Các phương pháp thông gió trong những phòng kín


Trao đổi không khí trong và ngoài nhà có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Trong nhiều trường hợp trao đổi không khí có thể thực hiện được nhờ chênh lệch áp suất gây ra bởi tác dụng của gió và chênh lệch trọng lượng riêng của không khí trong và ngoài phòng. Trường hợp này nếu lối vào ra của không khí là những chỗ hở, lỗ hổng của tường ngoài, khe cửa thì hiện tượng đó gọi là rò gió. Rò gió là một cách trao đổi không khí một cách vô tổ chức vì ta không thể điều chỉnh lượng không khí ra vào và cũng không thể hướng được luồng không khí vào những chỗ cần thiết.


Cũng dưới tác dụng của những yếu tố trên nhưng nếu trao đổi không khí được thực hiện qua các cửa sổ, cửa đi, lúc đó ta có hiện tượng thông thoáng (Hình 1).


"Click để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Hình 1. Thông gió trong các phòng ở


Cũng như trên nếu lượng trao đổi không khí có thể điều chỉnh được ở các cửa gió vào và cửa gió ra (cửa mái), lúc bấy giờ ta có thông gió tự nhiên (Hình 2).

"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Hình 2. Thông gió tự nhiên trong nhà công nghiệp


Trong nhà có nhiều tầng thông gió tự nhiên thường được thực hiện bằng hệ thống mương dẫn đứng đặt ngầm trong tường. Không khí lạnh có trọng lượng riêng lớn hơn sẽ đẩy không khí nóng trong các phòng và tầng nhà khác nhau theo các đường mương dẫn lên mái nhà và thoát ra ngoài (Hình 3). Trường hợp này ta có hệ thống thông gió tự nhiên dưới tác dụng của sức đẩy trọng lực.

"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Hình 3. Thông gió tự nhiên trong nhà ở, công cộng.


Nếu trao đổi, vận chuyển không khí bằng quạt, ta có thông gió cơ khí.

Hệ thống thông gió thông thường gồm có:

- Tuyến đường ống.
- Máy quạt (Gồm cả động cơ điện).
- Bộ sấy không khí (Hoặc không có).
- Thiết bị lọc không khí.
- Bộ phận làm lạnh,...

Tùy theo tính chất làm việc của hệ thống thông gió người ta phân biệt thành hệ thống hút và hệ thống thổi.

Hệ thống hút là hệ thống thu hồi không khí đã bị ô nhiễm trong phòng và thải ra ngoài. Còn hệ thống thổi là hệ thống lấy không khí sạch bên ngoài, sau khi xử lý: làm nóng, làm lạnh, lọc sạch,... rồi thổi vào phòng để đảm bảo môi trường không khí trong phòng có một chế độ nhiệt ẩm và và độ trong sạch cần thiết.

Nếu hệ thống thông gió không những chỉ đảm bảo lưu lượng trao đổi không khí nhất định và còn đảm bảo các yếu tố vi khí hậu được ổn định như độ ẩm, nhiệt độ, tốc độ chuyển động thì hệ thống ấy gọi là hệ thống điều hòa không khí.

Trong nhiều trường hợp khi tổ chức thông gió cho các phòng ở hay nhà máy, không khí thổi vào không phải hoàn toàn chỉ là không khí ngoài trời và có thể còn lấy một phần không khí trong phòng nữa. Phần không khí này hòa trộn với phần không khí bên ngoài và thổi trở lại vào phòng. Đó là phương pháp thông gió có tuần hoàn hoặc có gió hồi.

Phương pháp tuần hoàn được áp dụng với mục đích tiết kiệm nhiệt để sấy nóng không khí trước khi thổi vào phòng về mùa đông hoặc để giảm công suất làm lạnh không khí vào mùa hè. Tuy nhiên, phần không khí ngoài cần phải đủ để làm loãng các chất khí độc hại tỏa ra trong phòng và đưa nồng độ của chúng xuống dưới mức cho phép.

"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Hình 4. Hệ thống thông gió có thu hồi nhiệt.


Ngoài hiện tượng rò gió và thông thoáng là hiện tượng thông gió không tổ chức. Các biện pháp thông gió còn lại đều thuộc về thông gió có tổ chức vì rằng các biện pháp ấy cho phép điều chỉnh được lượng không khí vào và ra.

Tỉ số giữa lượng không khí vào và lượng không khí ra trong trường hợp thông gió có tổ chức gọi là cân bằng không khí. Nếu lượng không khí vào nhiều hơn lượng không khí ra, ta có cân bằng dương và ngược lại, ta có cân bằng âm. Trường hợp bằng nhau ta có "Cân bằng triệt tiêu". Trong trường hợp cân bằng không triệt tiêu thì phần thừa của không khí vào hay ra có thể ra hay vào qua các khe hở, lỗ rỗng hoặc từ các phòng bên cạnh. Phần không khí ấy là phần không khí không có tổ chức vì rằng chỗ vào hoặc chỗ thoát ra chính thức của nó không xác định được một cách rõ ràng.





Chúc các bạn thành công!


Trao đổi không khí trong và ngoài nhà có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Trong nhiều trường hợp trao đổi không khí có thể thực hiện được nhờ chênh lệch áp suất gây ra bởi tác dụng của gió và chênh lệch trọng lượng riêng của không khí trong và ngoài phòng. Trường hợp này nếu lối vào ra của không khí là những chỗ hở, lỗ hổng của tường ngoài, khe cửa thì hiện tượng đó gọi là rò gió. Rò gió là một cách trao đổi không khí một cách vô tổ chức vì ta không thể điều chỉnh lượng không khí ra vào và cũng không thể hướng được luồng không khí vào những chỗ cần thiết.


Cũng dưới tác dụng của những yếu tố trên nhưng nếu trao đổi không khí được thực hiện qua các cửa sổ, cửa đi, lúc đó ta có hiện tượng thông thoáng (Hình 1).


"Click để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn"

Hình 1. Thông gió trong các phòng ở


Cũng như trên nếu lượng trao đổi không khí có thể điều chỉnh được ở các cửa gió vào và cửa gió ra (cửa mái), lúc bấy giờ ta có thông gió tự nhiên (Hình 2).

"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Hình 2. Thông gió tự nhiên trong nhà công nghiệp


Trong nhà có nhiều tầng thông gió tự nhiên thường được thực hiện bằng hệ thống mương dẫn đứng đặt ngầm trong tường. Không khí lạnh có trọng lượng riêng lớn hơn sẽ đẩy không khí nóng trong các phòng và tầng nhà khác nhau theo các đường mương dẫn lên mái nhà và thoát ra ngoài (Hình 3). Trường hợp này ta có hệ thống thông gió tự nhiên dưới tác dụng của sức đẩy trọng lực.

"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Hình 3. Thông gió tự nhiên trong nhà ở, công cộng.


Nếu trao đổi, vận chuyển không khí bằng quạt, ta có thông gió cơ khí.

Hệ thống thông gió thông thường gồm có:

- Tuyến đường ống.
- Máy quạt (Gồm cả động cơ điện).
- Bộ sấy không khí (Hoặc không có).
- Thiết bị lọc không khí.
- Bộ phận làm lạnh,...

Tùy theo tính chất làm việc của hệ thống thông gió người ta phân biệt thành hệ thống hút và hệ thống thổi.

Hệ thống hút là hệ thống thu hồi không khí đã bị ô nhiễm trong phòng và thải ra ngoài. Còn hệ thống thổi là hệ thống lấy không khí sạch bên ngoài, sau khi xử lý: làm nóng, làm lạnh, lọc sạch,... rồi thổi vào phòng để đảm bảo môi trường không khí trong phòng có một chế độ nhiệt ẩm và và độ trong sạch cần thiết.

Nếu hệ thống thông gió không những chỉ đảm bảo lưu lượng trao đổi không khí nhất định và còn đảm bảo các yếu tố vi khí hậu được ổn định như độ ẩm, nhiệt độ, tốc độ chuyển động thì hệ thống ấy gọi là hệ thống điều hòa không khí.

Trong nhiều trường hợp khi tổ chức thông gió cho các phòng ở hay nhà máy, không khí thổi vào không phải hoàn toàn chỉ là không khí ngoài trời và có thể còn lấy một phần không khí trong phòng nữa. Phần không khí này hòa trộn với phần không khí bên ngoài và thổi trở lại vào phòng. Đó là phương pháp thông gió có tuần hoàn hoặc có gió hồi.

Phương pháp tuần hoàn được áp dụng với mục đích tiết kiệm nhiệt để sấy nóng không khí trước khi thổi vào phòng về mùa đông hoặc để giảm công suất làm lạnh không khí vào mùa hè. Tuy nhiên, phần không khí ngoài cần phải đủ để làm loãng các chất khí độc hại tỏa ra trong phòng và đưa nồng độ của chúng xuống dưới mức cho phép.

"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Hình 4. Hệ thống thông gió có thu hồi nhiệt.


Ngoài hiện tượng rò gió và thông thoáng là hiện tượng thông gió không tổ chức. Các biện pháp thông gió còn lại đều thuộc về thông gió có tổ chức vì rằng các biện pháp ấy cho phép điều chỉnh được lượng không khí vào và ra.

Tỉ số giữa lượng không khí vào và lượng không khí ra trong trường hợp thông gió có tổ chức gọi là cân bằng không khí. Nếu lượng không khí vào nhiều hơn lượng không khí ra, ta có cân bằng dương và ngược lại, ta có cân bằng âm. Trường hợp bằng nhau ta có "Cân bằng triệt tiêu". Trong trường hợp cân bằng không triệt tiêu thì phần thừa của không khí vào hay ra có thể ra hay vào qua các khe hở, lỗ rỗng hoặc từ các phòng bên cạnh. Phần không khí ấy là phần không khí không có tổ chức vì rằng chỗ vào hoặc chỗ thoát ra chính thức của nó không xác định được một cách rõ ràng.





Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: