SÁCH - Corporate Governance - Kiểm soát quản trị (Bob Tricker)


Bất kể là quản trị công ty hay quản trị quốc gia, một khi có sự tách bạch giữa “quyền sở hữu” và “quyền quản lý” (nắm sở hữu nhưng không quản lý và/hoặc nắm quản lý nhưng không sở hữu) thì nhất định phải áp dụng “governance” (cơ chế kiểm soát quản lý). Vì nếu không áp dụng cơ chế kiểm soát quản lý thì chắc chắn sẽ dễ dẫn đến sự “lạm quyền”, “lộng quyền”, “chuyên quyền” và “trục lợi” của người quản lý.


Ngạn ngữ có câu: “Muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muốn đi xa, phải đi cùng người khác”. Để có thể “đi cùng người khác” - một điều kiện tất yếu để phát triển lớn mạnh và trường tồn -  doanh nghiệp nhất thiết sẽ phải chuyển từ “quản trị theo cảm tính” sang “quản trị theo khoa học”, chuyển từ thể chế “gia đình trị” sang “cơ chế trị”. Và một trong những con đường tối ưu cho việc chuyển đổi này là nghiên cứu và áp dụng “Corporate Governance” / CG (Cơ chế Kiểm soát Quản trị Công ty).

Vậy, “CG” là gì? Về cơ bản, CG là một hệ thống các cơ chế và chính sách để giúp “ông chủ” (những người nắm quyền sở hữu) có thể kiểm soát được quyền lực, năng lực và nỗ lực của những người quản lý nhằm tránh sự lạm quyền, chây lười hay tư lợi của họ.

Khi nào thì doanh nghiệp được xem là có CG tốt? Doanh nghiệp được xem là thực hành CG tốt khi tất cả những người nắm quyền quản lý then chốt trong doanh nghiệp đều “làm hết mình” và “không làm bậy”.

Thực tế ta có thể thấy rằng, một doanh nhân làm ăn hoàn toàn bằng tiền vốn của mình và không vay mượn ai cả thì cũng tốt, nhưng không có gì đáng để tự hào. Nhưng một doanh nhân kinh doanh tử tế chủ yếu bằng tiền của thiên hạ (kêu gọi đầu tư hoặc đi vay) mà vẫn thành công thì quả là rất đáng khâm phục.

Những doanh nghiệp chủ yếu làm ăn bằng tiền túi của mình và chỉ bổ nhiệm người của gia đình vào các vị trí then chốt thì việc đưa doanh nghiệp đó vươn tới tầm cao và phát triển bền vững thường sẽ rất khó khăn. Vì vậy, muốn phát triển lớn mạnh và trường tồn, doanh nghiệp phải sử dụng cả “tiền của thiên hạ” và bổ nhiệm cả “người ngoài”.

Tuy nhiên, khi “thiên hạ” (những người mà có thể chưa yên tâm về mình) dám đưa tiền cho mình làm ăn và khi mình dám đưa cả “người ngoài” (những người mà có thể mình cũng chưa yên tâm) vào nắm các vị trí then chốt trong công ty thì nhất thiết doanh nghiệp phải được quản trị chuyên nghiệp, quản trị theo khoa học, chứ không thể quản trị theo cảm tính hay theo lòng tin được. Nói cụ thể hơn, khi có sự tách bạch giữa “quyền quản lý” và “quyền sở hữu” công ty thì công ty buộc phải áp dụng CG.

Cũng cần phân biệt giữa “Internal Control / IC” (cơ chế kiểm soát nội bộ) và “Corporate Governance / CG” (cơ chế kiểm soát quản lý). Nếu như IC và “Internal Audit / IA” (bộ phận kiểm toán nội bộ) là công cụ của Tổng giám đốc (CEO) để kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động của công ty từ dưới cấp CEO trở xuống, thì CG là công cụ để “ông chủ” kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động quản lý của tất cả các chủ thể quản lý từ cấp CEO trở lên (các chủ thể quản lý từ cấp CEO trở lên thường bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát thuộc ĐHĐCĐ, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát thuộc HĐQT/HĐTV, và CEO).

Nếu “National Governance” (Kiểm soát Quản trị Quốc gia) là con đường mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải đi qua nếu muốn hùng mạnh và văn minh, thì “Corporate Governance” (Kiểm soát Quản trị Doanh nghiệp) là con đường mà hầu như doanh nghiệp nào cũng phải đi qua để có thể lớn mạnh và trường tồn.

Đó cũng là lý do vì sao mà Trường PACE (PACE Institute of Leadership & Management) và Công ty Sách DT Books (một thành viên của PACE) mong muốn được phát hành một cuốn sách về CG bằng tiếng Việt tại Việt Nam. Và trong vô số sách và tài liệu về CG hiện nay thì chúng tôi chọn cuốn CG của Bob Tricker để mua bản quyền, biên dịch và xuất bản. Vì đây là một trong những cuốn sách về CG được nhiều chuyên gia quản trị hàng đầu thế giới đánh giá là hay nhất và kinh điển nhất hiện nay, và đồng thời, tác giả Bob Tricker lại được xem là “cha đẻ”, là người khai sinh ra khái niệm “CG” từ 40 năm nay.

Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc là các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp, cũng như các giáo sư, giảng viên, học viên, các nhà nghiên cứu quản trị và bất cứ ai quan tâm tới quản trị những tinh thần, tư tưởng và quan điểm cốt lõi nhất về CG, những yếu tố cấu thành nên CG, cũng như trao đổi những phương pháp để có thể triển khai CG trong điều kiện thực tế của các doanh nghiệp tại các quốc gia.

Với góc nhìn xã hội, và từ nhận thức, “CG” (corporate governance / cơ chế kiểm soát quản trị) và “KBM” (knowledge-based management / quản trị dựa vào tri thức) sẽ là xu hướng tương lai của nền quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam trong những thập niên tiếp theo, chúng tôi cũng hy vọng rằng, cuốn sách sẽ góp phần quảng bá và phát triển CG trong cộng đồng doanh nghiệp tại VN, đồng thời góp phần tăng cường năng lực quản trị cho các doanh nghiệp, từ đó hướng tới một nền kinh thương VN phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn./.

NXB Thời Đại.

Dịch Giả: Nguyễn Dương Hiếu, Nguyễn Thị Thu Hương




Bất kể là quản trị công ty hay quản trị quốc gia, một khi có sự tách bạch giữa “quyền sở hữu” và “quyền quản lý” (nắm sở hữu nhưng không quản lý và/hoặc nắm quản lý nhưng không sở hữu) thì nhất định phải áp dụng “governance” (cơ chế kiểm soát quản lý). Vì nếu không áp dụng cơ chế kiểm soát quản lý thì chắc chắn sẽ dễ dẫn đến sự “lạm quyền”, “lộng quyền”, “chuyên quyền” và “trục lợi” của người quản lý.


Ngạn ngữ có câu: “Muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muốn đi xa, phải đi cùng người khác”. Để có thể “đi cùng người khác” - một điều kiện tất yếu để phát triển lớn mạnh và trường tồn -  doanh nghiệp nhất thiết sẽ phải chuyển từ “quản trị theo cảm tính” sang “quản trị theo khoa học”, chuyển từ thể chế “gia đình trị” sang “cơ chế trị”. Và một trong những con đường tối ưu cho việc chuyển đổi này là nghiên cứu và áp dụng “Corporate Governance” / CG (Cơ chế Kiểm soát Quản trị Công ty).

Vậy, “CG” là gì? Về cơ bản, CG là một hệ thống các cơ chế và chính sách để giúp “ông chủ” (những người nắm quyền sở hữu) có thể kiểm soát được quyền lực, năng lực và nỗ lực của những người quản lý nhằm tránh sự lạm quyền, chây lười hay tư lợi của họ.

Khi nào thì doanh nghiệp được xem là có CG tốt? Doanh nghiệp được xem là thực hành CG tốt khi tất cả những người nắm quyền quản lý then chốt trong doanh nghiệp đều “làm hết mình” và “không làm bậy”.

Thực tế ta có thể thấy rằng, một doanh nhân làm ăn hoàn toàn bằng tiền vốn của mình và không vay mượn ai cả thì cũng tốt, nhưng không có gì đáng để tự hào. Nhưng một doanh nhân kinh doanh tử tế chủ yếu bằng tiền của thiên hạ (kêu gọi đầu tư hoặc đi vay) mà vẫn thành công thì quả là rất đáng khâm phục.

Những doanh nghiệp chủ yếu làm ăn bằng tiền túi của mình và chỉ bổ nhiệm người của gia đình vào các vị trí then chốt thì việc đưa doanh nghiệp đó vươn tới tầm cao và phát triển bền vững thường sẽ rất khó khăn. Vì vậy, muốn phát triển lớn mạnh và trường tồn, doanh nghiệp phải sử dụng cả “tiền của thiên hạ” và bổ nhiệm cả “người ngoài”.

Tuy nhiên, khi “thiên hạ” (những người mà có thể chưa yên tâm về mình) dám đưa tiền cho mình làm ăn và khi mình dám đưa cả “người ngoài” (những người mà có thể mình cũng chưa yên tâm) vào nắm các vị trí then chốt trong công ty thì nhất thiết doanh nghiệp phải được quản trị chuyên nghiệp, quản trị theo khoa học, chứ không thể quản trị theo cảm tính hay theo lòng tin được. Nói cụ thể hơn, khi có sự tách bạch giữa “quyền quản lý” và “quyền sở hữu” công ty thì công ty buộc phải áp dụng CG.

Cũng cần phân biệt giữa “Internal Control / IC” (cơ chế kiểm soát nội bộ) và “Corporate Governance / CG” (cơ chế kiểm soát quản lý). Nếu như IC và “Internal Audit / IA” (bộ phận kiểm toán nội bộ) là công cụ của Tổng giám đốc (CEO) để kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động của công ty từ dưới cấp CEO trở xuống, thì CG là công cụ để “ông chủ” kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động quản lý của tất cả các chủ thể quản lý từ cấp CEO trở lên (các chủ thể quản lý từ cấp CEO trở lên thường bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát thuộc ĐHĐCĐ, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát thuộc HĐQT/HĐTV, và CEO).

Nếu “National Governance” (Kiểm soát Quản trị Quốc gia) là con đường mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải đi qua nếu muốn hùng mạnh và văn minh, thì “Corporate Governance” (Kiểm soát Quản trị Doanh nghiệp) là con đường mà hầu như doanh nghiệp nào cũng phải đi qua để có thể lớn mạnh và trường tồn.

Đó cũng là lý do vì sao mà Trường PACE (PACE Institute of Leadership & Management) và Công ty Sách DT Books (một thành viên của PACE) mong muốn được phát hành một cuốn sách về CG bằng tiếng Việt tại Việt Nam. Và trong vô số sách và tài liệu về CG hiện nay thì chúng tôi chọn cuốn CG của Bob Tricker để mua bản quyền, biên dịch và xuất bản. Vì đây là một trong những cuốn sách về CG được nhiều chuyên gia quản trị hàng đầu thế giới đánh giá là hay nhất và kinh điển nhất hiện nay, và đồng thời, tác giả Bob Tricker lại được xem là “cha đẻ”, là người khai sinh ra khái niệm “CG” từ 40 năm nay.

Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc là các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp, cũng như các giáo sư, giảng viên, học viên, các nhà nghiên cứu quản trị và bất cứ ai quan tâm tới quản trị những tinh thần, tư tưởng và quan điểm cốt lõi nhất về CG, những yếu tố cấu thành nên CG, cũng như trao đổi những phương pháp để có thể triển khai CG trong điều kiện thực tế của các doanh nghiệp tại các quốc gia.

Với góc nhìn xã hội, và từ nhận thức, “CG” (corporate governance / cơ chế kiểm soát quản trị) và “KBM” (knowledge-based management / quản trị dựa vào tri thức) sẽ là xu hướng tương lai của nền quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam trong những thập niên tiếp theo, chúng tôi cũng hy vọng rằng, cuốn sách sẽ góp phần quảng bá và phát triển CG trong cộng đồng doanh nghiệp tại VN, đồng thời góp phần tăng cường năng lực quản trị cho các doanh nghiệp, từ đó hướng tới một nền kinh thương VN phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn./.

NXB Thời Đại.

Dịch Giả: Nguyễn Dương Hiếu, Nguyễn Thị Thu Hương



M_tả
M_tả

Chuyên mục:

Không có nhận xét nào: