nhau theo một chu kì

Các hiện tượng hư hỏng thường gặp trong tủ lạnh khi hỏng ở phần điện như sau:

- Nếu themostart bị hỏng ngắt điện cho mạch sớm hơn mong muốn sẻ làm cho tủ lạnh lâu đông đá hoặc lâu mát.
- Nếu rơ le bảo vệ bị mỏi ngắt điện cho block sớm hơn mong muốn sẻ làm cho tủ lạnh không đông đá.
- Nếu cảm biến âm chết làm cho tiếp điểm không đóng lại hoặc rơ le thời gian bị chập ở tiếp điểm 3-4 hoặc điện trở xã đá hoặc cầu chì + 70 độ bị đứt thì lâu dần đá sẻ bám đầy dàn bay hơi mát mất không gian trao đổi nhiệt với bên ngoài làm cho tủ chạy nhưng ngăn đá không đông đá mà chỉ mát và mở tủ ra thì quạt gió vẩn chạy bình thường.
- Rơ le thời gian bị chập ở tiếp điểm 3-2 (hoặc do môt tơ bên trong rơ le thời gian bị chết ngay khi rơ le đang ở tiếp điểm 3-2) thì tủ sẻ không mát (do block không được cấp điện) nhưng ở tủ ra thì quạt gió vẩn chạy bình thường.
- Hỏng block thì hệ thống lạnh sẻ không chạy mà tủ sẻ không mát.

Rơ le khởi động và nguyên lý khởi động Block





Ở trên là sơ đồ khởi động block tủ lạnh dùng rơ le khởi động để tăng momen quay.

Nguyên lý của nó như sau:

- Khi mới cấp điện cho block thì tiếp điểm 1-2 và 3-4 thường mở (không chạm nhau) nên chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây C-R (cuộn làm việc ), lúc này động cơ không quay nên dòng điện sẽ tăng cao 5 đến 7 lần so với khi block đã chạy, vì thế dòng điện đi qua cuộn dây của rơ le khởi động lúc này củng tăng cao tương tự tạo ra lực hút của rơ le khởi động tăng lên và đủ sức để hút tiếp điểm 1-2 chạm vào tiếp điểm 3-4. Lúc này dòng điện chạy qua cuộn C-S (cuộn khởi động) làm cho động cơ quay, khi động cơ quay đạt 75% tốc độ tối đa thì dòng điện ở cuộn dây C-R giảm đi làm cho dòng điện đi qua cuộn dây ở rơ le khởi động củng giảm, lúc này tiếp 1-2 nhả tiếp điểm 3-4 như vậy là kết thúc quá trình khởi động động cơ.

- Cách nhận biết chân C (common) - R (Run) - S (Start) ở bock bằng phương pháp đo trở kháng: Dùng đồng hồ VOM đo trở kháng giữa 3 chân trên block ta có:
+ Khi đo 2 chân nào có điện trở lớn nhất trong 3 lần đo thì chân đó là R hoặc S, chân còn lại chắc chắn là chân chung C.
+ Khi xác định được chân C rồi thì ta đo chân C với 2 chân còn lại. Chân nào có điện trở lớn hơn là chân S và chân còn lại là chân R.

Rơ le bảo vệ (Téc mít relay):




- Cấu tạo: Bao gồm tiếp điểm, thanh lưỡng kim và dây điện trở

- Nguyên lý bảo vệ nó như sau:

+ Ở điều kiện động cơ hay block làm việc bình thường dòng điện đi qua dây điện trở nhỏ vì thế năng lượng hao tổn sinh ra nhiệt ở dây điện trở nhỏ không đủ đốt nóng thanh lưởng kim vì thế 2 tiếp điểm hình trên đóng lại với nhau.
+ Khi động cơ bị quá tải hay động cơ không khởi động được làm dòng tăng cao, lúc này dòng điện đi qua thanh điện trở củng tăng cao làm nóng dây điện trở lên. Lúc này dây điện trở đốt nóng thanh lưởng kim làm cho thanh lưởng kim uốn cong lên kéo theo tiếp điểm nhả ra ngắt điện cho Block để bảo vệ cho block không bị cháy.
+ Để đảm bảo độ lạnh cho tủ lạnh và sự hồi gas của hệ thống lạnh vì thế cấu tạo cửa rơ le bảo vệ sao cho khi ngắt tiếp điểm thì khoảng 4-5 phút sau thanh lưỡng kim nguội dần thì sẻ phải đóng tiếp điểm lại cấp điện cho block.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: