GÓC KỸ THUẬT - Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp ma sát trên xe ô tô


Ly hợp là một bộ phận của hệ thống truyền lực ô tô, được đặt giữa động cơ và hộp số chính. Ly hợp có nhiệm vụ cắt và truyền mô men từ động cơ đến hộp số, giúp cho việc sang số dễ dàng khi ô tô đang hoạt động. Ly hợp có nhiều loại, nhưng thường dùng trong ô tô là bộ ly hợp ma sát khô, nhờ vào các tấm ma sát có hệ số ma sát cao để truyền được mô men xoắn từ trục khuỷu đến trục sơ cấp.

A. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại.

1. Nhiệm vụ

Bộ ly hợp có các nhiệm vụ:

- Đóng và mở mạch truyền lực từ động cơ đến trục sơ cấp hộp số khi sang số mà động cơ vẫn hoạt động.
- Duy trì mạch truyền lực trong suốt thời gian xe chạy bình thường.
- Là cơ cấu đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải.

2. Yêu cầu 

- Truyền được mô men xoắn của động cơ trong mọi điều kiện hoạt động mà không bị trượt.
- Khi đóng phải êm dịu không gây ra sự va đập trong hệ thống truyền lực.
- Khi mở phải dứt khoát để dễ sang số.
- Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải.
- Kết cấu đơn giản, thoát nhiệt tốt và có độ bến cao.
- Điều khiển nhẹ nhàng và thuận lợi.

3. Phân loại

a) Theo dạng truyền lực gồm có:

- Ly hợp ma sát (có ma sát khô 1đĩa, 2 đĩa và ma sát ướt).
- Ly hợp điện từ.
- Ly hợp thuỷ lực (biến mô thuỷ lực).

b) Theo cơ cấu điều khiển gồm có:

- Điều khiển bằng cơ khí và điều khiển bằng cơ khí có trợ lực.
- Điều khiển bằng thuỷ lực.
- Điều khiển bằng khí nén.

Trong các loại ly hợp trên, ly hợp ma sát khô được sử dụng nhiều trong ô tô vì có nhiều ưu điểm: cấu tạo đơn giản, thoát nhiệt tốt, truyền mô men xoắn lớn, có độ bền cao và dễ bảo dưỡng, sửa chữa.

B. Cấu tạo và hoạt động của bộ ly hợp ma sát

1. Cấu tạo: Gồm có 3 phần.

a) Phần chủ động gồm có:

- Bánh đà

Bánh đà là chi tiết của động cơ đồng thời là chi tiết của bộ phận chủ động của ly hợp được làm bằng gang có tính dẫn nhiệt cao. Bánh đà được bắt chặt với trục khuỷu, trên bề mặt phẳng được gia công nhẵn làm bề mặt tiếp xúc của ly hợp, mép ngoài có các lỗ ren để lắp vỏ ly hợp và có các chốt định tâm đảm bảo độ đồng tâm giữa bánh đà với vỏ ly hợp.

- Vỏ ly hợp

Làm bằng thép dập có các lỗ để lắp và định tâm với bánh đà. Trên vỏ có các gờ lồi hoặc lỗ để liên kết với đĩa ép và bên trong có các gờ  định vị lò xo ép.

- Đĩa ép

Đĩa ép làm bằng gang có khả năng dẫn nhiệt tốt. Mặt tiếp giáp với đĩa bị động được gia công nhẵn, mặt đối diện có các gờ lồi định vị lò xo ép và  một số gờ có lỗ để lắp cần bẩy liên kết với vỏ ly hợp


"Click vào để xe ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Cấu tạo bộ ly hợp ma sát

- Đòn mở

Đòn mở làm bằng thép, một đầu có lỗ lắp với gờ có lỗ của đĩa ép bằng chốt, ở giữa có lỗ lắp với bu lông định vị trên vỏ ly hợp bằng đai ốc điều chỉnh và đầu còn lại có mặt phẳng hoặc bắt bu lông chống mòn để tiếp xúc với ổ bi tỳ khi mở ly hợp. Loại đòn mở có quả tạ ly tâm, nhằm tăng lực ép của đĩa ép khi ly hợp quay ở tốc độ cao(hình. 1-3 & 1-4).
                   


Cấu tạo ly hợp (loại lò xo màng)

- Lò xo ép làm bằng thép loại lò xo hình trụ có 6 - 9 cái, dùng để ép chặt đĩa ép và đĩa ly hợp vào bánh đà (loại một lò xo ép dạng màng dùng trên ô tô con là loại kết hợp lò xo ép và đòn mở).


Cấu tạo đòn mở

a- Loại đòn mở rời   b- Loại đòn mở kết hợp lò xo màng

b) Phần bị động gồm có:

- Đĩa ly hợp

Bao gồm: moayơ làm bằng thép có then hoa để lắp với phần then hoa đầu trục sơ cấp phải. Đĩa thép được tán chặt bằng các đinh tán với đĩa lò xo và các tấm ma sát làm bằng bột amiăng ép dây đồng có hệ số ma sát lớn, độ bền cao và có tính dẫn nhiệt tốt.  Các lò xo giảm chấn lắp giữa moayơ và đĩa thép, nhằm giảm dao động xoắn của động cơ.


"Click vào để xe ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Cấu tạo đĩa ly hợp (đĩa ma sát)

c) Cơ cấu điều khiển.

Cơ cấu điều khiển ly hợp dùng để điều khiển tách mở ly hợp khi sang số bao gồm:

 - Bàn đạp, thanh kéo (hoặc dây kéo) dùng để truyền lực đến đòn bẩy.
 - Đòn bẩy (càng cua) dùng để điều khiển khớp trượt và ổ bi tỳ mở (cắt) ly hợp.
                   

Cấu tạo cơ cấu điều khiển ly hợp

a- Điều khiển bằng cơ khí      b) Điều khiển bằng thuỷ lực

2. Nguyên tắc hoạt động.

a) Ly hợp ở trạng thái đóng (Hình a)

Khi người chưa tác dụng lực vào bàn đạp, dưới tác dụng lực đẩy của các lò xo ép, thông qua đĩa ép đẩy đĩa ma sát ép chặt lên bề mặt bánh đà. Nhờ ma sát trên mặt đĩa ma sát nên cả lò xo ép, đĩa ép, đĩa ly hợp và bánh đà tạo thành một khối cứng để truyền mômen từ trục khuỷu động cơ đến trục bị động.

"Click vào để xe ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

b) Ly hợp ở trạng thái mở (Hình b)

Khi người lái tác dụng lực lên bàn đạp (khi cần thay đổi số) thông qua thanh kéo, các chốt và đòn bẩy, đẩy khớp trượt và ổ bi tỳ dịch chuyển dọc trục sơ cấp, ép lên đầu các đòn mở, kéo đĩa ép nén các lò xo ép, làm cho đĩa ma sát rời khỏi bề mặt bánh đà và ở trạng thái tự do, mômen của trục khuỷu động cơ không truyền qua được trục sơ cấp để cho việc sang số được dễ dàng. Sau khi sang số xong người lái thôi tác dụng lực vào bàn đạp từ từ để cho ly hợp trở về vị trí đóng như ban đầu.



TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Tài liệu đào tạo kỹ thuật xe ô tô - VTEP (Full)

LINK DOWNLOAD



VIDEO THAM KHẢO:



Các loại bộ ly hợp ma sát trên xe ô tô







Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp ma sát trên xe ô tô





Chúc các bạn thành công!


Ly hợp là một bộ phận của hệ thống truyền lực ô tô, được đặt giữa động cơ và hộp số chính. Ly hợp có nhiệm vụ cắt và truyền mô men từ động cơ đến hộp số, giúp cho việc sang số dễ dàng khi ô tô đang hoạt động. Ly hợp có nhiều loại, nhưng thường dùng trong ô tô là bộ ly hợp ma sát khô, nhờ vào các tấm ma sát có hệ số ma sát cao để truyền được mô men xoắn từ trục khuỷu đến trục sơ cấp.

A. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại.

1. Nhiệm vụ

Bộ ly hợp có các nhiệm vụ:

- Đóng và mở mạch truyền lực từ động cơ đến trục sơ cấp hộp số khi sang số mà động cơ vẫn hoạt động.
- Duy trì mạch truyền lực trong suốt thời gian xe chạy bình thường.
- Là cơ cấu đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải.

2. Yêu cầu 

- Truyền được mô men xoắn của động cơ trong mọi điều kiện hoạt động mà không bị trượt.
- Khi đóng phải êm dịu không gây ra sự va đập trong hệ thống truyền lực.
- Khi mở phải dứt khoát để dễ sang số.
- Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải.
- Kết cấu đơn giản, thoát nhiệt tốt và có độ bến cao.
- Điều khiển nhẹ nhàng và thuận lợi.

3. Phân loại

a) Theo dạng truyền lực gồm có:

- Ly hợp ma sát (có ma sát khô 1đĩa, 2 đĩa và ma sát ướt).
- Ly hợp điện từ.
- Ly hợp thuỷ lực (biến mô thuỷ lực).

b) Theo cơ cấu điều khiển gồm có:

- Điều khiển bằng cơ khí và điều khiển bằng cơ khí có trợ lực.
- Điều khiển bằng thuỷ lực.
- Điều khiển bằng khí nén.

Trong các loại ly hợp trên, ly hợp ma sát khô được sử dụng nhiều trong ô tô vì có nhiều ưu điểm: cấu tạo đơn giản, thoát nhiệt tốt, truyền mô men xoắn lớn, có độ bền cao và dễ bảo dưỡng, sửa chữa.

B. Cấu tạo và hoạt động của bộ ly hợp ma sát

1. Cấu tạo: Gồm có 3 phần.

a) Phần chủ động gồm có:

- Bánh đà

Bánh đà là chi tiết của động cơ đồng thời là chi tiết của bộ phận chủ động của ly hợp được làm bằng gang có tính dẫn nhiệt cao. Bánh đà được bắt chặt với trục khuỷu, trên bề mặt phẳng được gia công nhẵn làm bề mặt tiếp xúc của ly hợp, mép ngoài có các lỗ ren để lắp vỏ ly hợp và có các chốt định tâm đảm bảo độ đồng tâm giữa bánh đà với vỏ ly hợp.

- Vỏ ly hợp

Làm bằng thép dập có các lỗ để lắp và định tâm với bánh đà. Trên vỏ có các gờ lồi hoặc lỗ để liên kết với đĩa ép và bên trong có các gờ  định vị lò xo ép.

- Đĩa ép

Đĩa ép làm bằng gang có khả năng dẫn nhiệt tốt. Mặt tiếp giáp với đĩa bị động được gia công nhẵn, mặt đối diện có các gờ lồi định vị lò xo ép và  một số gờ có lỗ để lắp cần bẩy liên kết với vỏ ly hợp


"Click vào để xe ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Cấu tạo bộ ly hợp ma sát

- Đòn mở

Đòn mở làm bằng thép, một đầu có lỗ lắp với gờ có lỗ của đĩa ép bằng chốt, ở giữa có lỗ lắp với bu lông định vị trên vỏ ly hợp bằng đai ốc điều chỉnh và đầu còn lại có mặt phẳng hoặc bắt bu lông chống mòn để tiếp xúc với ổ bi tỳ khi mở ly hợp. Loại đòn mở có quả tạ ly tâm, nhằm tăng lực ép của đĩa ép khi ly hợp quay ở tốc độ cao(hình. 1-3 & 1-4).
                   


Cấu tạo ly hợp (loại lò xo màng)

- Lò xo ép làm bằng thép loại lò xo hình trụ có 6 - 9 cái, dùng để ép chặt đĩa ép và đĩa ly hợp vào bánh đà (loại một lò xo ép dạng màng dùng trên ô tô con là loại kết hợp lò xo ép và đòn mở).


Cấu tạo đòn mở

a- Loại đòn mở rời   b- Loại đòn mở kết hợp lò xo màng

b) Phần bị động gồm có:

- Đĩa ly hợp

Bao gồm: moayơ làm bằng thép có then hoa để lắp với phần then hoa đầu trục sơ cấp phải. Đĩa thép được tán chặt bằng các đinh tán với đĩa lò xo và các tấm ma sát làm bằng bột amiăng ép dây đồng có hệ số ma sát lớn, độ bền cao và có tính dẫn nhiệt tốt.  Các lò xo giảm chấn lắp giữa moayơ và đĩa thép, nhằm giảm dao động xoắn của động cơ.


"Click vào để xe ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Cấu tạo đĩa ly hợp (đĩa ma sát)

c) Cơ cấu điều khiển.

Cơ cấu điều khiển ly hợp dùng để điều khiển tách mở ly hợp khi sang số bao gồm:

 - Bàn đạp, thanh kéo (hoặc dây kéo) dùng để truyền lực đến đòn bẩy.
 - Đòn bẩy (càng cua) dùng để điều khiển khớp trượt và ổ bi tỳ mở (cắt) ly hợp.
                   

Cấu tạo cơ cấu điều khiển ly hợp

a- Điều khiển bằng cơ khí      b) Điều khiển bằng thuỷ lực

2. Nguyên tắc hoạt động.

a) Ly hợp ở trạng thái đóng (Hình a)

Khi người chưa tác dụng lực vào bàn đạp, dưới tác dụng lực đẩy của các lò xo ép, thông qua đĩa ép đẩy đĩa ma sát ép chặt lên bề mặt bánh đà. Nhờ ma sát trên mặt đĩa ma sát nên cả lò xo ép, đĩa ép, đĩa ly hợp và bánh đà tạo thành một khối cứng để truyền mômen từ trục khuỷu động cơ đến trục bị động.

"Click vào để xe ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

b) Ly hợp ở trạng thái mở (Hình b)

Khi người lái tác dụng lực lên bàn đạp (khi cần thay đổi số) thông qua thanh kéo, các chốt và đòn bẩy, đẩy khớp trượt và ổ bi tỳ dịch chuyển dọc trục sơ cấp, ép lên đầu các đòn mở, kéo đĩa ép nén các lò xo ép, làm cho đĩa ma sát rời khỏi bề mặt bánh đà và ở trạng thái tự do, mômen của trục khuỷu động cơ không truyền qua được trục sơ cấp để cho việc sang số được dễ dàng. Sau khi sang số xong người lái thôi tác dụng lực vào bàn đạp từ từ để cho ly hợp trở về vị trí đóng như ban đầu.



TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Tài liệu đào tạo kỹ thuật xe ô tô - VTEP (Full)

LINK DOWNLOAD



VIDEO THAM KHẢO:



Các loại bộ ly hợp ma sát trên xe ô tô







Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp ma sát trên xe ô tô





Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: