Tìm hiểu cấu tạo, lắp đặt sửa chữa và vận hành bơm chìm giếng khoan


Bơm chìm giếng khoan được chế tạo theo dạng hình khối tròn xoay, với đường kính phủ bì của khối bơm nhỏ, thích hợp cho việc lắp đặt ở các giếng khoan nước ngầm có đường kính 100 - 600mm.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




Cấu tạo của bơm chìm giếng khoan.

Động cơ bơm được nhúng chìm trong nước. Máy gồm phần bơm 4 và phần động cơ 6. Giữa hai phần này là lưới hút nước 5 làm bằng inox, như với hãng pentax thì lưới này bao luôn phần khớp nối, hãng bơm matra thì guồng bơm tích hợp phần lọc ở đáy guồng.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cấu tạo guồng bơm


Phần bơm gồm nhiều cấp gồm bánh xe công tác 8 và cánh hướng dòng 9 hay còn gọi cánh bơm tĩnh và cánh bơm động. Số lượng cấp bơm phụ thuộc vào cột áp của máy bơm. Sau cấp bơm cuối cùng có van 1 chiều 10. Van này có tác dụng chống lại hiện tượng quay ngược của bánh xe công tác khi dừng bơm, giữ nước trong đường ống. Động cơ điện 6 nằm dưới cùng của máy bơm. Động cơ có thể chế tạo kiểu khô hoặc kiểu ướt.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Động cơ bơm giếng khoan



Bơm có động cơ kiểu khô, vỏ động cơ phải kín. Nước rò rỉ vào động cơ sẽ đọng lại ở một buồng dưới cùng và báo lên bảng điều kiển nhờ công tắc phao. Máy nén khí đặt trên mặt đất từng giai đoạn sẽ cấp khí nén xuống và đẩy nước ra ngoài. Loại này hiệu suất cao nhưng rủi ro thấm nước cũng cao nên ít sử dụng.

Động cơ kiểu ướt, rotor ngâm trong nước hoặc ngâm trong dầu. Loại động cơ rotor ngâm trong nước có cấu tạo và vận hành đơn giản nên được sử dụng rộng rãi. Ngoại việc dùng cho giếng khoan còn có thể sử dụng để lắp đặt ở các trạm bơm cấp một bơm nước mặt, ở các trạm bơm cấp 2. Trường hợp này máy bơm có thể đặt tách riêng trong gian máy hoặc đặt trực tiếp trong ngăn hút hay trong bể chứa nước sạch.

Khi lắp đặt máy bơm phải đảm bảo sao cho cấp bơm đầu tiên nằm dưới mực nước động tối thiểu từ 2 - 3m.

Lắp đặt, vận hành và sửa chữa bơm chìm giếng khoan.

Lắp đặt bơm chìm giếng khoan cần chú ý đến các thông số sau:

- Chiều sâu giếng khoan.
- Cấu tạo giếng khoan.
- Lưu lượng giếng,mực nước tĩnh và độ sâu mực nước động trong giếng khi bơm.
- Các chỉ số về độ nghiêng, độ thẳng đứng của giếng.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Bố trí bơm chìm giếng khoan


Cần kiểm tra đường kính giếng phần có đặt bơm theo công thức:

Dd = Dmax + LH + 15 (mm)

Trong đó:

Dd - Đường kính danh nghĩa của giếng khoan.
Dmax - Đường kính lớn nhất của khối bơm đặt trong giếng (gồm cả phần cáp điện kẹp theo bơm và cáp treo bơm) (mm)
L - Độ nghiêng của trục giếng so với phương thẳng đứng (mm/ 1m).
H - Độ sâu đặt bơm kể từ miệng giếng (m)

Nếu đường kính thực tế của giếng nhỏ hơn đường kính danh nghĩa thì không được đặt bơm xuống giếng.

Nếu trục giếng nghiêng một góc không quá 3 độ và đường kính ống vách đủ để lắp bơm tự do xuống giếng thì phần gối đỡ trên miệng giếng cần bố trí ở mặt nghiêng với giá trị:

S = (Dd - Dmax)/2


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Kiểm tra trước khi lắp đặt:

- Chiều quay của động cơ đã đúng chưa. Nếu quên mà sai chiều thì khi lắp đặt xong chúng ta cũng có thể đảo pha sau aptomat.
- Độ cách điện của động cơ.
- Độ đóng mở van 1 chiều trong bơm.
- Dùng tay quay nhẹ trục xem phần quay có bị cọ xát vào vỏ hay không.

Sau đó lắp cáp điện và thả bơm xuống giếng. Sau khi thả bơm xong lần lượt nối và thả từng đoạn ống đẩy cùng cáp điện, cáp treo bơm inox xuống giếng.

Trong quá trình lắp ráp cần chú ý:

- Cáp điện sau khi cố định với ống đẩy không được võng giữa các vòng kẹp.
- Không được nối cáp ở trong giếng.
- Cáp điện thả xuống giếng phải được kẹp vào máy bơm và các đoạn ống đẩy.


Một số sự cố thường gặp ở bơm chìm giếng khoan và hướng xử lý:

1. Công suất tiêu thụ tăng.

- Bánh xe công tác bị cọ xát vào vỏ bơm --> Điều chỉnh lại khe hở.
- Ổ trục bị mòn hoặc hỏng --> Thay ổ hoặc thay bạc lót ổ.
- Nước bơm lên lẫn nhiều cát, bùn --> Đóng bớt khóa trên ống đẩy để giảm lưu lượng, thau rửa giếng, có thể lắp thêm ống chống, ống lọc trường hợp bị nặng.
- Lưới lọc có thể bị thủng làm sỏi đá vào guồng bơm, làm nứt gãy cánh gây kẹt --> Thay lưới lọc và các cánh bơm bị hỏng.

2. Lưu lượng bơm bị giảm:

- Mực nước động bị hạ --> Thả bơm xuống sâu hơn.
- Bánh xe công tác bị mòn --> Thay bánh xe công tác.
- Lưới chắn rác bị bịt kín --> Tẩy rửa lưới hoặc thay mới.
- Ống lọc của giếng bị bịt kín --> Sục khí rửa giếng.
- Ống đẩy bị đóng cặn --> Tẩy rửa.
- Bánh xe công tác bị bám cặn --> Tẩy rửa.
- Van 1 chiều bị kẹt --> Thay mới.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Tháo bảo dưỡng guồng bơm




3. Bơm nước không lên.

- Mực nước động bị hạ, thấp hơn lưới chắn rác --> Hạ bơm.
- Lưới chắn rác bị bịt kín hoàn toàn --> Vệ sinh hoặc thay mới.
- Bánh xe công tác bị hỏng, lỏng ra khỏi trục --> Tháo bơm, thay mới.
- Ống đẩy bị tụt --> Kéo lên nối lại ống.
- Khớp nối bơm bị đứt --> Thay mới.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cánh bơm bị hỏng


4. Bơm không đủ áp.

- Ống đẩy bị vỡ hoặc nứt --> Thay mới.
- Một vài bánh xe công tác (cánh bơm) bị hỏng, tháo lỏng --> Tháo guồng bơm ra bảo trì, thay mới.


Ứng dụng của bơm chìm giếng khoan.


1. Lắp đặt ở các giếng khoan bơm nước ngầm.

Đây là ứng dụng quan trọng và phổ biến nhất.

2. Lắp đặt ở các trạm bơm cấp 1 bơm nước mặt.

Máy bơm đặt trực tiếp trong ngăn hút.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


3. Sử dụng làm bơm cấp 2.

- Sơ đồ bố trí bơm cấp 2 trực tiếp trong bể chứa nước sạch, van và các thiết bị kiểm tra đo lường bố trí trong gian quản lý nằm ngoài bể.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


- Sơ đồ bơm giếng khoan sử dụng làm bơm cấp 2, đặt ngoài bể chứa. Trường hợp này bơm được đặt trong ống bao, ống hút và ống đẩy nối với ống bao này.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


4. Sử dụng làm bơm tăng áp.

Máy bơm đặt trong ống bao 2 nối trực tiếp với đường ống cấp nước 1 và 3. Nước có áp lực H1 theo ống 1 tự chảy vào máy bơm 2. Sau khi qua máy bơm áp lực nước tăng lên bằng áp lực yêu cầu Hyc. Áp lực cần thiết H của máy bơm:

H = Hyc - H1 (m)


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Trường hợp a) khi áp lực trên đường ống hoàn toàn không đảm bảo.

Trường hợp b) áp dụng khi áp lực trên đường ống thường xuyên đảm bảo. Trong giờ đủ áp lực, bơm nghỉ nước qua van 1 chiều 5 đến nơi tiêu thụ. Trong giờ thấp áp, van 4 & 6 mở ra bơm hoạt động để tăng áp lực nước sử dụng.






TÀI LIỆU THAM KHẢO:

BẢN VẼ - Lắp đặt bơm chìm giếng khoan.

LINK DOWNLOAD:


VIDEO THAM KHẢO:



Nguyên lý hoạt động của động cơ bơm chìm giếng khoan




Hướng dẫn lắp đặt bơm chìm giếng khoan






Hướng dẫn bảo trì bơm chìm giếng khoan



Bơm chìm bị ăn mòn do nước sông bị nhiễm mặn



Chúc các bạn thành công!


Bơm chìm giếng khoan được chế tạo theo dạng hình khối tròn xoay, với đường kính phủ bì của khối bơm nhỏ, thích hợp cho việc lắp đặt ở các giếng khoan nước ngầm có đường kính 100 - 600mm.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




Cấu tạo của bơm chìm giếng khoan.

Động cơ bơm được nhúng chìm trong nước. Máy gồm phần bơm 4 và phần động cơ 6. Giữa hai phần này là lưới hút nước 5 làm bằng inox, như với hãng pentax thì lưới này bao luôn phần khớp nối, hãng bơm matra thì guồng bơm tích hợp phần lọc ở đáy guồng.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cấu tạo guồng bơm


Phần bơm gồm nhiều cấp gồm bánh xe công tác 8 và cánh hướng dòng 9 hay còn gọi cánh bơm tĩnh và cánh bơm động. Số lượng cấp bơm phụ thuộc vào cột áp của máy bơm. Sau cấp bơm cuối cùng có van 1 chiều 10. Van này có tác dụng chống lại hiện tượng quay ngược của bánh xe công tác khi dừng bơm, giữ nước trong đường ống. Động cơ điện 6 nằm dưới cùng của máy bơm. Động cơ có thể chế tạo kiểu khô hoặc kiểu ướt.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Động cơ bơm giếng khoan



Bơm có động cơ kiểu khô, vỏ động cơ phải kín. Nước rò rỉ vào động cơ sẽ đọng lại ở một buồng dưới cùng và báo lên bảng điều kiển nhờ công tắc phao. Máy nén khí đặt trên mặt đất từng giai đoạn sẽ cấp khí nén xuống và đẩy nước ra ngoài. Loại này hiệu suất cao nhưng rủi ro thấm nước cũng cao nên ít sử dụng.

Động cơ kiểu ướt, rotor ngâm trong nước hoặc ngâm trong dầu. Loại động cơ rotor ngâm trong nước có cấu tạo và vận hành đơn giản nên được sử dụng rộng rãi. Ngoại việc dùng cho giếng khoan còn có thể sử dụng để lắp đặt ở các trạm bơm cấp một bơm nước mặt, ở các trạm bơm cấp 2. Trường hợp này máy bơm có thể đặt tách riêng trong gian máy hoặc đặt trực tiếp trong ngăn hút hay trong bể chứa nước sạch.

Khi lắp đặt máy bơm phải đảm bảo sao cho cấp bơm đầu tiên nằm dưới mực nước động tối thiểu từ 2 - 3m.

Lắp đặt, vận hành và sửa chữa bơm chìm giếng khoan.

Lắp đặt bơm chìm giếng khoan cần chú ý đến các thông số sau:

- Chiều sâu giếng khoan.
- Cấu tạo giếng khoan.
- Lưu lượng giếng,mực nước tĩnh và độ sâu mực nước động trong giếng khi bơm.
- Các chỉ số về độ nghiêng, độ thẳng đứng của giếng.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Bố trí bơm chìm giếng khoan


Cần kiểm tra đường kính giếng phần có đặt bơm theo công thức:

Dd = Dmax + LH + 15 (mm)

Trong đó:

Dd - Đường kính danh nghĩa của giếng khoan.
Dmax - Đường kính lớn nhất của khối bơm đặt trong giếng (gồm cả phần cáp điện kẹp theo bơm và cáp treo bơm) (mm)
L - Độ nghiêng của trục giếng so với phương thẳng đứng (mm/ 1m).
H - Độ sâu đặt bơm kể từ miệng giếng (m)

Nếu đường kính thực tế của giếng nhỏ hơn đường kính danh nghĩa thì không được đặt bơm xuống giếng.

Nếu trục giếng nghiêng một góc không quá 3 độ và đường kính ống vách đủ để lắp bơm tự do xuống giếng thì phần gối đỡ trên miệng giếng cần bố trí ở mặt nghiêng với giá trị:

S = (Dd - Dmax)/2


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Kiểm tra trước khi lắp đặt:

- Chiều quay của động cơ đã đúng chưa. Nếu quên mà sai chiều thì khi lắp đặt xong chúng ta cũng có thể đảo pha sau aptomat.
- Độ cách điện của động cơ.
- Độ đóng mở van 1 chiều trong bơm.
- Dùng tay quay nhẹ trục xem phần quay có bị cọ xát vào vỏ hay không.

Sau đó lắp cáp điện và thả bơm xuống giếng. Sau khi thả bơm xong lần lượt nối và thả từng đoạn ống đẩy cùng cáp điện, cáp treo bơm inox xuống giếng.

Trong quá trình lắp ráp cần chú ý:

- Cáp điện sau khi cố định với ống đẩy không được võng giữa các vòng kẹp.
- Không được nối cáp ở trong giếng.
- Cáp điện thả xuống giếng phải được kẹp vào máy bơm và các đoạn ống đẩy.


Một số sự cố thường gặp ở bơm chìm giếng khoan và hướng xử lý:

1. Công suất tiêu thụ tăng.

- Bánh xe công tác bị cọ xát vào vỏ bơm --> Điều chỉnh lại khe hở.
- Ổ trục bị mòn hoặc hỏng --> Thay ổ hoặc thay bạc lót ổ.
- Nước bơm lên lẫn nhiều cát, bùn --> Đóng bớt khóa trên ống đẩy để giảm lưu lượng, thau rửa giếng, có thể lắp thêm ống chống, ống lọc trường hợp bị nặng.
- Lưới lọc có thể bị thủng làm sỏi đá vào guồng bơm, làm nứt gãy cánh gây kẹt --> Thay lưới lọc và các cánh bơm bị hỏng.

2. Lưu lượng bơm bị giảm:

- Mực nước động bị hạ --> Thả bơm xuống sâu hơn.
- Bánh xe công tác bị mòn --> Thay bánh xe công tác.
- Lưới chắn rác bị bịt kín --> Tẩy rửa lưới hoặc thay mới.
- Ống lọc của giếng bị bịt kín --> Sục khí rửa giếng.
- Ống đẩy bị đóng cặn --> Tẩy rửa.
- Bánh xe công tác bị bám cặn --> Tẩy rửa.
- Van 1 chiều bị kẹt --> Thay mới.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Tháo bảo dưỡng guồng bơm




3. Bơm nước không lên.

- Mực nước động bị hạ, thấp hơn lưới chắn rác --> Hạ bơm.
- Lưới chắn rác bị bịt kín hoàn toàn --> Vệ sinh hoặc thay mới.
- Bánh xe công tác bị hỏng, lỏng ra khỏi trục --> Tháo bơm, thay mới.
- Ống đẩy bị tụt --> Kéo lên nối lại ống.
- Khớp nối bơm bị đứt --> Thay mới.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cánh bơm bị hỏng


4. Bơm không đủ áp.

- Ống đẩy bị vỡ hoặc nứt --> Thay mới.
- Một vài bánh xe công tác (cánh bơm) bị hỏng, tháo lỏng --> Tháo guồng bơm ra bảo trì, thay mới.


Ứng dụng của bơm chìm giếng khoan.


1. Lắp đặt ở các giếng khoan bơm nước ngầm.

Đây là ứng dụng quan trọng và phổ biến nhất.

2. Lắp đặt ở các trạm bơm cấp 1 bơm nước mặt.

Máy bơm đặt trực tiếp trong ngăn hút.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


3. Sử dụng làm bơm cấp 2.

- Sơ đồ bố trí bơm cấp 2 trực tiếp trong bể chứa nước sạch, van và các thiết bị kiểm tra đo lường bố trí trong gian quản lý nằm ngoài bể.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


- Sơ đồ bơm giếng khoan sử dụng làm bơm cấp 2, đặt ngoài bể chứa. Trường hợp này bơm được đặt trong ống bao, ống hút và ống đẩy nối với ống bao này.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


4. Sử dụng làm bơm tăng áp.

Máy bơm đặt trong ống bao 2 nối trực tiếp với đường ống cấp nước 1 và 3. Nước có áp lực H1 theo ống 1 tự chảy vào máy bơm 2. Sau khi qua máy bơm áp lực nước tăng lên bằng áp lực yêu cầu Hyc. Áp lực cần thiết H của máy bơm:

H = Hyc - H1 (m)


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Trường hợp a) khi áp lực trên đường ống hoàn toàn không đảm bảo.

Trường hợp b) áp dụng khi áp lực trên đường ống thường xuyên đảm bảo. Trong giờ đủ áp lực, bơm nghỉ nước qua van 1 chiều 5 đến nơi tiêu thụ. Trong giờ thấp áp, van 4 & 6 mở ra bơm hoạt động để tăng áp lực nước sử dụng.






TÀI LIỆU THAM KHẢO:

BẢN VẼ - Lắp đặt bơm chìm giếng khoan.

LINK DOWNLOAD:


VIDEO THAM KHẢO:



Nguyên lý hoạt động của động cơ bơm chìm giếng khoan




Hướng dẫn lắp đặt bơm chìm giếng khoan






Hướng dẫn bảo trì bơm chìm giếng khoan



Bơm chìm bị ăn mòn do nước sông bị nhiễm mặn



Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: