Sơ đồ chuyển động của nước và hơi trong lò hơi


Trên (hình a) là sơ đồ thủy động của lò tuần hoàn tự nhiên. Nước cấp nhờ bơm nước cấp bơm qua bộ hâm nước rồi vào bao hơi trên. Từ đó nước theo các ống xuống bao hơi dưới hoặc ống góp dưới và nhận nhiệt trong lò, hỗn hợp hơi và nước sẽ theo các ống lên đi vào bao hơi trên. Ở bao hơi trên, hơi sẽ tách ra và tiếp tục đi vào bộ quá nhiệt để nâng nhiệt độ lên trên nhiệt độ hơi bão hòa.

Lượng nước còn lại sẽ quay trở lại bao hơi dưới và cứ như thế tạo thành vòng tuần hoàn kín. Sự tuần hoàn tự nhiên ở đây sở dĩ có được là do sự chênh lệch giữa khối lượng riêng của nước đi xuống và hỗn hợp hơi và nước bốc lên. Chiều cao H giữa 02 bao hơi trên và dưới cũng giữ vai trò quyết định cho sự tuần hoàn nói trên. H càng lớn tuần hoàn tự nhiên càng tốt, ngược lại nếu H = 0 sẽ không còn tuần hoàn nữa. Điều đó sẽ dẫn đến cháy các dàn ống sinh hơi của lò do không được giải nhiệt.

"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Lò tuần hoàn cưỡng bức (hình b) về nguyên lý không khác gì so với lò tuần hoàn tự nhiên, song sự tuần hoàn ở đây có được là do bơm tuần hoàn hỗn hợp quyết định. Cho nên sự bố trí dàn ống sinh hơi và chiều cao H trong lò tuần hoàn cưỡng bức không nhất thiết như trong lò tuần hoàn tự nhiên. Lò tuần hoàn cưỡng bức thường được áp dụng ở những nơi bị giới hạn về chiều cao, ví dụ như trên tàu thủy, tàu hỏa,... Tuy nhiên sự có mặt của bơm tuần hoàn làm tăng tiêu hao điện năng để quay bơm đồng thời bơm phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của hỗn hợp hơi bão hòa ở nhiệt độ cao.

(Hình c) là sơ đồ thủy động của lò hơi trực lưu. Khác với hai loại lò tuần hoàn trên trong lò trực lưu từ nước biến thành hơi hoàn toàn, lưu chất chỉ chuyển động qua lò hơi có 01 lần do sức đẩy của bơm cấp. Do đó lò trực lưu không cần có bao hơi, điều đó làm giảm vốn đầu tư cho lò hơi. Lò trực lưu có thể sử dụng ở bất cứ áp lực hơi nào, tuy nhiên tốt hơn vẫn là các thông số hơi từ tới hạn trở lên. Ở thông số đó lò có bao hơi không thể hoạt động được vì mất hết khả năng tuần hoàn. Tuy nhiên vì lò hơi trực lưu không có bao hơi nên không thể xả lò được, tức là không thể xả cáu bẩn trong lò. Do đó nước cấp cho lò trực lưu phải đặc biệt tinh khiết và làm tăng đầu tư cho hệ thống xử lý nước.




VIDEO THAM KHẢO:


Sơ đồ nguyên lý làm việc của lò hơi




Mô tả và giải thích nguyên lý làm việc của lò hơi


Chúc các bạn thành công!


Trên (hình a) là sơ đồ thủy động của lò tuần hoàn tự nhiên. Nước cấp nhờ bơm nước cấp bơm qua bộ hâm nước rồi vào bao hơi trên. Từ đó nước theo các ống xuống bao hơi dưới hoặc ống góp dưới và nhận nhiệt trong lò, hỗn hợp hơi và nước sẽ theo các ống lên đi vào bao hơi trên. Ở bao hơi trên, hơi sẽ tách ra và tiếp tục đi vào bộ quá nhiệt để nâng nhiệt độ lên trên nhiệt độ hơi bão hòa.

Lượng nước còn lại sẽ quay trở lại bao hơi dưới và cứ như thế tạo thành vòng tuần hoàn kín. Sự tuần hoàn tự nhiên ở đây sở dĩ có được là do sự chênh lệch giữa khối lượng riêng của nước đi xuống và hỗn hợp hơi và nước bốc lên. Chiều cao H giữa 02 bao hơi trên và dưới cũng giữ vai trò quyết định cho sự tuần hoàn nói trên. H càng lớn tuần hoàn tự nhiên càng tốt, ngược lại nếu H = 0 sẽ không còn tuần hoàn nữa. Điều đó sẽ dẫn đến cháy các dàn ống sinh hơi của lò do không được giải nhiệt.

"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Lò tuần hoàn cưỡng bức (hình b) về nguyên lý không khác gì so với lò tuần hoàn tự nhiên, song sự tuần hoàn ở đây có được là do bơm tuần hoàn hỗn hợp quyết định. Cho nên sự bố trí dàn ống sinh hơi và chiều cao H trong lò tuần hoàn cưỡng bức không nhất thiết như trong lò tuần hoàn tự nhiên. Lò tuần hoàn cưỡng bức thường được áp dụng ở những nơi bị giới hạn về chiều cao, ví dụ như trên tàu thủy, tàu hỏa,... Tuy nhiên sự có mặt của bơm tuần hoàn làm tăng tiêu hao điện năng để quay bơm đồng thời bơm phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của hỗn hợp hơi bão hòa ở nhiệt độ cao.

(Hình c) là sơ đồ thủy động của lò hơi trực lưu. Khác với hai loại lò tuần hoàn trên trong lò trực lưu từ nước biến thành hơi hoàn toàn, lưu chất chỉ chuyển động qua lò hơi có 01 lần do sức đẩy của bơm cấp. Do đó lò trực lưu không cần có bao hơi, điều đó làm giảm vốn đầu tư cho lò hơi. Lò trực lưu có thể sử dụng ở bất cứ áp lực hơi nào, tuy nhiên tốt hơn vẫn là các thông số hơi từ tới hạn trở lên. Ở thông số đó lò có bao hơi không thể hoạt động được vì mất hết khả năng tuần hoàn. Tuy nhiên vì lò hơi trực lưu không có bao hơi nên không thể xả lò được, tức là không thể xả cáu bẩn trong lò. Do đó nước cấp cho lò trực lưu phải đặc biệt tinh khiết và làm tăng đầu tư cho hệ thống xử lý nước.




VIDEO THAM KHẢO:


Sơ đồ nguyên lý làm việc của lò hơi




Mô tả và giải thích nguyên lý làm việc của lò hơi


Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: