Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hệ thống nhún giảm xóc thủy lực của xe máy


NHIỆM VỤ.

Giữ bánh xe ngay đồng tâm, điều khiển xe rẽ phải rẽ trái, giảm chấn. Phuộc gắn trên hai chân chữ A phía trên với trục bánh xe phuộc vừa là ống nhún dầu vừa là ống nhún lò xo (giảm chấn bằng thủy lực và cơ khí phối hợp).

CẤU TẠO.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)





Nhún được cấu tạo như hình vẽ, mỗi bên gồm có:

- Một piston gắn vào đầu cuối cốt nhún di chuyển trong xy lanh. Cốt nhún có dạng hình trụ rỗng ruột có khoét các lỗ tiết lưu (thường một lỗ ở đầu cuối cốt nhún và hai lỗ tiết lưu nhỏ bên hông cốt nhún). Đầu còn lại của cốt nhún (cây ty) có gắn vít đậy nhớt để trong quá trình làm việc của nhún nhớt không bị văng ra, đầu này được giữ chặt trên miếng sắt hình chữ A phía trên.
- Một xy lanh phía trong di chuyển piston, đầu dưới xy lanh có dự trữ để ráp cốt bánh xe trước và một vít xả nhớt, trong xy lanh chứa khoảng 100 - 125 cc nhớt (SAE 20 -30).


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




- Một khâu hướng dẫn (van tiết lưu) bằng nhôm hay thau nằm giữa cốt nhún và xy lanh có nhiệm vụ kềm và hướng dẫn piston lên xuống, khâu này còn gọi là van tiết lưu vì nó đậy hai lỗ tiết lưu bên hông cốt nhún, khi lò xo nhún bung ra hết và mở hai lỗ tiết lưu khi nhún hoạt động.
- Một phốt nhớt giữ không cho nhớt trong xy lanh trào ra ngoài.
- Một phe gài chặn chốt như ở xe SS 50 hay một khâu nối có ven răng liên kết giữa cốt nhún và xy lanh ở loại xe SUZUKI, YAMAHA.
- Ngoài ra còn có ống bọc lò xo nhún bằng cao su (ruột gà), ống bao phần trên cốt nhún bằng kim loại. Ở ống bao này vài loại xe thường có tai khoan lỗ để gắn đèn chiếu sáng ban đêm.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG.

- Khi bánh xe di chuyển trên đường xấu, gồ ghề bánh xe bị va chạm mạnh. Bánh xe sẽ di chuyển lên phía trên ép lò xo nhún lại. Cốt nhún lúc này di chuyển tương đối, xuống phía dưới xuống phòng B.
- Do bánh xe đi lên nhớt trong xy lanh bị nén đột ngột sẽ đi theo lỗ van tiết lưu ở đuôi piston đi lên phía trên ra theo hai lỗ tiết lưu bên hông cốt nhún lên phòng A, lúc này van tiết lưu mở hai lỗ tiết lưu vì cốt nhún đi xuống. Do tác dụng tiết lưu của dầu nhớt mà dao động của bánh xe bị dập tắt không truyền lên khung xe.
- Khi xe vượt qua chướng ngại, lò xo hoàn lực bung ra đẩy cốt kéo piston đi lên. Nhớt trong xy lanh không bị nén lúc này trong xy lanh do piston đi lên tạo áp thấp hút nhớt qua van tiết lưu đi trở xuống phòng B. Nhờ hiện tượng tiết lưu bánh xe không bị lò xo đẩy xuống ngay, vì vậy dao động bị dập tắt.


- Ngoài ra khi piston đi lên ở thời điểm đầu do hai lỗ tiết lưu đều mở nên lượng nhớt đi xuống phòng B bình thường.
- Khi đến gần thời điểm kết thúc van tiết lưu đóng trước một lỗ tiết lưu nên lượng nhớt di chuyển bị hạn chế bớt, nhờ vậy ở điểm kết thúc lúc piston và xy lanh trở lại vị trí ban đầu được êm ái nhẹ nhàng.

BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHÚN GIẢM XÓC XE MÁY.

- Đối với nhún thủy lực dầu nhớt ngoài tác dụng giảm chấn còn giữ vai trò làm
trơn vì vậy sau khi xe chạy được khoảng 3.000 Km thì phải thay nhớt.


- Dùng tupe 10 mở vít xả nhớt ở cuối xy lanh để nhớt cũ chảy ra hết.
- Dựng xe không dùng chống ấn mạnh tay lái nhiều lần cho nhớt ra hết.
- Dùng tupe 19 tháo vít đổ nhớt ở đầu cốt nhún rồi ấn tay lái vài lần nữa để đảm bảo dầu không còn trong nhún.





- Nếu dầu cũ quá dơ ta có thể dùng dầu gasoil đổ vào súc cho sạch. Vặn vít xả dầu lại, đổ dầu mới (SAE 10) vào đúng dung lượng.


>>> Nếu không có thông số kỹ thuật ta dùng phương pháp sau:

- Dựng xe không dùng chống, đè tay lái cho nhún ở vị trí thấp nhất (triệt tiêu phòng B).
- Đổ dầu vào cho đến khi dầu đầy cốt nhún xong, vặn vít đổ dầu chặt lại rồi mới được để xe trở về vị trí ban đầu.

CÁC HƯ HỎNG VÀ NGUYÊN NHÂN.

1. Khó nhún.

Nguyên nhân:

- Lò xo nhún quá mạnh.
- Cốt nhún cong hay xy lanh bị móp.
- Nhớt đổ quá nhiều.

2. Nhún yếu.

Nguyên nhân:

- Lò xo yếu.
- Xe chở quá tải.
- Nhớt đổ ít.

3. Nhún không đều (không cân sệ một bên).

Nguyên nhân:

- Lò xo không đều.
- Ráp lò xo hai bên không cùng chiều (phần mau ở dưới, phần thưa ở trên).
- Dầu đổ bên nhiều bên ít.

4. Nhún kêu.

Nguyên nhân:

- Lò xo gãy.
- Ốc vè lỏng.
- Nhún ráp không chặt.

5. Nhún bị xì nhớt:

Nguyên nhân:

- Phốt dầu mòn, bể, đứt lò xo.
- Khâu hướng dẫn mòn.
- Cốt nhún mòn rỗ.





TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Sách Hướng dẫn sửa chữa xe máy.

LINK DOWNLOAD


VIDEO THAM KHẢO:


Hệ thống nhún giảm xóc thủy lực của xe vượt địa hình (FOX X2)



Giải thích Hệ thống nhún giảm xóc thủy lực của xe máy



Chúc các bạn thành công!


NHIỆM VỤ.

Giữ bánh xe ngay đồng tâm, điều khiển xe rẽ phải rẽ trái, giảm chấn. Phuộc gắn trên hai chân chữ A phía trên với trục bánh xe phuộc vừa là ống nhún dầu vừa là ống nhún lò xo (giảm chấn bằng thủy lực và cơ khí phối hợp).

CẤU TẠO.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)





Nhún được cấu tạo như hình vẽ, mỗi bên gồm có:

- Một piston gắn vào đầu cuối cốt nhún di chuyển trong xy lanh. Cốt nhún có dạng hình trụ rỗng ruột có khoét các lỗ tiết lưu (thường một lỗ ở đầu cuối cốt nhún và hai lỗ tiết lưu nhỏ bên hông cốt nhún). Đầu còn lại của cốt nhún (cây ty) có gắn vít đậy nhớt để trong quá trình làm việc của nhún nhớt không bị văng ra, đầu này được giữ chặt trên miếng sắt hình chữ A phía trên.
- Một xy lanh phía trong di chuyển piston, đầu dưới xy lanh có dự trữ để ráp cốt bánh xe trước và một vít xả nhớt, trong xy lanh chứa khoảng 100 - 125 cc nhớt (SAE 20 -30).


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




- Một khâu hướng dẫn (van tiết lưu) bằng nhôm hay thau nằm giữa cốt nhún và xy lanh có nhiệm vụ kềm và hướng dẫn piston lên xuống, khâu này còn gọi là van tiết lưu vì nó đậy hai lỗ tiết lưu bên hông cốt nhún, khi lò xo nhún bung ra hết và mở hai lỗ tiết lưu khi nhún hoạt động.
- Một phốt nhớt giữ không cho nhớt trong xy lanh trào ra ngoài.
- Một phe gài chặn chốt như ở xe SS 50 hay một khâu nối có ven răng liên kết giữa cốt nhún và xy lanh ở loại xe SUZUKI, YAMAHA.
- Ngoài ra còn có ống bọc lò xo nhún bằng cao su (ruột gà), ống bao phần trên cốt nhún bằng kim loại. Ở ống bao này vài loại xe thường có tai khoan lỗ để gắn đèn chiếu sáng ban đêm.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG.

- Khi bánh xe di chuyển trên đường xấu, gồ ghề bánh xe bị va chạm mạnh. Bánh xe sẽ di chuyển lên phía trên ép lò xo nhún lại. Cốt nhún lúc này di chuyển tương đối, xuống phía dưới xuống phòng B.
- Do bánh xe đi lên nhớt trong xy lanh bị nén đột ngột sẽ đi theo lỗ van tiết lưu ở đuôi piston đi lên phía trên ra theo hai lỗ tiết lưu bên hông cốt nhún lên phòng A, lúc này van tiết lưu mở hai lỗ tiết lưu vì cốt nhún đi xuống. Do tác dụng tiết lưu của dầu nhớt mà dao động của bánh xe bị dập tắt không truyền lên khung xe.
- Khi xe vượt qua chướng ngại, lò xo hoàn lực bung ra đẩy cốt kéo piston đi lên. Nhớt trong xy lanh không bị nén lúc này trong xy lanh do piston đi lên tạo áp thấp hút nhớt qua van tiết lưu đi trở xuống phòng B. Nhờ hiện tượng tiết lưu bánh xe không bị lò xo đẩy xuống ngay, vì vậy dao động bị dập tắt.


- Ngoài ra khi piston đi lên ở thời điểm đầu do hai lỗ tiết lưu đều mở nên lượng nhớt đi xuống phòng B bình thường.
- Khi đến gần thời điểm kết thúc van tiết lưu đóng trước một lỗ tiết lưu nên lượng nhớt di chuyển bị hạn chế bớt, nhờ vậy ở điểm kết thúc lúc piston và xy lanh trở lại vị trí ban đầu được êm ái nhẹ nhàng.

BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHÚN GIẢM XÓC XE MÁY.

- Đối với nhún thủy lực dầu nhớt ngoài tác dụng giảm chấn còn giữ vai trò làm
trơn vì vậy sau khi xe chạy được khoảng 3.000 Km thì phải thay nhớt.


- Dùng tupe 10 mở vít xả nhớt ở cuối xy lanh để nhớt cũ chảy ra hết.
- Dựng xe không dùng chống ấn mạnh tay lái nhiều lần cho nhớt ra hết.
- Dùng tupe 19 tháo vít đổ nhớt ở đầu cốt nhún rồi ấn tay lái vài lần nữa để đảm bảo dầu không còn trong nhún.





- Nếu dầu cũ quá dơ ta có thể dùng dầu gasoil đổ vào súc cho sạch. Vặn vít xả dầu lại, đổ dầu mới (SAE 10) vào đúng dung lượng.


>>> Nếu không có thông số kỹ thuật ta dùng phương pháp sau:

- Dựng xe không dùng chống, đè tay lái cho nhún ở vị trí thấp nhất (triệt tiêu phòng B).
- Đổ dầu vào cho đến khi dầu đầy cốt nhún xong, vặn vít đổ dầu chặt lại rồi mới được để xe trở về vị trí ban đầu.

CÁC HƯ HỎNG VÀ NGUYÊN NHÂN.

1. Khó nhún.

Nguyên nhân:

- Lò xo nhún quá mạnh.
- Cốt nhún cong hay xy lanh bị móp.
- Nhớt đổ quá nhiều.

2. Nhún yếu.

Nguyên nhân:

- Lò xo yếu.
- Xe chở quá tải.
- Nhớt đổ ít.

3. Nhún không đều (không cân sệ một bên).

Nguyên nhân:

- Lò xo không đều.
- Ráp lò xo hai bên không cùng chiều (phần mau ở dưới, phần thưa ở trên).
- Dầu đổ bên nhiều bên ít.

4. Nhún kêu.

Nguyên nhân:

- Lò xo gãy.
- Ốc vè lỏng.
- Nhún ráp không chặt.

5. Nhún bị xì nhớt:

Nguyên nhân:

- Phốt dầu mòn, bể, đứt lò xo.
- Khâu hướng dẫn mòn.
- Cốt nhún mòn rỗ.





TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Sách Hướng dẫn sửa chữa xe máy.

LINK DOWNLOAD


VIDEO THAM KHẢO:


Hệ thống nhún giảm xóc thủy lực của xe vượt địa hình (FOX X2)



Giải thích Hệ thống nhún giảm xóc thủy lực của xe máy



Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: