THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY


Dù trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng hay phát triển thì mọi nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng đều đáng ghi nhận. Với kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế mà kinh doanh nhỏ lẻ là đặc trưng thì đóng góp vào con số tăng trưởng ấy, hoạt động bán hàng rong đã góp phần không nhỏ. Thực tế, trải qua quá trình phát triển lâu dài, hoạt động bán hàng rong đã có tác động tới mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta. Một mặt nó giúp tăng trưởng kinh tế, nuôi sống một bộ phận không nhỏ người dân, đồng thời theo một khía cạnh nào đó, hàng rong cũng được đánh giá là một nét văn hóa đặc trưng. Mặt khác hoạt động bán hàng rong vẫn tồn tại một số hạn chế như gây ô nhiếm môi trường, mất trật tự xã hội Nghị định số 39/2007/NĐ-CP và Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND được ban hành và đã có hiệu lực nhằm điều chỉnh hoạt động bán hàng rong, tuy nhiên đến nay vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả. Hàng rong tại Hà Nội vẫn nằm tromg tình trạng quản lý thiếu hệ thống, nhiều tiêu cực như tham ô, hối lộ, tạo ra lỗ hổng trong nền kinh tế.

Mâu thuẫn giữa mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc, không gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân luôn là bài toán khó cho công tác phát triển đô thị. Hà Nội, thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước cũng phải đối mặt với bài toán hướng đi cho hoạt động bán hàng rong. Năm 2010 đánh dấu đại lễ chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội, việc nghiên cứu vấn đề xã hôi này càng có ý nghĩa hơn. Bởi lẽ nhiệm vụ đặt ra không chỉ là giải quyết vấn đề hàng rong một cách hợp tình hợp lý mà còn phải tạo dựng bộ mặt văn minh cho thủ đô. Với những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp cho hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội hiện nay”. Từ những phân tích về vai trò, tác động, thực trạng hoạt động bán hàng rong, chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển đô thị thủ đô. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội trong thời gian gần đây. Đề tài tập trung vào hai mục tiêu chính: Thứ nhất là phân tích, đánh giá tác động của hoạt động bán hàng rong tới các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, thứ hai là tìm ra các giải pháp và hướng đi cho hoạt động bán hảng rong. Phương pháp nghiên cứu 2. Đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng giả quyết các vấn đề kinh tế xã hội, vì vậy, để đạt được hiệu quả cao và tận dụng được tính ưu việt của các phương pháp nghiên cứu, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể: Phương pháp chủ yếu là điều tra, quan sát, phỏng vấn, thống kê để thu thập thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội. Sau đó áp dụng phương pháp phân tích, đánh giá nhằm tìm hiểu tác động của hoạt động bán hàng rong tới kinh tế, văn hóa, xã hội. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3. Đề tài tập trung nghiên cứu các khu vực trọng điểm về bán hàng rong tại các trung tâm văn hóa, di tích lịch sử, các trường đại học, cơ quan lớn trên địa bàn trung tâm Hà Nội.

LINK DOWNLOAD


Dù trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng hay phát triển thì mọi nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng đều đáng ghi nhận. Với kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế mà kinh doanh nhỏ lẻ là đặc trưng thì đóng góp vào con số tăng trưởng ấy, hoạt động bán hàng rong đã góp phần không nhỏ. Thực tế, trải qua quá trình phát triển lâu dài, hoạt động bán hàng rong đã có tác động tới mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta. Một mặt nó giúp tăng trưởng kinh tế, nuôi sống một bộ phận không nhỏ người dân, đồng thời theo một khía cạnh nào đó, hàng rong cũng được đánh giá là một nét văn hóa đặc trưng. Mặt khác hoạt động bán hàng rong vẫn tồn tại một số hạn chế như gây ô nhiếm môi trường, mất trật tự xã hội Nghị định số 39/2007/NĐ-CP và Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND được ban hành và đã có hiệu lực nhằm điều chỉnh hoạt động bán hàng rong, tuy nhiên đến nay vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả. Hàng rong tại Hà Nội vẫn nằm tromg tình trạng quản lý thiếu hệ thống, nhiều tiêu cực như tham ô, hối lộ, tạo ra lỗ hổng trong nền kinh tế.

Mâu thuẫn giữa mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc, không gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân luôn là bài toán khó cho công tác phát triển đô thị. Hà Nội, thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước cũng phải đối mặt với bài toán hướng đi cho hoạt động bán hàng rong. Năm 2010 đánh dấu đại lễ chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội, việc nghiên cứu vấn đề xã hôi này càng có ý nghĩa hơn. Bởi lẽ nhiệm vụ đặt ra không chỉ là giải quyết vấn đề hàng rong một cách hợp tình hợp lý mà còn phải tạo dựng bộ mặt văn minh cho thủ đô. Với những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp cho hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội hiện nay”. Từ những phân tích về vai trò, tác động, thực trạng hoạt động bán hàng rong, chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển đô thị thủ đô. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội trong thời gian gần đây. Đề tài tập trung vào hai mục tiêu chính: Thứ nhất là phân tích, đánh giá tác động của hoạt động bán hàng rong tới các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, thứ hai là tìm ra các giải pháp và hướng đi cho hoạt động bán hảng rong. Phương pháp nghiên cứu 2. Đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng giả quyết các vấn đề kinh tế xã hội, vì vậy, để đạt được hiệu quả cao và tận dụng được tính ưu việt của các phương pháp nghiên cứu, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể: Phương pháp chủ yếu là điều tra, quan sát, phỏng vấn, thống kê để thu thập thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội. Sau đó áp dụng phương pháp phân tích, đánh giá nhằm tìm hiểu tác động của hoạt động bán hàng rong tới kinh tế, văn hóa, xã hội. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3. Đề tài tập trung nghiên cứu các khu vực trọng điểm về bán hàng rong tại các trung tâm văn hóa, di tích lịch sử, các trường đại học, cơ quan lớn trên địa bàn trung tâm Hà Nội.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: