Các bước để thiết kế một hệ thống thủy lực


Các bước để thiết kế hệ thống  thủy  lực là:

-  Phác thảo hoạt động
-  Vẽ mạch thủy lực
-  Tính toán các thông số cần thiết
-  Sơ đồ chức năng
-   Sơ đồ điện.

Sau đây chúng ta sẽ đi vào các bước cụ thể:

1. Phác thảo hoạt động.

Vẽ phác thảo nguyên lý hoạt động của sản phẩm cần lắp dặt hoặc nguyên lý của máy…Việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta biết được hầu hết các thông số yêu cầu quan trọng. Nó cho ta biết vị trí lắp của các thành phần. Trong hình là bản vẽ phác thảo hoạt động của xylanh Z1 và chức năng của nó là dùng để nâng nắp của bồn có nhiệt độ cao lên.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Hệ thống thủy lực nâng nắp bồn


2. Vẽ mạch thủy lực.

Mạch thủy lực mô tả chức năng, cấu trúc, các phần tử  của hệ thống thủy lực. Trong ví dụ trên từ nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng nắp bồn ta xác định được các phần tử của hệ thống và vẽ được mạch thủy lực của hệ thống.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Sơ đồ thủy lực nâng nắp bồn


Cơ cấu tạo năng lượng của hệ thống bao gồm lọc dầu (OZ1), van an toàn (OZ2), bơm (OP1) và motor điện (OM1) được miêu tả là phần dưới cùng của sơ đồ trong hệ thống thủy lực.

Cơ cấu điều khiển bao gồm van 1 chiều (1V1), van điều khiển 3/2 (1V3) và van an toàn (1V2) ở vị trí giữa của sơ đồ. Van điều khiển 3/2 nhận tín hiệu điều khiển bằng tay do người tác động.

Trong hệ thống này thì cơ cấu chấp hành là xylanh thủy lực (ben thủy lực) (1A)

- Sau khi vẽ được mạch thủy lực thì dựa vào các thông số yêu cầu của hệ thống như tải trọng, vận tốc, hành trình, moment xoắn, áp suất, vị trí lắp….. ta tính toán được thông số cần thiết của các phần tử trong hệ thống như lưu lượng bơm, công suất motor ….

- Từ các thông số tính toán được ta lựa chọn được những phần từ phù hợp với thông số tính toán, đến đây cơ bản chúng ta đã có được một hệ thống thủy lực.

3. Biểu đồ chức năng.

Chức năng của từng phần tử trong hệ thống thủy lực khi máy hoạt động có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ, nó gọi là biểu đồ chức năng. Nó làm rõ hơn và dễ hiểu hơn về chức năng của từng bộ phận trong hệ thống.

Với sơ đồ nâng nắp bồn trên thì ta có thể biểu diễn sơ đồ chức năng như sau.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


NGUỒN: (Thủy lực Việt Hà)

VIDEO THAM KHẢO:



Hướng dẫn thiết kế hệ thống thủy lực (Mike Crowley)



Thiết kế và lựa chọn các thiết bị cho hệ thống thủy lực



Mô hình thể hiện nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực (Thủy lực Việt Hà)



Một số sơ đồ hệ thống thủy lực cơ bản


Chúc các bạn thành công!


Các bước để thiết kế hệ thống  thủy  lực là:

-  Phác thảo hoạt động
-  Vẽ mạch thủy lực
-  Tính toán các thông số cần thiết
-  Sơ đồ chức năng
-   Sơ đồ điện.

Sau đây chúng ta sẽ đi vào các bước cụ thể:

1. Phác thảo hoạt động.

Vẽ phác thảo nguyên lý hoạt động của sản phẩm cần lắp dặt hoặc nguyên lý của máy…Việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta biết được hầu hết các thông số yêu cầu quan trọng. Nó cho ta biết vị trí lắp của các thành phần. Trong hình là bản vẽ phác thảo hoạt động của xylanh Z1 và chức năng của nó là dùng để nâng nắp của bồn có nhiệt độ cao lên.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Hệ thống thủy lực nâng nắp bồn


2. Vẽ mạch thủy lực.

Mạch thủy lực mô tả chức năng, cấu trúc, các phần tử  của hệ thống thủy lực. Trong ví dụ trên từ nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng nắp bồn ta xác định được các phần tử của hệ thống và vẽ được mạch thủy lực của hệ thống.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Sơ đồ thủy lực nâng nắp bồn


Cơ cấu tạo năng lượng của hệ thống bao gồm lọc dầu (OZ1), van an toàn (OZ2), bơm (OP1) và motor điện (OM1) được miêu tả là phần dưới cùng của sơ đồ trong hệ thống thủy lực.

Cơ cấu điều khiển bao gồm van 1 chiều (1V1), van điều khiển 3/2 (1V3) và van an toàn (1V2) ở vị trí giữa của sơ đồ. Van điều khiển 3/2 nhận tín hiệu điều khiển bằng tay do người tác động.

Trong hệ thống này thì cơ cấu chấp hành là xylanh thủy lực (ben thủy lực) (1A)

- Sau khi vẽ được mạch thủy lực thì dựa vào các thông số yêu cầu của hệ thống như tải trọng, vận tốc, hành trình, moment xoắn, áp suất, vị trí lắp….. ta tính toán được thông số cần thiết của các phần tử trong hệ thống như lưu lượng bơm, công suất motor ….

- Từ các thông số tính toán được ta lựa chọn được những phần từ phù hợp với thông số tính toán, đến đây cơ bản chúng ta đã có được một hệ thống thủy lực.

3. Biểu đồ chức năng.

Chức năng của từng phần tử trong hệ thống thủy lực khi máy hoạt động có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ, nó gọi là biểu đồ chức năng. Nó làm rõ hơn và dễ hiểu hơn về chức năng của từng bộ phận trong hệ thống.

Với sơ đồ nâng nắp bồn trên thì ta có thể biểu diễn sơ đồ chức năng như sau.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


NGUỒN: (Thủy lực Việt Hà)

VIDEO THAM KHẢO:



Hướng dẫn thiết kế hệ thống thủy lực (Mike Crowley)



Thiết kế và lựa chọn các thiết bị cho hệ thống thủy lực



Mô hình thể hiện nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực (Thủy lực Việt Hà)



Một số sơ đồ hệ thống thủy lực cơ bản


Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: