Tìm hiểu về thiết bị ngưng tụ (condenser) sử dụng trong nhà máy nhiệt điện


Ta biết rằng trong nhà máy nhiệt điện công suất tuốc bin tăng lên khi tăng thông số đầu hoặc giảm thông số cuối của hơi. Nhiệt độ của hơi ra khỏi tuốc bin bị hạn chế bởi nhiệt độ nước làm mát nó (nước tuần hoàn) và thường cao hơn nhiệt độ của của nước làm mát từ 8 đến 10oC. Nước làm mát lấy từ ao, hồ, sông, suối, có nhiệt độ khoảng 20-25oC tùy thuộc vào mùa và điều kiện địa lý của nhà máy, nghĩa là hơi bão hòa khi ra khỏi tuốc bin chỉ có thể ngưng tụ ở nhiệt độ khoảng từ 30-35oC, tương ứng với áp suất cuối tuốc bin là từ 0,03-0,04 bar. 

Để đảm bảo được trạng thái này, người ta nối ống thoát hơi của tuốc bin với bình ngưng, độ chân không trong bình ngưng được tạo nên nhờ hơi ngưng tụ thành nước và nhờ các thiết bị đặc biệt như êjectơ hoặc bơm chân không. Các thiết bị này sẽ liên tục hút không khí ra khỏi bình ngưng.

Trong nhà máy điện, để đảm bảo chất lượng nước ngưng người ta chỉ áp dụng bình ngưng kiểu bề mặt.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Sơ đồ cấu tạo bình ngưng bề mặt được biểu diễn trên hình.

1. ống nước ra;
2. nắp;
3, 5. thân;
4. Mặt sàng;
6. cổ bình ngưng;
7. ống đồng;
8. Bồn chứa nước ngưng;
9. ống nước vào làm mát.


Hơi đi trên xuống bao bọc xung quanh bề mặt ngoài ống đồng, nhả nhiệt cho nước làm mát đi trong ống đồng và ngưng tụ thành nước. Nước chuyển động từ phía dưới lên trên ngược chiều dòng hơi. Bình ngưng có sơ đồ chuyển động của nước làm mát thành 2 chặng như vậy thì được gọi là bình ngưng 2 chặng. Tương tự như thế có thể có bình ngưng 3 chặng, 4 chặng.

Sau khi nhả nhiệt cho nước làm mát, hơi được ngưng tụ lại rơi chảy xuống bình chứa ở dưới đáy bình ngưng và từ đó được bơm đi bằng bơm nước ngưng, còn nước làm mát đi trong hệ thống ống đồng gọi là nước tuần hoàn được lấy từ sông, hồ và được cung cấp bởi bơm tuần hoàn. 


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Sơ đồ chu trình nhà máy nhiệt điện

LƯU Ý:

Bình ngưng phải đảm bảo thật kín, nếu không kín, không khí bên ngoài lọt vào sẽ làm giảm độ chân không, nghĩa là làm tăng áp suất cuối tuốc bin và có thể làm giảm một cách đột ngột khả năng truyền nhiệt trên các bề mặt ống làm mát, làm giảm công suất tuốc bin. Mặt khác các ống đồng trong bình ngưng cũng phải thật kín để tránh sự rò rỉ của nước tuần hoàn vào nước ngưng, làm giảm chất lượng nước ngưng.

Để bảo đảm độ chân không sâu, người ta tìm cách giảm trở lực của bình ngưng đối với hơi và tổ chức việc rút không khí ra khỏi bình ngưng một cách liên tục.



LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)



NGUỒN: 

GIÁO TRÌNH - Nhà máy nhiệt điện (GS.TSKH Phan Quang Xưng & PGS.TS. Hoàng Ngọc Đồng.

VIDEO THAM KHẢO:



Nguyên lý làm việc của bình ngưng và tháp làm mát trong nhà máy nhiệt điện



MÔ HÌNH - Nguyên lý làm việc của nhà máy nhiệt điện



Chúc các bạn thành công!


Ta biết rằng trong nhà máy nhiệt điện công suất tuốc bin tăng lên khi tăng thông số đầu hoặc giảm thông số cuối của hơi. Nhiệt độ của hơi ra khỏi tuốc bin bị hạn chế bởi nhiệt độ nước làm mát nó (nước tuần hoàn) và thường cao hơn nhiệt độ của của nước làm mát từ 8 đến 10oC. Nước làm mát lấy từ ao, hồ, sông, suối, có nhiệt độ khoảng 20-25oC tùy thuộc vào mùa và điều kiện địa lý của nhà máy, nghĩa là hơi bão hòa khi ra khỏi tuốc bin chỉ có thể ngưng tụ ở nhiệt độ khoảng từ 30-35oC, tương ứng với áp suất cuối tuốc bin là từ 0,03-0,04 bar. 

Để đảm bảo được trạng thái này, người ta nối ống thoát hơi của tuốc bin với bình ngưng, độ chân không trong bình ngưng được tạo nên nhờ hơi ngưng tụ thành nước và nhờ các thiết bị đặc biệt như êjectơ hoặc bơm chân không. Các thiết bị này sẽ liên tục hút không khí ra khỏi bình ngưng.

Trong nhà máy điện, để đảm bảo chất lượng nước ngưng người ta chỉ áp dụng bình ngưng kiểu bề mặt.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Sơ đồ cấu tạo bình ngưng bề mặt được biểu diễn trên hình.

1. ống nước ra;
2. nắp;
3, 5. thân;
4. Mặt sàng;
6. cổ bình ngưng;
7. ống đồng;
8. Bồn chứa nước ngưng;
9. ống nước vào làm mát.


Hơi đi trên xuống bao bọc xung quanh bề mặt ngoài ống đồng, nhả nhiệt cho nước làm mát đi trong ống đồng và ngưng tụ thành nước. Nước chuyển động từ phía dưới lên trên ngược chiều dòng hơi. Bình ngưng có sơ đồ chuyển động của nước làm mát thành 2 chặng như vậy thì được gọi là bình ngưng 2 chặng. Tương tự như thế có thể có bình ngưng 3 chặng, 4 chặng.

Sau khi nhả nhiệt cho nước làm mát, hơi được ngưng tụ lại rơi chảy xuống bình chứa ở dưới đáy bình ngưng và từ đó được bơm đi bằng bơm nước ngưng, còn nước làm mát đi trong hệ thống ống đồng gọi là nước tuần hoàn được lấy từ sông, hồ và được cung cấp bởi bơm tuần hoàn. 


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Sơ đồ chu trình nhà máy nhiệt điện

LƯU Ý:

Bình ngưng phải đảm bảo thật kín, nếu không kín, không khí bên ngoài lọt vào sẽ làm giảm độ chân không, nghĩa là làm tăng áp suất cuối tuốc bin và có thể làm giảm một cách đột ngột khả năng truyền nhiệt trên các bề mặt ống làm mát, làm giảm công suất tuốc bin. Mặt khác các ống đồng trong bình ngưng cũng phải thật kín để tránh sự rò rỉ của nước tuần hoàn vào nước ngưng, làm giảm chất lượng nước ngưng.

Để bảo đảm độ chân không sâu, người ta tìm cách giảm trở lực của bình ngưng đối với hơi và tổ chức việc rút không khí ra khỏi bình ngưng một cách liên tục.



LINK 1 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 2 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)

LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)



NGUỒN: 

GIÁO TRÌNH - Nhà máy nhiệt điện (GS.TSKH Phan Quang Xưng & PGS.TS. Hoàng Ngọc Đồng.

VIDEO THAM KHẢO:



Nguyên lý làm việc của bình ngưng và tháp làm mát trong nhà máy nhiệt điện



MÔ HÌNH - Nguyên lý làm việc của nhà máy nhiệt điện



Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: