Bộ ổn tốc trong hệ thống thủy lực


Giới thiệu chung về bộ ổn tốc.

Trong những cơ cấu chấp hành yêu cầu chuyển động phải thật êm ái, độ chính xác cao, với các hệ thống điều khiển thủy lực đơn giản không thể đáp ứng được vì nó không khắc phục được những nguyên nhân gây ra sự không ổn định chuyển động, như tải trọng thay đổi độ đàn hồi của dầu, độ rò dầu cũng như sự thay đổi nhiệt độ.

Do đó muốn cho vận tốc được ổn định, duy trì được trị số đã hiệu chỉnh, trong các hệ thống điều chỉnh vận tốc kể trên, cần lắp thêm một số bộ phận, để loại trừ những nguyên nhân làm mất ổn định vận tốc.

Cấu tạo của bộ ổn tốc.

Trong hệ thống thủy lực để cho vận tốc không thay đổi khi tải trọng thay đổi, người ta sử dụng bộ ổn tốc. Bộ ổn tốc bao gồm van tiết lưu và van giảm áp. Bộ ổn tốc có nhiệm vụ giữ chênh áp ΔP qua van tiết lưu 1 không đổi. Dưới đây là một số phương pháp lắp và tính toán bộ ổn tốc trong hệ thống thủy lực.

1. Van giảm áp lắp trước van tiết lưu.


P1 - Áp suất của nguồn.
P2 - Áp suất qua van giảm áp.
P3 - Áp suất qua van tiết lưu.
ΔP = P2 - P3. Độ chênh áp qua van tiết lưu.
Fw - Tải trọng.
A - Tiết diện.
v - Vận tốc.
t - Thời gian
Qs - Lưu lượng ở xylanh.
Qp - Lưu lượng ở nguồn.

Phương trình cân bằng lực trên nòng van (2).

P2 x Ak = P3 x Ak + Ff

--> ΔP = P2 - P3 = Ff / Ak = const

Ta cũng biết rằng:

v = Q/A = S x Sqrt (ΔP) (S - Hệ số lưu lượng không đổi, Q là lưu lượng)

Vì vậy ΔP qua van tiết lưu không đổi thì vận tốc sẽ không thay đổi mặc dù tải trọng thay đổi.

2. Van giảm áp lắp sau van tiết lưu.


P1 - Áp suất trước van tiết lưu.
P2 - Áp suất sau van tiết lưu.
P3 - Áp suất qua van giảm áp.

Phương trình cân bằng lực trên nòng van.

P1 x Ak = P2 x Ak + Ff

--> P1 - P2 = Ff / Ak = Const

3. Van giảm áp lắp song song với van tiết lưu.


P1 - Áp suất trước van tiết lưu.
P2 - Áp suất sau van giảm áp.
P3 - Áp suất qua van tiết lưu.

Để cho vận tốc của cơ cấu chấp hành không đổi khi tải trọng thay đổi thì hiệu áp P1 - P3 phải không đổi.

Tương tự.

P1 x Ak = P3 x Ak + Ff

--> P1 - P3 = Ff / Ak = const

4. Tải trọng, áp suất và lưu lượng qua bộ ổn tốc hai đường.

Sự phụ thuộc của tải trọng thay đổi theo thời gian và áp suất qua van giảm áp, áp suất qua van tiết lưu và lưu lượng qua van tiết lưu (Xem hình bên dưới).


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Ta thấy rằng khi tải trọng Fw thay đổi theo thời gian, hiệu áp qua van tiết lưu ΔP = P2 - P3 không thay đổi. Như vậy theo công thức Toricelli, với giá trị hiệu chỉnh trước tiết diện chảy qua van tiết lưu, khi hiệu áp qua van tiết lưu không đổi thì lưu lượng qua van cũng không đổi, vận tốc chuyển động của cơ cấu chấp hành cũng không đổi.

5. Tải trọng, áp suất và lưu lượng qua bộ ổn tốc 3 đường.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cách lắp bộ ổn tốc trong hệ thống thủy lực.

1. Bộ ổn tốc đặt ở đường vào.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

>> Ưu điểm:

- Xylanh làm việc theo áp suất yêu cầu.
- Có thể điều chỉnh lượng vận tốc nhỏ.

>> Nhược điểm:

- Phải đặt van cản ở đường dầu về.
- Năng lượng không dùng chuyển thành nhiệt trong quá trình tiết lưu.

2. Bộ ổn tốc đặt ở đường ra.


>> Ưu điểm:

- Xylanh làm việc được với vận tốc nhỏ và tải trọng lớn.
- Có thể điều chỉnh lượng vận tốc nhỏ.
- Không phải đặt van cản ở đường dầu về.
- Nhiệt sinh ra sẽ về bể dầu.

>> Nhược điểm:

- Lực ma sát của xylanh lớn.
- Van tràn phải làm việc liên tục.

3. Bộ ổn tốc đặt trên đường bypass về bể của đường vào.


>> Ưu điểm:

- Bơm làm việc theo tải trọng, năng suất lớn.
- Nhiệt sinh ra sẽ về bể dầu.

>> Nhược điểm:

- Không thể sử dụng bình trích chứa.
- Tải trọng ngược chiều không thích hợp.

4. Bộ ổn tốc 3 đường đặt ở đường vào.


>> Ưu điểm:

- Bơm làm việc theo tải trọng, năng suất lớn.
- Nhiệt sinh ra rất nhỏ.

>> Nhược điểm:

- Không thể sử dụng bình trích chứa.
- Tải trọng ngược chiều không thích hợp.



Giới thiệu chung về bộ ổn tốc.

Trong những cơ cấu chấp hành yêu cầu chuyển động phải thật êm ái, độ chính xác cao, với các hệ thống điều khiển thủy lực đơn giản không thể đáp ứng được vì nó không khắc phục được những nguyên nhân gây ra sự không ổn định chuyển động, như tải trọng thay đổi độ đàn hồi của dầu, độ rò dầu cũng như sự thay đổi nhiệt độ.

Do đó muốn cho vận tốc được ổn định, duy trì được trị số đã hiệu chỉnh, trong các hệ thống điều chỉnh vận tốc kể trên, cần lắp thêm một số bộ phận, để loại trừ những nguyên nhân làm mất ổn định vận tốc.

Cấu tạo của bộ ổn tốc.

Trong hệ thống thủy lực để cho vận tốc không thay đổi khi tải trọng thay đổi, người ta sử dụng bộ ổn tốc. Bộ ổn tốc bao gồm van tiết lưu và van giảm áp. Bộ ổn tốc có nhiệm vụ giữ chênh áp ΔP qua van tiết lưu 1 không đổi. Dưới đây là một số phương pháp lắp và tính toán bộ ổn tốc trong hệ thống thủy lực.

1. Van giảm áp lắp trước van tiết lưu.


P1 - Áp suất của nguồn.
P2 - Áp suất qua van giảm áp.
P3 - Áp suất qua van tiết lưu.
ΔP = P2 - P3. Độ chênh áp qua van tiết lưu.
Fw - Tải trọng.
A - Tiết diện.
v - Vận tốc.
t - Thời gian
Qs - Lưu lượng ở xylanh.
Qp - Lưu lượng ở nguồn.

Phương trình cân bằng lực trên nòng van (2).

P2 x Ak = P3 x Ak + Ff

--> ΔP = P2 - P3 = Ff / Ak = const

Ta cũng biết rằng:

v = Q/A = S x Sqrt (ΔP) (S - Hệ số lưu lượng không đổi, Q là lưu lượng)

Vì vậy ΔP qua van tiết lưu không đổi thì vận tốc sẽ không thay đổi mặc dù tải trọng thay đổi.

2. Van giảm áp lắp sau van tiết lưu.


P1 - Áp suất trước van tiết lưu.
P2 - Áp suất sau van tiết lưu.
P3 - Áp suất qua van giảm áp.

Phương trình cân bằng lực trên nòng van.

P1 x Ak = P2 x Ak + Ff

--> P1 - P2 = Ff / Ak = Const

3. Van giảm áp lắp song song với van tiết lưu.


P1 - Áp suất trước van tiết lưu.
P2 - Áp suất sau van giảm áp.
P3 - Áp suất qua van tiết lưu.

Để cho vận tốc của cơ cấu chấp hành không đổi khi tải trọng thay đổi thì hiệu áp P1 - P3 phải không đổi.

Tương tự.

P1 x Ak = P3 x Ak + Ff

--> P1 - P3 = Ff / Ak = const

4. Tải trọng, áp suất và lưu lượng qua bộ ổn tốc hai đường.

Sự phụ thuộc của tải trọng thay đổi theo thời gian và áp suất qua van giảm áp, áp suất qua van tiết lưu và lưu lượng qua van tiết lưu (Xem hình bên dưới).


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Ta thấy rằng khi tải trọng Fw thay đổi theo thời gian, hiệu áp qua van tiết lưu ΔP = P2 - P3 không thay đổi. Như vậy theo công thức Toricelli, với giá trị hiệu chỉnh trước tiết diện chảy qua van tiết lưu, khi hiệu áp qua van tiết lưu không đổi thì lưu lượng qua van cũng không đổi, vận tốc chuyển động của cơ cấu chấp hành cũng không đổi.

5. Tải trọng, áp suất và lưu lượng qua bộ ổn tốc 3 đường.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Cách lắp bộ ổn tốc trong hệ thống thủy lực.

1. Bộ ổn tốc đặt ở đường vào.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

>> Ưu điểm:

- Xylanh làm việc theo áp suất yêu cầu.
- Có thể điều chỉnh lượng vận tốc nhỏ.

>> Nhược điểm:

- Phải đặt van cản ở đường dầu về.
- Năng lượng không dùng chuyển thành nhiệt trong quá trình tiết lưu.

2. Bộ ổn tốc đặt ở đường ra.


>> Ưu điểm:

- Xylanh làm việc được với vận tốc nhỏ và tải trọng lớn.
- Có thể điều chỉnh lượng vận tốc nhỏ.
- Không phải đặt van cản ở đường dầu về.
- Nhiệt sinh ra sẽ về bể dầu.

>> Nhược điểm:

- Lực ma sát của xylanh lớn.
- Van tràn phải làm việc liên tục.

3. Bộ ổn tốc đặt trên đường bypass về bể của đường vào.


>> Ưu điểm:

- Bơm làm việc theo tải trọng, năng suất lớn.
- Nhiệt sinh ra sẽ về bể dầu.

>> Nhược điểm:

- Không thể sử dụng bình trích chứa.
- Tải trọng ngược chiều không thích hợp.

4. Bộ ổn tốc 3 đường đặt ở đường vào.


>> Ưu điểm:

- Bơm làm việc theo tải trọng, năng suất lớn.
- Nhiệt sinh ra rất nhỏ.

>> Nhược điểm:

- Không thể sử dụng bình trích chứa.
- Tải trọng ngược chiều không thích hợp.


M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: